Giải Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Bài giảng bài tập Lịch Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Trả lời:
- Người châu Âu sử dụng la bàn để xác định phương hướng.
- C. Cô-lôm-bô, Ph.Ma-gien-lăng là những nhà thám hiểm nổi tiếng, trong đó:
+ Cô-lôm-bô là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
+ Ma-gien-lăng là người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.
1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới
a, Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn
Trả lời:
- Một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới:
+ Năm 1487, B.Đi-a-xơ - hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha vòng quanh điểm cực nam châu Phi, tìm ra mũi Hảo Vọng.
+ Năm 1492, đoàn thám hiểm của C.Cô-lôm-bô từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương tìm ra châu Mỹ.
+ Năm 1497, Va-xco-đơ Ga-ma cùng 160 thuỷ thủ rời cảng Li-xbon vòng qua cực Nam châu Phi và cập bến Ca-li-út ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498).
+ Năm 1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển vào năm 1522.
Câu hỏi 2 trang 15 Lịch sử 7: Theo em, cuộc phát kiến địa lí nào là quan trọng nhất? Vì sao?.
Trả lời:
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo các ý kiến dưới đây:
- Ý kiến 1: cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Thông qua cuộc phát kiến này, Ph.Ma-gien-lăng đã phát hiện ra Thái Bình Dương đồng thời đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình tròn.
- Ý kiến 2: cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ.
- Ý kiến 3: cuộc phát kiến địa lí của Va-xcô đơ Ga-ma là quan trọng nhất, vì: cuộc phát kiến này tìm ra con đường hàng hải kết nối phương Tây với phương Đông (đến được Ấn Độ).
b, Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
Câu hỏi trang 16 Lịch sử 7: Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Lời giải:
- Hệ quả tích cực:
+ Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
+ Đem về cho châu Âu khối lượng nguyên liệu lớn => Thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp phát triển.
- Hệ quả tiêu cực: làm này sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa.
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trang xã hội Tây Âu
a, Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản
Trả lời:
- Quá trình tích lũy vốn:
+ Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đã thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ thông qua việc: buôn bán nô lệ da đen, cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ để đem về châu Âu.
+ Ở trong nước, giới quý tộc và thương nhân châu Âu cũng tăng cường bóc lột nhân dân bằng nhiều thủ đoạn.
=> Nhờ hoạt động cướp bóc thuộc địa và bóc lột nhân dân trong nước mà các thương nhân và quý tộc châu Âu đã tích lũy được một nguồn vốn ban đầu để đầu tư, sản xuất; mở ra những công trường thủ công, đồn điền và các công ti thương mại lớn.
- Quá trình tập trung nhân công:
+ Sau các cuộc phát kiến địa lí, hàng triệu người da đen châu Phi bị bắt để bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ.
+ Ở châu Âu, những người nông dân bị mất đất, thợ thủ công bị tước đoạt tư liệu sản xuất đã vào làm thuê trong các công xưởng, bán sức lao động để kiểm sống.
=> Như vậy, lực lượng nô lệ, nông dân bị mất đất, thợ thủ công bị tước đoạt tư liệu sản xuất đã trở thành công nhân.
Câu hỏi 2 trang 17 Lịch sử 7: Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
Trả lời:
- Biểu hiện về kinh tế:
+ Các đồn điền, hầm mỏ, công trường thủ công lớn đã xuất hiện, thay thế cho hình thức sản xuất nhỏ lẻ của nông dân, thợ thủ công….
+ Xuất hiện các công ti thương mại, ví dụ: Công ty Đông Ấn…
+ Quan hệ “chủ xuất vốn - thợ xuất sức” xuất hiện.
- Biểu hiện trong xã hội: các giai cấp mới được hình thành:
+ Những chủ xưởng, chủ ngân hàng, chủ đồn điền…. trở thành giai cấp tư sản.
+ Những người làm thuê, bị bóc lột trở thành giai cấp vô sản.
b, Sự biến đổi của xã hội Tây Âu
Câu hỏi trang 17 Lịch sử 7: Hãy cho biết biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này.
Trả lời:
Trong xã hội Tây Âu hình thành 2 giai cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
- Giai cấp tư sản:
+ Vốn là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,…. trở thành chủ công trường, chủ đồn điền, hoặc nhà buôn lớn.
+ Họ nắm giữ nhiều của cải và có thế lực về kinh tế, tuy nhiên họ lại chưa có địa vị chính trị trong xã hội.
- Giai cấp vô sản:
+ Gồm đội quân lao động làm thuê cho tư bản.
+ Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
- Hệ quả quan trọng nhất là mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, dân tộc mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
- Vì: các nhà thám hiểm thực hiện những cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường thương mại mới để kết nối phương Đông với phương Tây. Với kết quả đạt được, các cuộc phát kiến địa lí đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu đặt ra.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Trả lời:
- Cùng với quá trình nảy sinh chủ nghĩa tư bản là những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội với sự hình thành của hia gia cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
Trả lời:
- Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cước bóc thực dân. Ở Việt Nam, Việt Nam từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức, chi tiết khác:
Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Bài 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo
Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI