Giải SGK Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Lá, thân, rễ của thực vật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Tự nhiên xã hội 3 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Lá, thân, rễ của thực vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tự nhiên và Xã hội 3. Mời các bạn đón xem:

Giải TNXH lớp 3 trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 Bài 15: Lá, thân, rễ của thực vật

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 62 Khởi động

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 62 Câu hỏiTrò chơi: "Tôi là cây gì?"

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi.

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 62, 63 Nhận thức

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 62 Câu hỏi:

- Nêu tên và so sánh hình dạng, màu sắc, kích thước của các lá cây trong các hình dưới đây.

- Chỉ trên lá cây và nói tên các bộ phận của lá.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 62, 63 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Nêu tên và so sánh hình dạng, màu sắc, kích thước của các lá cây trong các hình:

Tên

Hình dạng

Màu sắc

Kích thước

Lá ổi

Bầu dục thon dài

Xanh

Vừa

Lá hoa hồng

Lá hình tròn nhọn ở đầu, viền răng cưa

Xanh

Nhỏ

Lá tre

Lá thon dài, đầu mũi nhọn

Xanh

Nhỏ

Lá tía tô

Hình trái tim, mép răng cưa

Trên xanh

Dưới tím

Nhỏ

Lá sắn (khoai mì)

Nhiều lá dài xếp theo hình tròn, đầu lá nhọn

xanh

Vừa

Lá sen

Lá tròn, mép lá uốn lượng, vân lá rõ ràng

xanh

Lớn

=> Các lá có hình dạng, màu sắc, kích thước có điểm khác nhau. Mỗi lá có một đặc điểm riêng.

- Học sinh chỉ trên lá cây và nói tên các bộ phận của lá ghi trên hình.

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 63 Câu hỏiQuan sát hình sau và nêu chức năng của lá.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 62, 63 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Trả lời:

Chức năng của lá:

- Giúp cây hô hấp để trao đổi không khí với môi trường.

- Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng nhờ năng lượng của ánh nắng mặt trời thông qua quá trình quanh hợp.

- Giúp cây thoát hơi nước.

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 63 Vận dụng

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 63 Câu hỏi:

- Vẽ và chú thích các bộ phận của một lá cây mà em biết.

- Giới thiệu tên, đặc điểm và chức năng của lá cây đó.

Trả lời:

- Học sinh vẽ và chú thích các bộ phận của một lá cây mà em biết.

Ví dụ:

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 63 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

- Giới thiệu tên, đặc điểm và chức năng của lá:

Chức năng của lá:

+ Giúp câu hô hấp để trao đổi không khí với môi trường.

+ Giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng nhờ năng lượng của ánh nắng mặt trời thông qua quá trình quanh hợp.

+ Giúp cây thoát hơi nước.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 63 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 64 Nhận thức

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 64 Câu hỏiChỉ trên hình và nói với bạn:

- Cây nào là thân đứng, thân leo, thân bò.

- Cây nào là thân gỗ, thân thảo.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 64 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Cây thân đứng, thân leo, thân bò:

+ Cây thân đứng: cây khoai môn, cây cao su, cây sầu riêng, cây lúa.

+ Cây thân leo: cây dưa leo.

+ Cây thân bò: cây khoai lang.

- Cây thân gỗ, thân thảo:

+ Cây thân gỗ: cây cao su, cây sầu riêng.

+ Cây thân thảo: cây dưa leo, cây khoai môn, cây khoai lang, cây lúa.

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 64 Vận dụng

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 64 Câu hỏiKể tên một số loài cây mà em biết và hoàn thành bảng theo gợi ý sau.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 64 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Tên cây

Thân đứng

Thân bò

Thân leo

Thân gỗ

Thân thảo

Cây phượng vĩ

X

   

X

 

Cây bưởi

X

   

X

 

Cây cam

X

   

X

 

Cây hành

X

     

X

Cây mướp

   

X

 

X

Cây đào

X

   

X

 

Cây mồng tơi

   

X

 

X

Cây xà cừ

X

   

X

 

Cây dưa hấu

 

X

   

X

Cây bí đỏ

 

X

   

X

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 65 Nhận thức

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 65 Câu hỏiĐọc thông tin và chia sẻ với bạn chức năng của thân cây.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 65 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Chức năng của thân cây:

- Vận chuyển chất dinh dưỡng được tổng hợp ở lá tới các bộ phận của lá.

- Vận chuyển nước và chất khoáng được hút từ rễ lên các bộ phận khác của cây.

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 65 Vận dụng

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 65 Câu hỏiBuổi sáng, bạn Nam cắm một bông cúc trắng vào cốc nước có pha màu thực phẩm. Buổi tối, bạn Nam quan sát thấy hoa cúc trắng chuyển sang màu đỏ nhạt. Em hãy giúp bạn Nam giải thích hiện tượng trên.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 65 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Hoa cúc chuyển sang màu đỏ nhạt vì thân cây đã hút nước có pha màu thực phẩm từ trong lọ và vận chuyển nước lên lá và hoa

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 65 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 66 Nhận thức

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 66 Câu hỏiQuan sát các hình sau và cho biết đâu là rễ cọc, đâu là rễ chùm? Rễ cọc và rễ chùm có đặc điểm gì khác nhau?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 66 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Rễ cọc: hình 7

- Rễ chùm: hình 6

- Rễ cọc và rễ chùm có đặc điểm khác nhau:

+ Rễ cọc: có một rễ cái và nhiều rễ con

+ Rễ chùm: có nhiều rễ con

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 66 Vận dụng

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 66 Câu hỏiTrò chơi: “Cây nào? Rễ gì?”

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 66 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Học sinh tham gia trò chơi.

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 67 Nhận thức

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 67 Câu hỏiQuan sát hình sau và cho biết chức năng của rễ.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 67 Nhận thức | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Rễ có chức năng hút nước, chất khoáng trong đất để nuôi cây và giúp cây bám chặt vào đất.

Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 67 Vận dụng

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 67 Câu hỏiĐiều gì sẽ xảy ra với cây rau cải nếu nhổ nó ra khỏi đất? Vì sao?

Trả lời:

Cây rau cải sẽ bị chết. Vì rễ đã bị nhổ, cây sẽ không thể hấp thụ nước và chất khoáng để nuôi cây.

Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 67 Câu hỏiSưu tầm, vẽ hoặc viết tên một loài cây và hoàn thành sơ đồ theo gợi ý sau.

- Chia sẻ với bạn sản phẩm của em.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 67 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Học sinh sưu tầm và chia sẻ.

Ví dụ: Cây hành

- Lá:

+ Dài, nhỏ

+ Hình ống tròn dài, rỗng ở giữa.

+ Không có cuống lá, phiến lá và vân lá

- Thân:

+ Thân thảo, mọc đứng.

+ Kích thước nhỏ

- Rễ:

+ Màu trắng.

+ Rễ chùm.

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 15 trang 67 Vận dụng | Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài giải SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 13: Thực hành: Khám phá cuộc sống xung quanh em

Bài 14: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương

Bài 16: Hoa và quả

Bài 17: Thế giới động vật quanh em

Bài 18: Sử dụng hợp lý thực vật và động vật

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lá, thân, rễ của thực vật
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!