Phương trình HCOOH + Br2 → HBr + CO2
1. Phương trình phản ứng hóa học
HCOOH + Br2 → 2HBr + CO2
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Khi cho Axit fomic tác dụng Br2, sau phản ứng ta thấy mất màu dung dịch Brom có khí thoát ra
3. Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ thường
4. Mở rộng tính chất hóa học của Br2 và HCOOH
4.1. Tính chất hóa học của Br2
a. Tác dụng với kim loại
Sản phẩm tạo muối tương ứng
b. Tác dụng với hiđro
Độ hoạt động giảm dần từ Cl → Br → I
Các khí HBr, HI tan vào nước tạo dung dịch axit.
Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI.
c. Tính khử của Br2, HBr
- Brom thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh (như nước clo, …)
Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 (Axit bromic) + 10HCl
- Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dd) mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4 đặc thành SO2.
2HBr + H2SO4đ → Br2 + SO2 + 2H2O
- Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dd HF và HCl không có phản ứng này):
4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2
4.2. Tính chất hóa học của HCOOH
a. Tính Axit
Dung dịch HCOOH làm quỳ tím chuyển màu đỏ nhạt.
Axit Fomic tác dụng với kim loại mạnh và giải phóng khí Hidro
-
- 2Na + 2HCOOH –> 2HCOONa + H2
Axit Fomic tác dụng với oxit bazơ tạo thành nước và sản phẩm tương ứng
-
- CuO + 2HCOOH –> (HCOO)2Cu + H2O
Axit Fomic tác dụng với muối của axit yếu hơn:
-
- NaHCO3 + HCOOH –> HCOONa + CO2 + H2O
- C6H5ONa + HCOOH –> HCOONa + C6H5OH.
b. Tính chất của nhóm -COOH:
Đặc trưng nổi bật của nhóm này chính là phản ứng Este hóa. Đây là phản ứng thuận nghịch được xúc tác nhờ axit sunfuric đặc và nhiệt độ.
PTPƯ HCOOH + CH3OH –> HCOOCH3 + H2O.
c. Phản ứng tráng gương
Phản ứng tráng gương còn được gọi là phản ứng tráng bạc. Đây là loại phản ứng đặc trưng của anđehit. Đặc trưng của phản ứng tráng gương là tính khử. Khi nhóm chức anđehit khi tác dụng với AgNO3 hoặc Ag2O trong môi trường NH3 tạo ra Ag.
-
- HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH –> (NH4)2CO3 + 2Ag(kết tủa) + 2NH3(khí) + H2O
5. Cách thực hiện phản ứng
- Cho HCOOH tác dụng với Br2
6. Bạn có biết
- Trong thực tế, sẽ có thể nhiều hơn 1 phương pháp điều chế từ Br2 (brom) ra CO2 (Cacbon dioxit)
7. Bài tập liên quan (có đáp án)
Câu 1. Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và y mol H2O (đktc). Giá trị của y là
A. 0,2.
B. 0,3.
C. 0,6.
D. 0,8.
Lời giải:
Đáp án: C
X + NaHCO3 → CO2
H+ + HCO3- → CO2 + H2O
nCO2 = nH+ = 0,7 mol
Ta có: nO(axit) = 2 nH+ = 1,4 mol
Bảo toàn nguyên tố oxi: nO (axit) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⇒ 1,4 + 0,4.2 = 0,8.2 + y ⇒ y = 0,6 mol
Câu 2. Cho các chất sau, có bao nhiêu chất làm mất màu nước brom: SO2; CO2; C2H4, C6H5CH3; C6H5OH; HCOOH, C6H12O6 (glucozo), C12H22O11 (saccarozo), PVC
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
Lời giải:
Đáp án: B
SO2; C2H4; C6H5OH; HCOOH; Glucozơ
Câu 3. Cho các phát biểu sau
(a) Dung dịch glucozo hòa tan được ở nhiệt độ thường.
(b) Axit fomic có khả năng làm mất màu nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được số mol bằng số mol .
(d) Dung dịch axit glutamic có pH > 7.
(e) Gly-Ala là một đipeptit có phản ứng màu biure. (f) Các loại tơ nilon-6, tơ lapsan, tơ nitron đều được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng. Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Lời giải:
Đáp án: C
(a) đúng
(b) đúng do axit fomic có CTCT là HCOOH chứa nhóm -CHO
(c) sai vì đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở thu được nCO2 = nH2O
(d) sai vì dung dịch axit glutamic có môi trường axit làm cho quỳ tím chuyển đỏ
(e) sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure (f) sai vì tơ nitron được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp Vậy có 2 phát biểu đúng
Câu 4. Số chất làm mất màu nước brôm trong các chất sau: (1) cumen, (2) benzyl amin, (3) anđehit axetic, (4) ancol anlylic, (5) phenol, (6) Vinyl axetat, (7) axit fomic
A. 7
B. 4
C. 6
D. 5
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 5. Để nhận biết các chất riêng biệt sau: C2H5OH, HCOOH, C6H5OH, C2H4(OH)2 ta dùng cặp hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch Br2 và Cu(OH)2
B. Dung dịch Br2và dung dịch NaOH
C. NaHCO3 và Cu(OH)2
D. Na và quỳ tím
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 6. Este có khả năng tác dụng với dung dịch nước Br2 là
A. CH2=CHCOOH
B. HCHO
C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5
D. CH3COOCH3
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 7. Axit X no, có 2 nguyên tử H trong phân tử. Số công thức cấu tạo có thể của X là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án: B
Có 2 axit no có 2 nguyên tử H trong phân tử là HCOOH và HOOC-COOH
AgNO3 + H2O + NH3 + HCOOH → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3 | AgNO3 ra Ag
HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → Ag + NH4NO3 + (NH4)2CO3 | HCHO ra NH4NO3
C6H5OH + Br2 → C5H2Br3OH + HBr | C6H5OH ra C5H2Br3OH
C6H5NH2 + Br2 → C6H2Br3NH2 + HBr | C6H5NH2 ra C6H2Br3NH2
C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br | C6H5-CH=CH2 ra C6H5-CHBr-CH2Br