Giải SGK Lịch sử lớp 8 Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Trả lời:
- Chia sẻ hiểu biết về Phan Đình Phùng:
+ Phan Đình Phùng từng là quan Ngự sử thời vua Tự Đức. Khi vua Hàm Nghi ở thành Tân Sở (Quảng Trị), ông nhận trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ở Hà Tĩnh (1885). Sau đó, ông được vua điều ra Bắc để lãnh đạo phong trào Cần vương.
+ Năm 1888, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê cho đến khi hi sinh (năm 1895).
- Chia sẻ hiểu biết về Hoàng Hoa Thám:
+ Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
+ Thực dân Pháp vừa khiếp sợ, vừa nể trọng tài năng chỉ huy của Hoàng Hoa Thám, nên gọi ông là “Hùm xám Yên Thế”.
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương
Trả lời:
- Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX:
+ Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam và phái chủ chiến trong triều đình vẫn nêu cao ý chí giành lại độc lập dân tộc.
+ Sau thất bại trong cuộc phản công tại Kinh thành Huế của phái chủ chiến (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị).
+ Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước => Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
Trả lời:
- Nhận xét: phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.
Trả lời:
* Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
- Thời gian diễn ra: 1886 - 1887
- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
- Địa bàn hoạt động: ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá)
- Diễn biến chính:
+ Nghĩa quân xây dựng căn cứ chống giặc tại ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê. Lực lượng tham gia gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái,…
+ Tháng 1/1887, quân Pháp tập trung lực lượng tấn công, nghĩa quân rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá).
- Kết quả: thất bại.
* Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
- Thời gian diễn ra: 1883 - 1892
- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật
- Địa bàn hoạt động: vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…
- Diễn biến chính:
+ Nghĩa quân nhiều lần đẩy lui các đợt tấn công, càn quét của địch; từng bước mở rộng địa bàn chiến đấu.
+ Từ năm 1888, Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần.
- Kết quả: cuối năm 1892, khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)
- Thời gian diễn ra: 1885 - 1896
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng,…
- Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Diễn biến chính:
+ 1885 - 1888, hoạt động chính của nghĩa quân là xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp.
+ 1888 - 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
- Kết quả: sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng mất (tháng 12/1895), khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã.
2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 - 1913)
Trả lời:
Luyện tập - Vận dụng
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian |
Người lãnh đạo |
Căn cứ, địa bàn |
Kết quả |
Ý nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Cuộc khởi nghĩa, thời gian |
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) |
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) |
Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) |
Người lãnh đạo |
Phạm Bành; Đinh Công Tráng |
Đinh Gia Quế; Nguyễn Thiện Thuật |
Phan Đình Phùng; Cao Thắng |
Căn cứ, địa bàn |
Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá) |
Vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra: Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,… |
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình |
Kết quả |
Thất bại |
Thất bại |
Thất bại |
Ý nghĩa |
- Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp. - Góp phần làm chậm quá trình bình định quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này |
Trả lời:
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. Vì:
+ Khởi nghĩa Hương Khê có thời gian tồn tại lâu nhất (hơn 10 năm, từ 1885 - 1896) so với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương.
+ Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trên địa bàn rộng lớn nhất, khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
+ Trình độ tổ chức lực lượng của khởi nghĩa Hương Khê rất quy củ: nghĩa quân được chia làm 15 thứ quân (mỗi thứ quân có từ 100 cho đến 500 người) do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy; giữa các thứ quân có sự chỉ huy thống nhất, phối hợp khá chặt chẽ,...
+ Vũ khí chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê có sự tiến bộ hơn. Bên cạnh các loại vũ khí thô sơ như: giáo mác, đại đao,... tướng Cao Thắng còn tổ chức cướp súng giặc, rồi nghiên cứu, chế tạo súng trường theo kiểu Pháp trang bị cho nghĩa quân.
+ Nghĩa quân Hương Khê có phương thức tác chiến linh hoạt, sáng tạo. Bên cạnh việc dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở và hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích; nghĩa quân Hương Khê còn phân tán hoạt động, đánh địch với nhiều hình thức khác, như: công đồn, chặn đường tiếp tế của giặc,....
+ Nghĩa quân Hương Khê đẩy lui nhiều đợt tấn công của thực dân Pháp, gây cho Pháp nhiều tổn thất.
Trả lời:
- Điểm giống nhau:
+ Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.
+ Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.
+ Mục tiêu cao nhất: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
+ Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động lực chính là nông dân.
+ Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.
+ Phương thức gây dựng căn cứ: dựa vào địa hình để xây dựng căn cứ chiến đấu.
+ Kết quả: thất bại
+ Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.
- Điểm khác nhau:
|
Phong trào Cần vương (1885 - 1896) |
Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1914) |
Tư tưởng |
Chịu sự chi phối của chiếu Cần vương (ban ra ngày 13/7/1885). |
Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương |
Phương hướng đấu tranh |
Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế. |
Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng. |
Lực lượng lãnh đạo |
Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương. |
Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.
|
Phạm vi, quy mô |
Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896). |
Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913). |
Trả lời:
- Một số bài học kinh nhiệm có thể rút ra từ sự thất bại của phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế:
+ Tập hợp, đoàn kết các cuộc đấu tranh thành một phong trào chung, rộng lớn và thống nhất trong cả nước.
+ Kết hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh.
+ Tận dụng yếu tố thuận lợi về địa hình để xây dựng căn cứ hoặc tổ chức chiến đấu.
+ Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân.
+ …
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: