Hãy giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương
Câu hỏi 2 trang 84 Lịch Sử 8: Hãy giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
Câu hỏi 2 trang 84 Lịch Sử 8: Hãy giới thiệu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
* Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887)
- Thời gian diễn ra: 1886 - 1887
- Lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
- Địa bàn hoạt động: ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá)
- Diễn biến chính:
+ Nghĩa quân xây dựng căn cứ chống giặc tại ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê. Lực lượng tham gia gồm cả người Kinh, người Mường, người Thái,…
+ Tháng 1/1887, quân Pháp tập trung lực lượng tấn công, nghĩa quân rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá).
- Kết quả: thất bại.
* Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)
- Thời gian diễn ra: 1883 - 1892
- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật
- Địa bàn hoạt động: vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…
- Diễn biến chính:
+ Nghĩa quân nhiều lần đẩy lui các đợt tấn công, càn quét của địch; từng bước mở rộng địa bàn chiến đấu.
+ Từ năm 1888, Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân suy yếu dần.
- Kết quả: cuối năm 1892, khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)
- Thời gian diễn ra: 1885 - 1896
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng,…
- Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- Diễn biến chính:
+ 1885 - 1888, hoạt động chính của nghĩa quân là xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, chế tạo được súng trường theo mẫu của Pháp.
+ 1888 - 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất và tương đối chặt chẽ, đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
- Kết quả: sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng mất (tháng 12/1895), khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX