Giải SGK Sinh học 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 22: Khái quát về vi sinh vật sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 22. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Mở đầu trang 106 Sinh học 10: Vì sao khi để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị hư, thối? Vì sao chúng ta nên vệ sinh sạch đồ dùng đựng trái cây, sữa, cơm?

Vì sao khi để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị hư

Lời giải:

- Để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị hư, thối vì môi trường nóng ẩm là môi trường thích hợp cho các vi sinh vật gây hư, thối thực phẩm phát triển.

- Chúng ta nên vệ sinh sạch đồ dùng đựng trái cây, sữa, cam để tránh trường hợp vi sinh vật gây hư, thối thực phẩm tồn tại trên bề mặt các đồ dùng này lây lan sang thực phẩm gây hư, thối thực phẩm.

I. Khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật

Câu hỏi 1 trang 106 Sinh học 10: Vi sinh vật là sinh vật đơn bào hay đa bào?

Lời giải:

Vi sinh vật phần lớn là các loài sinh vật đơn bào, một số sống thành tập đoàn đơn bào.

Câu hỏi 2 trang 106 Sinh học 10: Quan sát Hình 22.2 và cho biết vi sinh vật có kích thước như thế nào?

Quan sát Hình 22.2 và cho biết vi sinh vật có kích thước như thế nào?

Lời giải:

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ, thường không quan sát được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi.

Luyện tập trang 107 Sinh học 10: Hãy cho biết những đặc điểm của vi sinh vật

Lời giải:

Những đặc điểm của vi sinh vật:

- Có kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

- Phần lớn có cấu trúc đơn bào, một số là tập đoàn đơn bào.

- Phân bố rộng khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khí, trên cơ thể sinh vật.

- Có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng nên sinh trưởng và sinh sản nhanh.

II. Các nhóm vi sinh vật

Câu hỏi 3 trang 107 Sinh học 10: Halobacteria, trùng Amip, Escherichia coli, Chlorella là những vi sinh vật thuộc nhóm nào trong Hình 22.3?

Halobacteria, trùng Amip, Escherichia coli, Chlorella là những vi sinh vật thuộc nhóm nào trong Hình 22.3?

Lời giải:

- Halobacteria thuộc nhóm vi khuẩn cổ.

- Escherichia coli thuộc nhóm vi khuẩn.

- Chlorella thuộc nhóm vi tảo.

- Trùng Amip thuộc nhóm động vật nguyên sinh.

III. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

Câu hỏi 4 trang 107 Sinh học 10: Hãy sắp xếp các loài vi sinh vật trong Hình 22.4 vào các kiểu dinh dưỡng cho phù hợp.

Hãy sắp xếp các loài vi sinh vật trong Hình 22.4 vào các kiểu dinh dưỡng

Lời giải:

Quang tự dưỡng

Trùng roi xanh, tảo lam xoắn, tảo lục, tập đoàn Volvox, vi khuẩn lam.

Hóa tự dưỡng

Vi khuẩn

Quang dị dưỡng

Vi khuẩn

Hóa dị dưỡng

Vi khuẩn, trùng roi xanh, tập đoàn Volvox, nấm men, nấm mốc trên quả cam.

Câu hỏi 5 trang 107 Sinh học 10Hãy cho biết vi sinh vật quang tự dưỡng và quang dị dưỡng sử dụng nguồn nguyên liệu nào cho sinh trưởng và phát triển?

Lời giải:

- Vi sinh vật quang tự dưỡng dùng nguồn carbon là CO2.

- Vi sinh vật quang dị dưỡng dùng nguồn carbon là chất hữu cơ.

Luyện tập trang 108 Sinh học 10:

Lời giải:

Kiểu

dinh dưỡng

Nguồn

năng lượng

Nguồn cacbon chủ yếu

Ví dụ

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO2

Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.

Hóa tự dưỡng

Chất vô cơ

CO2

Vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn oxi hóa hydrogen, oxi hóa lưu huỳnh.

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.

Hóa dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.

 

IV. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Câu hỏi 6 trang 108 Sinh học 10: Hãy cho biết các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm.

Lời giải:

Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thường thấy trong phòng thí nghiệm:

- Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.

- Phương pháp nuôi cấy.

- Phương pháp phân lập vi sinh vật.

- Phương pháp định danh vi khuẩn.

Luyện tập 1 trang 108 Sinh học 10:

Lời giải:

• Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,…

- Cầu khuẩn: Staphylococcus, Diplococcus, Streptococcus,…

- Phẩy khuẩn: Vibrio,…

- Trực khuẩn: Bacillus subtilis,…

• Khả năng hoạt động của vi sinh vật trong môi trường lỏng, đặc:

- Trong môi trường đặc, các vi khuẩn kị khí phát triển ở đáy của cột môi trường.

- Trong môi trường lỏng, cần sục khí để cung cấp oxygen cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển.

Vận dụng trang 108 Sinh học 10: Kể tên và cho biết thêm một số phương pháp khác mà em tìm hiểu được.

Lời giải:

- Phương pháp cố định và nhuộm màu: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào vi sinh vật.

- Phương pháp siêu li tâm: Cho phép nhìn cấu trúc dưới mức tế bào.

- Phương pháp đồng vị phóng xạ: Để nghiên cứu cấu trúc không gian của những phân tử, theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.

Bài tập (trang 109)

Bài tập 1 trang 109 Sinh học 10: Thủy triều đỏ là sự kiện thường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển, là tên gọi chung cho hiện tượng bùng phát tảo biển nở hoa, do một số loại tảo làm xuất hiện màu đỏ hoặc nâu. Vậy thủy triều đỏ có phải do vi sinh vật gây ra?

Lời giải:

Thủy triều đỏ do vi sinh vật gây ra: Thủy triều đỏ được gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa làm cho nước biển có màu đỏ hoặc nâu. Các loài tảo gây ra thủy triều đỏ thường là thực vật phù du, sinh vật nguyên sinh đơn bào có kích thước hiển vi. Do đó, thủy triều đỏ là do vi sinh vật gây ra.

Bài tập 2 trang 109 Sinh học 10: Hãy nêu một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn mà em biết tùy theo kiểu dinh dưỡng của chúng.

Lời giải:

Một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn:

- Vi sinh vật hóa dị dưỡng được ứng dụng trong khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi; ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như sản xuất rượu, bia, giấm, sữa chua,…; ứng dụng trong sản xuất men vi sinh;…

- Vi sinh vật hóa tự dưỡng được dùng để dản xuất phân bón hữu cơ vi sinh,…

- Vi sinh vật quang tự dưỡng được ứng dụng sản xuất thực phẩm chức năng, thức ăn trong nuôi thủy sản,…

- Vi sinh vật quang dị dưỡng được ứng dụng để sản xuất thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc, tôm cá,…; xử lí nước ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản;…

Xem thêm lời giải bài tập SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 20: Thực hành: quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

Bài 21: Công nghệ tế bào

Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Câu hỏi liên quan

- Halobacteria thuộc nhóm vi khuẩn cổ.
Xem thêm
Thủy triều đỏ do vi sinh vật gây ra: Thủy triều đỏ được gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa làm cho nước biển có màu đỏ hoặc nâu.
Xem thêm
- Vi sinh vật hóa dị dưỡng được ứng dụng trong khử mùi chuồng trại, nước thải chăn nuôi; ứng dụng trong công nghệ thực phẩm như sản xuất rượu, bia, giấm, sữa chua,…; ứng dụng trong sản xuất men vi sinh;…
Xem thêm
- Phương pháp cố định và nhuộm màu: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào vi sinh vật.
Xem thêm
- Để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị hư, thối vì môi trường nóng ẩm là môi trường thích hợp cho các vi sinh vật gây hư, thối thực phẩm phát triển.
Xem thêm
• Kích thước của các nhóm vi sinh vật cầu khuẩn, phẩy khuẩn, trực khuẩn,… - Cầu khuẩn: Staphylococcus, Diplococcus, Streptococcus,… - Phẩy khuẩn: Vibrio,… - Trực khuẩn: Bacillus subtilis,…
Xem thêm
- Vi sinh vật quang tự dưỡng dùng nguồn carbon là CO2.
Xem thêm
- Phương pháp quan sát bằng kính hiển vi.
Xem thêm
Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ, thường không quan sát được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi.
Xem thêm
Vi sinh vật phần lớn là các loài sinh vật đơn bào, một số sống thành tập đoàn đơn bào.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khái quát về vi sinh vật
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!