Giải SGK Lịch sử 7 Bài 7 (Cánh diều): Văn hóa Trung Quốc
Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 7: Văn hóa Trung Quốc
Video giải Lịch sử 7 Bài 7: Văn hóa Trung Quốc
Câu hỏi mở đầu trang 24 Bài 7 Lịch Sử lớp 7: Tượng Phật Lạc Sơn được tạc dựng trong hơn 90 năm dưới thời nhà Đường. Với chiéu cao 71 m, đây là bức tượng Phật lớn trên thế giới và là một trong nhũng thành tựu tiéu biểu về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cứa vân hoá Trung Quốc. Năm 1996, công trình này được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới.
Vậy từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, văn hoá Trung Quốc đạt được những thành tựu chủ yếu nào?
Trả lời:
- Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: tư tưởng – tôn giáo; văn học, sử học, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật.
1. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Câu hỏi trang 24 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 7.2, hãy giới thiệu và nhận xét về một số tư tưởng và tôn giáo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
- Nho giáo:
+ Là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc.
+ Thời Tùy, Đường, hệ thống khoa cử được mở rộng, từng bước đưa các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính.
+ Nho giáo cũng thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hoá Trung Quốc.
- Phật giáo và Đạo giáo: cũng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Trung Quốc. Dưới thời Đường, Phật giáo rất thịnh hành và được đông đảo các tầng lớp xã hội tôn sùng. Nhiều vị hoàng đế cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng, in kinh Phật.
2. Văn học, sử học
Câu hỏi 1 trang 25 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 7.3, hãy giới thiệu và nhận xét các thành tựu văn học, sử học của Trung Quốc thời phong kiến.
Trả lời:
- Về văn học: có nhiều thành tựu tiêu biểu ở các thể loại: phú, thơ, từ, kịch, tiểu thuyết chương hồi.
+ Thời Đường, thơ ca Trung Quốc phát triển đến định cao với khoảng 2.000 nhà thơ và 50.000 tác phẩm. Có thể kể đến các nhà thơ tiêu biểu, như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bach Cư Dị....
+ Dưới thời Minh, Thanh, tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác, như: Tam quốc diễn nghĩa (của La Quán Trung), Thuỷ hủ (của Thi Nại Am), Tây du kí (của Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (của Tào Tuyết Cần),....
- Về sử học: Trung Quốc có truyền thống biên soạn lịch sử, được thực hiện bởi cả nhà nước và tư nhân.
+ Vào thời Đường, cơ quan chép sử nhà nước được thành lập, gọi là Sử quán.
+ Nền sử học Trung Quốc có nhiều công trình lớn, tiêu biểu là 26 bộ sử của các triều đại, như: Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh thực lục.... và sự ra đời của nhiều bộ bách khoa thư đồ sộ, như Vĩnh Lạc đại điển (thời Minh), Tứ khổ toàn thư (thời Thanh),...
3. Nghệ thuật
Câu hỏi 2 trang 25 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 7.4, hãy giới thiệu và nhận xét các thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:
- Nghệ thuật Trung Quốc phát triển đa dạng, đạt tới trình độ cao ở nhiều lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, thư pháp, chế tác đồ thủ công,
- Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc đã trở thành biểu tượng của văn hoá Trung Quốc, như: Vạn Lý Trường Thành, lầu Hoàng Hạc, chùa Thiếu Lâm, Tử Cấm Thành,...
4. Khoa học và kĩ thuật
Câu hỏi trang 26 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 7.5, hãy:
- Trình bày các thành tựu khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc.
- Đánh giá tầm quan trọng của các phát minh khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Các thành tựu về khoa học và kỹ thuật của Trung Quốc
+ Nghề dệt lụa tơ tằm, làm giấy, làm gốm,... tiếp tục được duy trì và tiến bộ hơn.
+ Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các thành tựu mới, như làm đồ sứ, chế tạo thuốc súng, khai thác hầm mỏ, chế tạo bánh lái tàu thuyền, cải tiến la bàn đi biển,...
+ Sự phát triển từ kĩ thuật in khắc gỗ sang in bằng chữ rời ở Trung Quốc (thế kỉ XI) giúp gia tăng số lượng sách và hoạt động truyền bá tri thức.
+ Từ thế kỉ XI, thuốc súng bắt đầu được người Trung Quốc sử dụng làm vũ khí.
+ Dưới thời Tống, họ đã sử dụng la bản đề đi biển, tạo ra một bước tiến mới trong kĩ thuật hàng hải.
Yêu cầu số 2: Đánh giá:
+ Các thành tựu khoa học – kĩ thuật của cư dân Trung Quốc đã có đóng góp lớn cho kho tàng văn minh nhân loại; phản ánh trình độ tư duy cao và sự lao động miệt mài, sáng tạo của con người.
+ Các thành tựu này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng tới khu vực châu Á và thế giới.
+ Nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc vẫn còn được ứng dụng cho đến ngày nay, ví dụ: la bàn, kĩ thuật làm giấy…
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập 1 trang 26 Lịch Sử lớp 7: Giới thiệu các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.
Trả lời:
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội; thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa Trung Quốc.
+ Phật giáo, Đạo giáo… cũng đóng vai trò qua trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa Trung Quốc….
- Văn học có nhiều thành tựu tiêu biểu ở các thể loại: phú, thơ, từ, kịch, tiểu thuyết chương hồi.
- Sử học: biên soạn được nhiều bộ sử lớn.
- Nghệ thuật: phát triển đa dạng, đạt đến trình độ cao ở nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, nghệ thuật biểu diễn…
- Khoa học – kĩ thuật:
+ Đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực Toán, Thiên văn học, Y dược…
+ Phát minh ra những kĩ thuật mới, như: in ấn, thuốc súng, làm đồ sứ…
Luyện tập 2 trang 26 Lịch Sử lớp 7: Văn hóa Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng nào cho lịch sử nhân loại.
Trả lời:
- Văn hóa Trung Quốc có nhiều đóng góp quan trọng cho lịch sử nhân loại. Ví dụ:
+ Phát minh ra: kĩ thuật làm giấy; kĩ thuật in; thuốc súng…
+ Sử dụng la bàn.
+ Tổ Xung Chi là nhà toán học đầu tiên trên thế giới tìm ra chính xác số Pi.
Vận dụng 3 trang 26 Lịch Sử lớp 7: Hãy sưu tầm tưu liệu về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở khu vực châu Á để giới thiệu cho thầy cô và bạn trong lớp.
Trả lời:
- Một số ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến Việt Nam:
+ Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên, đến thời Lê sơ, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị đời sống chính trị, xã hội phong kiến ở Việt Nam.
+ Chữ Hán của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm.
+ Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn học Việt Nam được thể hiện trên nhiều phương diện như: chất liệu văn học; hệ thống thể loại văn học; mỹ cảm văn học…
+ Người Việt tiếp thu và cải biến nhiều phong tục, tập quán, lễ tết của người Trung Quốc. Ví dụ: tết Trung thu ở Trung Quốc mang ý nghĩa đoàn viên, khi được du nhập vào Việt Nam, tết Trung thu là “tết thiếu nhi”…
+ Người Việt tiếp thu nhiều thành tựu kĩ thuật của Trung Quốc, như: kĩ thuật dệt lụa, kĩ thuật làm giấy; kĩ thuật chiết cành và bón phân bắc trong trồng trọt, sản xuất nông nghiệp…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại
Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc
Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến