Giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 17: Vẽ màu | Kết nối tri thức

1900.edu.vn giới thiệu giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 17: Vẽ màu sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Luyện từ và câu, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Bài 17: Vẽ màu

Đọc: Vẽ màu trang 77, 78

Khởi động

Giới thiệu về một bức tranh em vẽ. Nói về những màu sắc trong bức tranh ấy. 

Phương pháp giải:

Em chọn một bức tranh của em và giới thiệu về những màu sắc trong tranh. 

Lời giải:

Bài văn tham khảo: 

Đây là bức tranh của em. Bức tranh vẽ cảnh các bạn đang vệ sinh sân trường. Bạn thì tưới hoa, bạn thì quét rác. Trong tranh em sử dụng màu vàng là màu tường cho trường học với mái ngói đỏ tươi. Xa xa, là hàng cây xanh. Sân trường em tô màu xám. Những hàng hoa tươi thắm thì sặc sỡ sắc màu, nào là màu hồng, màu cam, màu tím.... Đồng phục của các bạn học sinh là áo trắng, quần xanh. 

Bài đọc

VẼ MÀU

Màu đỏ cánh hoa hồng

Nhuộm bừng cho đôi má

Còn màu xanh chiếc lá

Làm mát những rặng cây.

 

Bình minh treo trên mây 

Thả nắng vàng xuống đất

Gió mang theo hương ngát 

Cho ong giỏ mật đầy.

 

Còn chiếc áo tím này 

Tặng hoàng hôn sắm tối 

Những đôi mắt biết nói

Vẽ màu biển biếc trong.

Màu nâu này biết không 

Từ đại ngàn xa thẳm 

Riêng đêm như màu mực 

Để thắp sao lên trời.

 

Mắt nhìn khắp muôn nơi 

Sắc màu không kể hết

Em tô thêm màu trắng 

Trên tóc mẹ sương hơn...

(Bảo Ngọc)

Từ ngữ:

Sử dụng từ điển để tìm nghĩa của từ đại ngàn.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 78 Câu 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật dưới đây: 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ để tìm ra những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật. 

Lời giải:

- Hoa hồng: màu đỏ

- Nắng: màu vàng

- Đêm: màu mực (màu đen)

- Lá cây: màu xanh

- Hoàng hôn: màu tím

- Rừng đại ngàn: màu nâu

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 78 Câu 2: Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

- Khổ thơ 2 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm bình minh.

- Khổ thơ 3 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm hoàng hôn.

- Khổ thơ 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm đêm.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 78 Câu 3: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ“Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ sương rơi...? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ hai dòng thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Theo em, bạn nhỏ muốn nói rằng mẹ em đã bắt đầu già đi, tóc mẹ đã có những sợi bạc như sương rơi. 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 78 Câu 4Nếu được vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ gì? Em chọn màu nào để vẽ? Vì sao?

* Học thuộc lòng bài thơ.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải:

- Nếu được vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn, em sẽ vẽ bức tranh gia đình em.

- Em chọn màu hồng để vẽ. Vì màu hồng thể hiện sự hạnh phúc.

Luyện từ và câu: Biện pháp nhân hóa trang 78, 79

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 78 Câu 1Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?

Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những cô chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các ả cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,... Đạo mạo như bác giang, bác dẽ cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm. 

(Theo Xuân Quỳnh)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

- Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dùng để gọi con vật: anh chuồn ớt, cô chuồn chuồn kim, chú bọ ngựa, ả cánh cam, chị cào cào, bác giang, bác dẽ.

- Em có nhận xét: cách dùng các từ ngữ đó khiến câu văn trở nên gần gũi, sinh động hơn.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 79 Câu 2Tìm trong đoạn thơ dưới đây những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên. 

Bụi tre

Tần ngần gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con

Đầu tròn 

Trọc lốc

Chớp 

Rạch ngang trời

Khô khốc

Sấm

Ghé xuống sân

Khanh khách

cười

Cây dừa

Sải tay

Bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa

Mưa

Mưa...

(Trần Đăng Khoa)

 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Bụi tre

Tần ngần gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con

Đầu tròn 

Trọc lốc

Chớp 

Rạch ngang trời

Khô khốc

Sấm

Ghé xuống sân

Khanh khách

cười

Cây dừa

Sải tay

Bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa

Mưa

Mưa...

(Trần Đăng Khoa)

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng giọt nắng rơi

Làm thành quả – trăm mặt trời vàng mơ...

(Đỗ Quang Huỳnh)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

- Những vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất.

- Chúng được nhân hóa bằng cách được tả bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người: 

Mầm cây tỉnh giấc

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng giọt nắng rơi

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 79 Câu 4Đặt 1 – 2 câu về con vật hoặc cây cối, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

- Nàng hoa mai thật là xinh đẹp!

- Chú gà trống khoác lên mình một chiếc áo lông óng ả như tơ.

Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng trang 79, 80

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 79 Câu 1Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liều điều, liều điều bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích choè, chích chòe mải hót... Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời. 

(Theo Vũ Tú Nam)

a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây đã viết thêm những gì so với đoạn văn của Vũ Tú Nam?

b. Theo em, các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên có gì thú vị? 

Phương pháp giải:

a. Em đọc cả 2 đoạn văn và so sánh

b. Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây đã viết thêm lời thoại của nhân vật so với đoạn văn của Vũ Tú Nam.

b. Các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên đã nhân hóa nhân vật trở nên sinh động, gần gũi giúp cho đoạn văn hay hơn.

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 80 Câu 2Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích cách viết nào? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải:

Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện. 

Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 80 Câu 3Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Gợi ý:

- Theo em, còn những cách những cách được nếu ở bài viết đoạn văn tưởng tượng nào khác ngoài

- Làm thế nào để viết được đoạn văn tưởng tượng thú vị, hấp dẫn?

Phương pháp giải:

Em tiến hành trao đổi với bạn theo gợi ý. 

Lời giải:

- Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.

- Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,...

Vận dụng

Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó. 

Phương pháp giải:

Em tìm câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ với người thân

Chia sẻ về chia tiết em thích trong câu chuyện đó.

Giải thích vì sao?

Lời giải:

Bài tham khảo: 

Con cáo và chùm nho

Một ngày nọ, Cáo ta xuống triền núi và phát hiện ra phía trước có một vườn nho. Dưới tán lá xanh, từng chùm nho căng tròn mọng nước, dưới ánh sáng mặt trời trông lại càng hấp dẫn. Những chùm nho này khiến người ta thèm thuồng. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép. Cáo ta nhìn trước ngó sau thấy chẳng có ai, nho lại nhiều như thế này, cũng muốn chén ngay mấy chùm.

Cáo đứng thẳng người, vươn tay hái nho. Nhưng giàn nho thì cao quá, Cáo ta dù có vươn người đến đâu cũng không thể tới được. Cáo nhanh trí nghĩ ra một cách, thử nhảy lên xem sao nhưng cố lắm cũng chỉ với tới lá nho mà thôi.

Cáo ta không đành lòng rời khỏi vườn nho khi chưa chén được quả nào, thế là nó lượn mấy vòng quanh vườn, cuối cùng cũng phát hiện ra một cây nho khá thấp. Cáo ta lại nhảy lên, không tới được chùm nho, lại gắng sức nhảy lên lần nữa, vẫn không hái được quả nho nào. Cáo ta lại lượn xung quanh giàn nho. Ha ha, cuối cùng thì cũng phát hiện ra một chùm nho còn thấp hơn chùm lúc nãy. Thích chí quá, Cáo ta tự đắc:

– Không có việc gì có thể làm khó ta được, ha ha!

Nước dãi trong cổ họng cứ trào ra, lùi lại mấy bước lấy đà, Cáo nhảy lên, nhưng hỡi ôi, vẫn chẳng với tới được.

Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Chi tiết em thích nhất: Cáo ta dù có làm thế nào cũng không thể hái được nho, thở đánh thượt một cái rồi nói:

– Làm sao mà mình lại cứ phải cố ăn mấy cái chùm nho này nhỉ? Vỏ thì xanh thế, chắc chắn là chưa chín rồi. Không biết chừng còn vừa chua vừa chát, không nuốt được, có khi còn phải nhổ ra, đúng là chả ra làm sao cả. Nói xong, Cáo rầu rĩ rời khỏi vườn nho.

Vì Cáo không thể hái được chùm nho nên đành tự lấy cớ tự lừa dối mình để tự biện minh.

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Trước ngày xa quê

Ôn tập và đánh giá giữa học kì 1

Bài 18: Đồng cỏ nở hoa

Bài 19: Thanh âm của núi

Bài 20: Bầu trời mùa thu

Câu hỏi liên quan

- Nàng hoa mai thật là xinh đẹp!
Xem thêm
Theo em, bạn nhỏ muốn nói rằng mẹ em đã bắt đầu già đi, tóc mẹ đã có những sợi bạc như sương rơi. 
Xem thêm
Nếu được vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn, em sẽ vẽ bức tranh gia đình em.
Xem thêm
Bài tham khảo: 
Xem thêm
Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện. 
Xem thêm
- Những vật và hiện tượng tự nhiên được nhân hóa là: mầm cây, hạt mưa, cây đào, quất.
Xem thêm
- Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.
Xem thêm
- Hoa hồng: màu đỏ - Nắng: màu vàng
Xem thêm
Bài văn tham khảo: 
Xem thêm
- Khổ thơ 2 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm bình minh.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Vẽ màu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!