Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Bài 14: Bài ca giữ nước | Cánh diều

1900.edu.vn xin giới thiệu giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 14: Bài ca giữ nước sách Cánh diều chi tiết, đầy đủ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt lớp 4 từ đó giúp bạn học tốt môn Tiếng Việt 4. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Bài 14: Bài ca giữ nước

Bài đọc 1: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trang 33, 34

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 33 Bài 1: Vua Nam Hán mượn cớ gì để xâm lược nước ta? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Mượn cớ sang mừng Ngô Quyền được giao quyền cai quản Ái Châu.

b) Mượn cớ sang trừng phạt Kiều Công Tiễn giết hại Dương Đình Nghệ.

c) Mượn cớ sang giúp Kiều Công Tiễn tránh sự trừng phạt của Ngô Quyền.

d) Mượn cớ sang mừng Ngô Quyền đã tiêu diệt được Kiều Công Tiễn.

Trả lời:

c) Mượn cớ sang giúp Kiều Công Tiễn tránh sự trừng phạt của Ngô Quyền.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 33 Bài 2: Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng diễn ra như thế nào? Nối đúng:

1) Ngô Quyền...

 

a) ... chết hoặc chạy tháo thân về nước.

2) Thuỷ triều lên, quân ta...

b) ... bị vướng cọc, lật úp và đắm rất nhiều.

3) Thuỷ triều xuống, thuyền giặc...

c) ... chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua, dụ địch đuổi theo.

4) Tướng giặc Hoằng Tháo...

d) ... sai người lấy gỗ tốt vạt nhọn đầu, bịt sắt rồi ngầm đóng xuống hai bên cửa sông Bạch Đằng.

5) Quân giặc...

e) ... bị giết trên sông Bạch Đằng ...

Trả lời:

Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trang 33, 34 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 34 Bài 3: Những chi tiết nào cho thấy Ngô Quyền là một vị chỉ huy rất lược? Đánh dấu √ vào những ô thích hợp:

CHI TIẾT

ĐÚNG

SAI

1) Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ giao quyền cai quản Ái Châu.

 

 

2) Ngô Quyền cho người bí mật đóng cọc xuống lòng | sông, chờ địch đến để đánh.

 

 

3) Đợi lúc thuỷ triều lên, Ngô Quyền cho quân chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua, dụ địch đuổi theo.

 

 

4) Khi chiến thuyền của giặc lọt sâu vào vùng cắm cọc, thuỷ triều xuống, cọc nhỏ dần lên, Ngô Quyền tung quân ra đánh.

 

 

Trả lời:

CHI TIẾT

ĐÚNG

SAI

1) Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ giao quyền cai quản Ái Châu.

 

2) Ngô Quyền cho người bí mật đóng cọc xuống lòng | sông, chờ địch đến để đánh.

 

3) Đợi lúc thuỷ triều lên, Ngô Quyền cho quân chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua, dụ địch đuổi theo.

 

4) Khi chiến thuyền của giặc lọt sâu vào vùng cắm cọc, thuỷ triều xuống, cọc nhỏ dần lên, Ngô Quyền tung quân ra đánh.

 

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 34 Bài 4: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nước ta? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Trừng phạt được Kiều Công Tiễn để làm gương cho những kẻ bất nghĩa.

b) Cho thấy Ngô Quyền là người nổi tiếng mưu lược, võ nghệ tinh thông.

c) Chứng minh rằng có thể đánh đuổi giặc xâm lăng bằng bất cứ loại vũ khí nào.

d) Chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.

Trả lời:

d) Chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 34 Bài 5: Chủ đề của câu chuyện này là gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Kể về chiến thắng Bạch Đằng.

b) Kể về thất bại của quân Nam Hán.

c) Cả ngợi tài năng và công lao của Ngô Quyền.

d) Thể hiện mưu lược của quân dân ta trong chiến đấu.

Trả lời:

c) Cả ngợi tài năng và công lao của Ngô Quyền.

Bài đọc 2: Mít tinh mừng độc lập trang 34, 35, 36

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 34 Bài 1: Hình ảnh cờ đỏ sao vàng bay trước bót cò nói lên điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Bầu trời buổi sáng rất cao, xanh và rộng mênh mông.

b) Cờ đỏ sao vàng mọc lên ngày càng nhiều trước mỗi ngôi nhà.

c) Chính quyền đã được giành lại từ tay địch, đất nước đã hoàn toàn độc lập.

d) Người dân vô cùng hạnh phúc trước niềm vui đất nước đã hoàn toàn độc lập.

Trả lời:

d) Người dân vô cùng hạnh phúc trước niềm vui đất nước đã hoàn toàn độc lập.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 35 Bài 2: Gạch dưới các từ ngữ miêu tả hình ảnh người dân nô nức về dự cuộc mít tinh:

Như mùa hoa đến ngày nở rộ, cờ đỏ sao vàng mọc dần lên trước cửa mỗi ngôi nhà. Rồi mỗi người trên tay một lá cờ, lần lượt đổ ra sân chợ. Trên dòng sông mênh mông, những chiếc xuồng với lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ. Xuồng nối nhau, san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ, bập bềnh trên mặt sông.

Chiều hôm ấy, người từ các nơi đổ về đứng chật cả sân chơ. Đó là buổi mít tinh đầu tiên của toàn dân trong làng mừng ngày Cách mạng tháng Tám thành công.

Trả lời:

Như mùa hoa đến ngày nở rộ, cờ đỏ sao vàng mọc dần lên trước cửa mỗi ngôi nhà. Rồi mỗi người trên tay một lá cờ, lần lượt đổ ra sân chợ. Trên dòng sông mênh mông, những chiếc xuồng với lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ. Xuồng nối nhau, san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ, bập bềnh trên mặt sông.

Chiều hôm ấy, người từ các nơi đổ về đứng chật cả sân chợ. Đó là buổi mít tinh đầu tiên của toàn dân trong làng mừng ngày Cách mạng tháng Tám thành công.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 35 Bài 3: Gạch dưới các từ ngữ thể hiện niềm vui vô bờ bến của người dân mừng nước nhà độc lập:

Tiếng hô từ trên khán đài vang lên:

- Cách mạng tháng Tám thành công!

- Chấm dứt một trăm năm nô lệ!

- Việt Nam Độc lập, Tự do, Hạnh phúc muôn năm!

Mọi người như dậy lên. Ai cũng muốn cất tiếng hát, nhưng không biết hát bài gì. Bấy giờ, không có một bài hát nào đủ cho con người được hả hê mừng ngày chấm dứt đời nô lệ. Thế là mạnh ai nấy hét, vừa hét, vừa giơ cao tay vẫy cờ. Rồi tất cả cùng cất tiếng hoà theo.

Trả lời:

Tiếng hô từ trên khán đài vang lên:

- Cách mạng tháng Tám thành công!

- Chấm dứt một trăm năm nô lệ!

- Việt Nam Độc lập, Tự do, Hạnh phúc muôn năm!

Mọi người như dậy lên. Ai cũng muốn cất tiếng hát, nhưng không biết hát bài gì. Bấy giờ, không có một bài hát nào đủ cho con người được hả hê mừng ngày chấm dứt đời nô lệ. Thế là mạnh ai nấy hét, vừa hét, vừa giơ cao tay vẫy cờ. Rồi tất cả cùng cất tiếng hoà theo.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 35 Bài 4: Tiếng hét vang của mọi người được so sánh với gì? Đánh dấu √ vào những ô thích hợp.

Ý

ĐÚNG

SAI

a) So sánh với tiếng cười nói hân hoan của những người dân đổ về sân chợ.

 

 

b) So sánh với một bài hát không lời, không được soạn trước, phát ra từ sức mạnh trong lồng ngực của mỗi người.

 

 

c) So sánh với một bài hát không lời, không thể hát lại lần thứ hai mà vang mãi với đời người.

 

 

d) So sánh với một bài hát được mọi người yêu thích, hát đi hát lại nhiều lần.

 

 

Trả lời:

Ý

ĐÚNG

SAI

a) So sánh với tiếng cười nói hân hoan của những người dân đổ về sân chợ.

 

b) So sánh với một bài hát không lời, không được soạn trước, phát ra từ sức mạnh trong lồng ngực của mỗi người.

 

c) So sánh với một bài hát không lời, không thể hát lại lần thứ hai mà vang mãi với đời người.

 

d) So sánh với một bài hát được mọi người yêu thích, hát đi hát lại nhiều lần.

 

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 36 Bài 5: Theo em, vì sao “bài hát” ấy chỉ cất lên một lần mà “vang mãi đời người"? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a) Vì “bài hát ấy” không có lời và không được soạn trước, được mọi người cùng hoà giọng cất vang.

b) Vì “bài hát ấy” tuy không thể hát lần thứ hai nhưng vang rất xa và ngân mãi không dứt.

c) Vì “bài hát ấy" thể hiện cảm xúc vô cùng vui sướng của moi người trong một sự kiện đặc biệt không thể nào quên.

d) Ý kiến khác: …………………………………………………………………….

Trả lời:

c) Vì “bài hát ấy” thể hiện cảm xúc vô cùng vui sướng của moi người trong một sự kiện đặc biệt không thể nào quên.

Luyện từ và câu: Trạng ngữ trang 36, 37

I. Nhận xét

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 36 Bài 1: Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau bổ sung cho câu những thông tin gì? Nối đúng:

a) Ở Ea Lâm, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.

 

1) Thời gian diễn ra sự việc

b) Bây giờ, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.

2) Địa điểm diễn ra sự việc

c) Vì chịu khó lao động, nhà nào cũng có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu.

3) Mục đích của y hoạt động

d) Bằng hai bàn tay lao động, người dân Ea Lâm đã thay đổi cuộc sống của mình.

4) Nguyên nhân của sự việc

e) Để có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu, nhà nào cũng chịu khó lao động.

5) Phương tiện thực hiện hoạt động

Trả lời:

Trạng ngữ trang 36, 37 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 37 Bài 2: Mỗi bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi nào? Nối đúng:

a) Ở Ea Lâm

 

1) Để làm gì

b) Bây giờ

2) Bằng gì?

c) Vì chịu khó lao động

3) Ở đâu

d) Bằng hai bàn tay lao động

4) Bao giờ?

e) Đề có cuộc sống đầy đủ, dễ chịu

5) Vì sao?

Trả lời:

Trạng ngữ trang 36, 37 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 2

II. Luyện tập

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 37 Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau:

a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch. Vì bị mất lương thảo và vũ khí tích trữ ở đó, hơn một năm sau, nhà Tống mới cử Quách Quỳ chỉ huy đại quân tràn vào Đại Việt.

b) Trên dòng sông mênh mông, những chiếc xuồng với lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

Trả lời

a) Tháng 12 năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân phá tan ba thành trì của địch. Vì bị mất lương thảo và vũ khí tích trữ ở đó, hơn một năm sau, nhà Tống mới cử Quách Quỳ chỉ huy đại quân tràn vào Đại Việt.

b) Trên dòng sông mênh mông, những chiếc xuồng với lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 37 Bài 2: Đặt một câu nói về hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ở trường em, trong câu có trạng ngữ. Gạch dưới trạng ngữ của cậu đó.

Trả lời:

- Nhân ngày kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, trường em tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

à Trạng ngữ là: Nhân ngày kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Bài đọc 3: Bức ảnh trang 37, 38

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 37 Bài 1: Hai mẹ con cô bé được tổ trinh sát phát hiện trong hoàn cảnh nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Trên đường hành quân, tổ trinh sát nghe tiếng trẻ khóc, liền chia nhau đi tìm và phát hiện ra hai mẹ con cô bé.

b) Một phóng viên đã báo cho tổ trinh sát biết về hai mẹ con cô bé; nhờ đó, tổ trinh sát tìm được hai mẹ con.

c) Các phóng viên đã xuyên đêm luồn rừng cõng bà mẹ và cô bé đến giao cho tổ trinh sát.

d) Trong một lần hành quân, tổ trinh sát tình cờ gặp hai mẹ con cô bé đang được chăm sóc trong một trạm quân y.

Trả lời:

a) Trên đường hành quân, tổ trinh sát nghe tiếng trẻ khóc, liền chia nhau đi tìm và phát hiện ra hai mẹ con cô bé.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 38 Bài 2: Theo em, vì sao bức ảnh cô bộ đội trẻ bế cháu bé lại gây xúc động lớn? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a) Vì bức ảnh đó thể hiện tình yêu thương của các chiến sĩ với nhân dân.

b) Vì bức ảnh đó tố cáo tội ác của quân xâm lược.

c) Vì bức ảnh đó làm người xem lo lắng cho số phận của cô bé.

d) Ý kiến khác (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trả lời:

a) Vì bức ảnh đó thể hiện tình yêu thương của các chiến sĩ với nhân dân.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 38 Bài 3: Những ai đã giúp cô bé trong bức ảnh năm xưa tìm lại được ân nhân của mình? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Một tổ trinh sát.

b) Các chiến sĩ quân y.

c) Một nhóm phóng viên.

d) Các chiến sĩ lái xe.

Trả lời:

c) Một nhóm phóng viên.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 38 Bài 4: Cuộc gặp gỡ của cô Hiền và bà Mùi diễn ra như thế nào? Gạch dưới từ ngữ phù hợp:

Được biết địa chỉ ân nhân, cô Hiền bắt xe đi suốt đêm từ Cao Bằng về Hà Nội rồi ngược lên Phú Thọ. Cả đêm ấy, cô không sao ngủ được. Bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mùi, cô trào nước mắt, lao tới bên giường bệnh, chỉ gọi được hai tiếng “Mẹ ơi!” rồi cứ thế, hai mẹ con ôm nhau nức nở, không nói nên lời.

Trả lời:

Được biết địa chỉ ân nhân, cô Hiền bắt xe đi suốt đêm từ Cao Bằng về Hà Nội rồi ngược lên Phú Thọ. Cả đêm ấy, cô không sao ngủ được. Bước vào căn nhà đơn sơ của bà Mùi, cô trào nước mắt, lao tới bên giường bệnh, chỉ gọi được hai tiếng “Mẹ ơi!” rồi cứ thế, hai mẹ con ôm nhau nức nở, không nói nên lời.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 38 Bài 5: Qua câu chuyện, em hiểu các chiến sĩ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là vì ai? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất:

a) Vì trẻ em.

b) Vì nhân dân.

c) Vì dân tộc Việt Nam.

d) Tất cả các ý a, b, c đều đúng.

Trả lời:

d) Tất cả các ý a, b, c đều đúng.

Bài đọc 4: Trường Sa trang 39, 40

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 39 Bài 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam? Đánh dấu √ vào những ô thích hợp:

CÂU THƠ

ĐÚNG

SAI

(a) Biển xanh ôm ấp trời xanh

Rồng Tiên thuở ấy sinh thành Trường Sa.

 

 

(b) Trùng khơi nào có ngái xa

Long lanh hạt cát đã là quê hương.

 

 

c) Sơn Ca, Song Tử, Sinh Tồn

Thuyền Chài, Vĩnh Viễn... gửi hồn cha ông.

 

 

d) Trường Sa nắng nỏ, bão dông

Cây phong ba với thành đồng lòng ta.

 

 

Trả lời:

CÂU THƠ

ĐÚNG

SAI

(a) Biển xanh ôm ấp trời xanh

Rồng Tiên thuở ấy sinh thành Trường Sa.

 

(b) Trùng khơi nào có ngái xa

Long lanh hạt cát đã là quê hương.

 

c) Sơn Ca, Song Tử, Sinh Tồn

Thuyền Chài, Vĩnh Viễn... gửi hồn cha ông.

 

d) Trường Sa nắng nỏ, bão dông

Cây phong ba với thành đồng lòng ta.

 

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 39 Bài 2: Bốn từ chung lặp lại ở khổ thơ 2 nói lên điều gì về tình cảm của các chiến sĩ Trường Sa với đồng đội và với đất liền? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:

a) Các chiến sĩ cùng chung nguồn gốc.

b) Các chiến sĩ cùng lo toan mọi việc.

c) Các chiến sĩ cùng hướng về đất liền.

d) Các chiến sĩ thương nhau như người cùng gia đình.

Trả lời:

d) Các chiến sĩ thương nhau như người cùng gia đình.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 39 Bài 3: Việc nhắc tên một số đảo ở Trường Sa thể hiện tình cảm của tác giả bài thơ như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:

a) Tác giả khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Trường Sa.

b) Tác giả thể hiện niềm tự hào về quần đảo Trường Sa, một phần không thể tách rời của đất nước Việt Nam.

c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó với quần đảo Trường Sa, một phần không thể tách rời của đất nước Việt Nam.

d) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý, tin tưởng các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa. 39

Trả lời:

b) Tác giả thể hiện niềm tự hào về quần đảo Trường Sa, một phần không thể tách rời của đất nước Việt Nam.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 40 Bài 4: Khổ thơ cuối cho em cảm nhận điều gì về cuộc sống của các chiến sĩ ở Trường Sa? Viết câu trả lời của em:

Trả lời:

Khổ cuối khiến em cảm nhận được những khó khăn, vất vả của những người chiến sĩ ở Trường Sa, mặc dù khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, hết mình tận tụy với công việc.

Luyện từ và câu: Trạng ngữ (Tiếp theo) trang 40, 41

I. Nhận xét

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 40 Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:

Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời mưa phùn. Đêm hôm sau, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi.

Trả lời:

Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời mưa phùn. Đêm hôm sau, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 40 Bài 2: Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong mỗi câu trên? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Ở vị trí đầu câu.

c) Ở vị trí cuối câu.

b) Ở vị trí giữa câu.

d) Ở nhiều vị trí trong câu.

Trả lời:

a) Ở vị trí đầu câu.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 40 Bài 3: Trạng ngữ được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu câu nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Dấu chấm.

b) Dấu phẩy.

c) Dấu gạch ngang.

d) Dấu ngoặc đơn.

Trả lời:

b) Dấu phẩy.

II. Luyện tập

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 40 Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau:

Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm.

Trả lời:

Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược. Bấy giờ, có ông Lê Lợi khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn. Trong buổi đầu, vì còn yếu, nghĩa quân nhiều lần bị thua. Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó. Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Lê Lợi lên ngôi vua. Một năm sau, khi nhà vua cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ mang tên Hồ Gươm.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 41 Bài 2: Dựa vào nội dung bài đọc Trường Sa, viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) về các chiến sĩ ở Trường Sa, trong đó ít nhất một câu có trạng ngữ. Gạch dưới trạng ngữ trong câu đó.

Trả lời:

Mẫu 1

Các chiến sĩ ở Trường Sa là những người lính mà em rất ngưỡng mộ và kính trọng. Các anh ấy làm nhiệm vụ ở nơi biển đảo, phải rời xa gia đình và người thân. Ở Trường Sa, các anh huấn luyện, đi tuần và làm các nhiệm vụ được giao để bảo vệ bình yên cho tổ quốc. Em rất biết ơn trước sự hi sinh và cống hiến cho tổ quốc của các anh. Rất mong các anh luôn khỏe mạnh, vững tay súng, chắc bước chân để bảo vệ cho độc lập của đất nước.

→ Câu văn có trạng ngữ: Ở Trường Sa, các anh huấn luyện, đi tuần và làm các nhiệm vụ được giao để bảo vệ bình yên cho tổ quốc

Mẫu 2

Ở Trường Sa xa xôi, những người lính đảo vẫn đang ngày đêm miệt mài thực hiện nhiệm vụ của mình. Các anh rời xa gia đình và người thân để đến vùng đảo xa công tác. Ngày ngày các anh kiên trì tuần tra, tập luyện để luôn giữ vững tinh thần, sẵn sàng chiến đấu bất kì lúc nào vì tổ quốc thân yêu. Với sứ mệnh cao cả ấy, các chiến sĩ ở Trường Sa chính là những người hùng thực sự mà lòng em luôn kính trọng và biết ơn sâu sắc.

→ Câu văn có trạng ngữ: Ở Trường Sa xa xôi, những người lính đảo vẫn đang ngày đêm miệt mài thực hiện nhiệm vụ của mình.

Tự đánh giá: Chiếc võng của bố trang 41, 42

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 41 Bài 1: Bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi nằm trên chiếc võng bố cho? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:

a) Cảm thấy gắn với dập dình như sóng.

b) Cảm thấy chiếc võng cong như vầng trăng.

c) Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng.

d) Cảm thấy chiếc võng mang hơi ấm và những kỉ niệm của bố ở chiến trường.

Trả lời:

c) Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 41 Bài 2: Chiếc võng gắn với những kỉ niệm nào của bố? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng.

a) Chiếc võng êm như tay bố nâng.

b) Chiếc võng gắn với những đêm bố vượt rừng.

c) Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua.

d) Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.

Trả lời:

b) Chiếc võng gắn với những đêm bố vượt rừng.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 41 Bài 3: Theo em, vì sao bạn nhỏ biết được những kỉ niệm ấy? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Vì bạn nhỏ được bố kể cho nghe.

b) Vì bạn nhỏ được chiếc võng kể cho nghe.

c) Vì bạn nhỏ được những cơn mưa rào kể cho nghe.

d) Vì bạn nhỏ được vầng trăng Trường Sơn kể cho nghe.

Trả lời:

a) Vì bạn nhỏ được bố kể cho nghe.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 42 Bài 4: Gạch dưới trạng ngữ trong câu sau:

Hôm ở chiến trường về, bố cho em một chiếc võng màu xanh lá cây.

Trả lời:

Hôm ở chiến trường về, bố cho em một chiếc võng màu xanh lá cây.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 42 Bài 5: Đóng vai bạn nhỏ, viết một đoạn văn nói về cảm xúc của em khi nằm trên chiếc võng bố cho.

Trả lời:

Mẫu 1

Bố tặng em chiếc võng xanh mà bố đã nằm trong những đêm băng núi vượt rừng Trường Sơn. Nằm trên chiếc võng, em tưởng như mình đang được bố ôm vào lòng, bởi sự êm ái và vững chãi chiếc võng đem lại. Ngước nhìn lên cao, em thấy bầu trời sao lung linh, thấy cơn mưa rào ướt đẫm, thấy vầng trăng treo cao ngoài cửa sổ. Tất cả đều mang dáng, tiếng cười và hơi ấm của bố. Chiếc võng ấy như hiện thân của vòng tay bố, nên con cảm thấy thật bình yên và hạnh phúc khi được nằm trong chiếc võng này. Con rất trân trọng và nâng niu món quà tuyệt vời này.

Mẫu 2

Nằm trên chiếc võng của bố cho, em cảm thấy hạnh phúc lắm. Chiếc võng Trường Sơn màu xanh ấy đã đồng hành cùng bố suốt bao đêm băng núi vượt rừng. Nằm lên võng, em cảm giác như đang được nằm trong vòng tay ấm áp và vững chãi của bố. Em tưởng tượng được hình ảnh bố nằm ở đây, nhìn xuyên qua kẽ lá của cây rừng để thấy bầu trời sao trên cao. Nhờ có bố vất vả nơi chiến trường, mà em ở hậu phương được yên bình học tập. Em yêu bố biết bao, và cũng vì vậy mà càng thêm quý trọng chiếc võng mà bố tặng.

Xem thêm các bài giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 11: Trái tim yêu thương

Bài 12: Những người dũng cảm

Bài 13: Niềm vui lao động

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn

Câu hỏi liên quan

- Nhân ngày kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, trường em tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Xem thêm
Mẫu 1
Xem thêm
Khổ cuối khiến em cảm nhận được những khó khăn,
Xem thêm
Mẫu 1
Xem thêm
b) Tác giả thể hiện niềm tự hào về quần đảo Trường Sa, một phần không thể tách rời của đất nước Việt Nam.
Xem thêm
Thuở xưa, nước ta bị giặc Minh xâm lược
Xem thêm
a) Trên đường hành quân, tổ trinh sát nghe tiếng trẻ khóc, liền chia nhau đi tìm và phát hiện ra hai mẹ con cô bé.
Xem thêm
a) Ở Ea Lâm,
Xem thêm
c) Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng.
Xem thêm
c) Một nhóm phóng viên.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bài ca giữ nước
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!