Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 3: Sáng tháng Năm
Đọc: Sáng tháng Năm trang 89, 90
Khởi động
Trao đổi với bạn về ý nghĩa của một bài thơ hoặc một bài hát về Bác Hồ
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" - Nhạc sĩ Phong Nhã: Ngôn ngữ và bút pháp của nhạc sĩ trong tác phẩm này khiến người nghe không bị ước lệ về không gian và thời gian, lúc nào cũng mang đến cảm giác như một ca khúc vừa mới được sáng tác. Ca khúc của nhạc sĩ Phong Nhã đều dành cho trẻ em. Sự chăm sóc ân cần của Bác đối với thiếu nhi, nhất là với các cháu thiếu nhi nghèo khổ trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám đã thấm vào tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Bài đọc
Đọc bài thơ
Sáng tháng Năm
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non...
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
Câu thơ thể hiện cảm xúc của tác giả khi lên thăm Bác Hồ:
"Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt bắc lên thăm Bác Hồ".
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Con đường về Việt Bắc hiện lên qua những hình ảnh:
- "Suối dài xanh mướt nương ngô"
- "Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn..."
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Khổ thơ thứ hai cho chúng ta biết thêm về sự đơn sơ, bình dị, mộc mạc trong nơi ở và làm việc của Bác Hồ. Mặc dù là Chủ tịch nước nhưng nơi Bác ở là ngôi nhà sàn đơn sơ, những con vật quen thuộc, gắn bó. Qua đó, Bác là một người thanh cao, liêm khiết và chính trực.
Câu hỏi 4 trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Hai dòng thơ cuối bài khẳng định điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Hai dòng thơ cuối bài khẳng định Bác Hồ to lớn, vĩ đại trong mắt tác giả cũng như trong mắt của nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi Bác của tác giả, của nhân dân Việt Nam: cuộc đời, tâm hồn, tình cảm, tư tưởng... của Bác vĩ đại, lớn lao, cao cả như bầu trời, biển cả, nước non mà gần gũi, bình dị như ruộng đồng quê hương đất nước.
Đọc mở rộng
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a, Truyện “Trí khôn của ta đây”
b, Truyện “Trí khôn của ta đây”
Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ trang 91
Câu hỏi 1 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Tìm 2 – 3 tên riêng theo yêu cầu ghi trên mỗi thẻ:
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời.
Trả lời:
Tên người thân của em: Hiền, Nam, Mai
Tên công trình kiến trúc mà em biết: Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành, Tháp Eiffel
Tên đất nước em đã học: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản
Câu hỏi 2 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Tìm 2 – 3 từ theo yêu cầu ở mỗi thẻ có trên đường đi
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Danh từ chỉ người: Mai, Nam, Hiền
Danh từ chỉ thời gian: sáng, trưa, chiều
Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, bão
Động từ chỉ hoạt động học tập: ghi chép, suy nghĩ, lắng nghe
Động từ chỉ hoạt động vui chơi: nô đùa, nhảy dây, đá cầu
Tính từ chỉ tính nết của học sinh: ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời
Tính từ chỉ phẩm chất của người: thật thà, trung thực, khiêm tốn
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Thực hiện theo “5 điều Bác Hồ dạy” em đã giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khi ở nhà em phụ mẹ quét nhà, giữ gìn vệ sinh trong khuôn viên nhà. Khi ra ngoài, em tích cực tham gia các phong trào giữ gìn môi trường như nhặt rác, trồng cây xanh…
Viết: Luyện tập viết bài văn thuật lại một sự việc trang 92
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Vào sáng ngày 19-11 hằng năm, trường em lại tưng bừng tổ chức sự kiện chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 với sự tham gia của tất cả các học sinh, giáo viên trong toàn trường.
Sáng hôm ấy, chúng em ai cũng đến trường thật sớm với tâm trạng hào hứng và phấn khởi. Đến nơi, ai cũng bất ngờ bởi vẻ đẹp của ngôi trường. Những dãy cờ đỏ tươi dẫn đến sân khấu chính giữa. Ở đó, một tấm bạt lớn in dòng chữ Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 được in thật to và nổi bật. Xung quanh là rất nhiều những lẵng hoa tươi thắm. Trên sân, ngoài các thầy cô và học sinh, thì có rất nhiều cựu học sinh trở về thăm thầy cô giáo cũ của mình.
Đúng 8 giờ sáng, sự kiện chính thức bắt đầu. Chúng em ngồi thành từng hành dọc thẳng phía dưới sân khấu. Còn hai bên thì là các thầy cô và khách mời của sự kiện. Mở đầu là lời chào và chúc mừng sự kiện của thầy hiệu trưởng. Sau đó, từng thầy cô, đại diện hội phụ huynh, đại diện nhóm cựu học sinh và học sinh các khối lần lượt lên phát biểu. Ai cũng rưng rưng xúc động khi được nói lời tri ân sâu sắc đến người cha, người mẹ thứ hai của mình. Cùng với đó, là những tiết mục văn nghệ sôi động, hấp dẫn do các thầy cô và chúng em biểu diễn. Tiết mục nào cũng hay và ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất là tiết mục múa hát Người giáo viên nhân dân của thầy cô ở cuối chương trình.
Đến khoảng 11 giờ, sự kiện kết thúc trong bầu không khí rộn ràng và có chút tiếc nuối của người tham gia. Tuy vậy, không ai rời đi ngay cả, mà cố nán lại để được ôm, được nắm tay và chụp ảnh cùng thầy cô yêu quý của mình. Sự kiện 20-11 của trường em đã diễn ra như vậy đó.
Câu hỏi 1 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi
Trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Trả lời:
Qua bức ảnh ta thấy được sự yêu thương Bác dành cho thiếu nhi. Bức ảnh làm em thấy Bác không chỉ quan tâm tới đời sống vật chất lẫn tinh thần của các em mà còn luôn dạy dỗ, bảo ban để các em trở nên tốt hơn.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: