Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 7: Nếu chúng mình có phép lạ
Đọc: Nếu chúng mình có phép lạ trang 135, 136
Khởi động
Trao đổi: Nếu có phép lạ, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên ước muốn của mình.
Trả lời:
Nếu có phép lạ, em sẽ giúp mọi người luôn khỏe mạnh, được sống trong hòa bình và hạnh phúc.
Bài đọc
Đọc bài thơ
Nếu chúng mình có phép lạ
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành.
Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông mặt trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Khổ thơ 1: Cây chóng lớn để ra nhiều quả
Khổ thơ 2: Trở thành người lớn để làm việc
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Các bạn nhỏ ước không còn mùa đông nghĩa là ước muốn cuộc sống lúc nào cũng ấm cúng không còn thiên tai dịch bệnh đe dọa.
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Khổ thơ thứ tư nói lên mong ước của các bạn nhỏ về một trái đất không có chiến tranh. Cuộc sống thanh bình, hạnh phúc.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
Câu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài là: Nếu chúng mình có phép lạ.
Việc lặp lại nhiều lần câu ấy cho thấy sự tha thiết, ước muốn của các bạn nhỏ.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a. Ví dụ về bài "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh.
b. Những chi tiết quan trọng về ước mơ được nhắc đến trong bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh bao gồm:
- Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp.
- Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng.
- Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
c. - Bài văn "Cánh diều tuổi thơ" của Tạ Duy Anh là một bài văn kể về ước mơ của những đứa trẻ. Nó nhắc nhở mình về thời thơ ấu khi cũng từng có rất nhiều ước mơ và khát khao trong cuộc sống.
- Mình sẽ ghi chép bài văn vào "nhật kí đọc sách" của mình để sau này có thể đọc lại và gợi nhớ lại kỷ niệm về những ước mơ của mình trong quá khứ.
- Mình nghĩ rằng ước mơ là điểm tựa để ta tiến tới và cố gắng hơn trong cuộc sống. Có một ước mơ khiến ta cảm thấy động lực và hạnh phúc hơn để phấn đấu và đạt được nó. Chính vì thế, ta cần phải luôn ghi nhớ và nỗ lực để tiến tới mục tiêu của mình.
Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ ngữ trang 136, 137
a. Mặt biển rất rộng
b. Bầu trời mùa thu xanh quá
c.Em bé có nước da trắng lắm
d. Cô giáo em có vóc người hơi nhỏ
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
a. Mặt biển rộng mênh mông.
b. Bầu trời mùa thu xanh ngắt.
c. Em bé có nước da trắng như tuyết.
d. Cô giáo em có vóc người nhỏ nhắn.
a. Một cơn gió nhẹ lướt qua, làm những chiếc lá rung chuyển
b. Nước sông vẫn đỏ chót phù sa nhưng cảnh vật đôi bờ đã có nhiều đổi khác
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a. lỗi sai: rung chuyển => sửa: rung rinh
b. lỗi sai: đỏ chót => sửa: đỏ ngầu
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu
Trả lời:
Nước dưới hồ trong veo.
Cô ấy có tấm lòng trong sáng và thánh thiện.
Giọng hát của Lan rất trong trẻo.
a. Hè về, mặt trời chiếu những tia nắng rực rỡ xuống mặt đất
b. Muôn loài hoa cùng nở rộ
c. Những chú chim hót véo von, tạo nên một bản hợp xướng tuyệt diệu
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
a. Hè về, mặt trời thả những tia nắng rực rỡ xuống mặt đất.
b. Muôn loài hoa đua nhau nở rộ.
c. Những chú chim hát véo von, tạo nên một bản hợp xướng tuyệt diệu.
Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện trang 137, 138
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe.
https://1900.edu.vn/cau-hoi/viet-doan-van-dua-vao-goi-y-56444Câu hỏi 1 trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Viết đoạn văn dựa vào gợi ý
- Câu đầu tiên: Giới thiệu câu chuyện
- Các câu tiếp theo: Những lí do khiến em yêu thích câu chuyện
- Câu cuối: Suy nghĩ, cảm xúc khi đọc câu chuyện
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Trả lời:
Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.
Trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét
Vận dụng
Viết một điều em muốn thay đổi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Một điều em muốn thay đổi để cuộc sống tốt đẹp hơn đó là không có chiến tranh, thế giới hòa bình, con người được sống trong ấm no, hạnh phúc.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Hái trăng trên đỉnh núi