Giải Sinh học 10 Bài 21: Khái niệm, cấu tạo và chu trình nhân lên của virus
Lời giải:
Nhận xét về đặc điểm mầm bệnh gây bệnh khảm thuốc lá:
- Mầm bệnh đi qua được màng lọc vi khuẩn → Mầm bệnh có kích thước rất nhỏ (nhỏ hơn vi khuẩn).
- Phun dịch qua lọc lên môi trường dinh dưỡng thì không phát triển nhưng phun lên cây thuốc lá thì lại phát triển → Mầm bệnh sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của cây thuốc lá.
I. Khái niệm virus
Lời giải:
- Khái niệm virus: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật.
- Virus có các đặc điểm khác với vi khuẩn:
Virus |
Vi khuẩn |
Có kích thước rất nhỏ |
Có kích thước lớn hơn |
Không có cấu tạo tế bào |
Có cấu tạo tế bào |
Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật |
Sống kí sinh hoặc sống tự do trong môi trường |
Chỉ có DNA hoặc RNA |
Có cả DNA và RNA |
Không có ribosome |
Có ribosome |
Lời giải:
Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc → Để nuôi virus, các nhà khoa học sẽ dùng loại môi trường có các tế bào chủ thích hợp với virus như vi khuẩn, các loại nấm, động vật, thực vật.
II. Cấu tạo của virus
Lời giải:
- Các thành phần cấu tạo virus: Các loại virus đều có 2 thành phần là lõi nucleic acid và vỏ capsid. Một số loại virus (virus có màng bọc) có thêm thành phần là màng bọc nằm bên ngoài vỏ capsid.
- Chức năng của các thành phần cấu tạo virus:
+ Lõi nucleic acid có chức năng mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm của virus.
+ Vỏ capsid có chức năng bao bọc bảo vệ virus, đồng thời, ở virus trần, protein của vỏ capsid thường đóng vai trò làm thụ thể cho virus bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
+ Màng bọc có các gai glycoprotein đóng vai trò là thụ thể cho virus có màng bọc bám dính lên bề mặt tế bào chủ.
Lời giải:
- Ở virus trần, thụ thể là protein của vỏ capsid.
- Ở virus có màng bọc, thụ thể là các gai glycoprotein trên lớp màng bọc.
- Ở virus gây bệnh trên vi khuẩn như phage T4, thụ thể nằm ở đầu tận cùng của lông đuôi.
III. Chu trình nhân lên của virus
Lời giải:
- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus:
+ Giai đoạn 1 - Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.
+ Giai đoạn 2 - Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào vật chủ. Virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
+ Giai đoạn 3 - Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp
+ Giai đoạn 4 - Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.
+ Giai đoạn 5 - Giải phóng: Virus có thể phá huỷ tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần.
- Nhận xét về thời gian nhân lên của phage T4 trong tế bào chủ: Thời gian nhân lên của phage T4 trong tế bào chủ rất nhanh (tổng thời gian khoảng 22 phút).
Lời giải:
- Nếu virus được giải phóng ồ ạt thì tế bào chủ bị phá hủy ngay lập tức.
- Nếu virus chui từ từ ra ngoài thì tế bào chủ sẽ bị chết dần.
Lời giải:
Những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da và tiêu chảy:
- HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng gây nhiễm và phá huỷ một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 hay T-CD4). Sự giảm số lượng tế bào này làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Khi khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, vi sinh vật gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công cơ thể nên những người bị hội chứng HIV – AIDS thường dễ mắc các bệnh như lở loét da, tiêu chảy kéo dài.
Lời giải:
- Muốn xâm nhập được vào tế bào chủ thì virus phải có thụ thể tương thích với thụ thể của tế bào nên mỗi loại virus chỉ gây bệnh ở một hoặc một số loài sinh vật nhất định.
- Ví dụ: Virus HIV chỉ xâm nhập được vào tế bào lympho T ở người, virus gây bệnh khảm thuốc lá chỉ gây bệnh khảm trên cây thuốc lá,…
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Bài 19: Quá trình tổng họp phân giải ở vi sinh vật
Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật
Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus