Giải Lịch sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
Trả lời:
- Nhà Lê sơ ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Dưới thời Lê sơ, chế độ phong kiến chuyên chế ở Đại Việt phát triển đến đỉnh cao, trở thành một trong những cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông.
- Thời Lê Sơ đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển văn hóa Đại Việt.
1. Sự thành lập Vương triều Lê sơ
Câu hỏi 1 trang 85 Lịch Sử lớp 7: Hãy cho biết vương triều Lê Sơ được thành lập như thế nào?
Trả lời:
- Sau thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quân Minh bị quét sạch ra khỏi bờ cõi. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long ( Hà Nội ngày nay).
=> Nhà Lê sơ chính thức được thành lập.
Trả lời:
- Tư liệu 1 đã cho thấy: nhà Lê sơ ý thức được chủ quyền lãnh thổ và tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Từ đó, đưa ra hình phạt nghiêm khắc đối với những người có hành vi bán rẻ chủ quyền lãnh thổ đất nước.
2. Tình hình kinh tế, xã hội
Câu hỏi trang 86 Lịch Sử lớp 7: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ.
Trả lời:
* Tình hình kinh tế thời Lê Sơ:
- Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước, như:
+ Chia ruộng đất công ở làng xã cho nông dân (phép quân điền).
+ Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ…
+ Cấm nhân dân để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền
+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi…
- Nhiều nghề thủ công nghiệp truyền thống như: dệt lụa, làm gốm… phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp, như: làng gốm Chu Đậu (Hải Dương), gốm Bát Tràng (Hà Nội)…
- Thương nghiệp:
+ Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước.
+ Hoạt động buôn bán với nước ngoài được duy trì, thông qua các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kì…
Câu hỏi trang 86 Lịch Sử lớp 7: Nêu những nét chính về tình hình xã hội thời Lê Sơ.
Trả lời:
- Xã hội có sự phân hóa thành nhiều tầng lớp khác biệt:
+ Tầng lớp quý tộc gồm vua, quan lại có nhiều đặc quyền đặc lợi.
+ Nông dân là lực lượng đông đảo nhất, họ nhận ruộng đất công, nộp thuế và làm các nghĩa vụ với nhà nước hoặc lĩnh canh ruộng đất của địa chủ và nộp tô cho địa chủ.
+ Thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông nhưng không được coi trọng.
+ Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, có xu hướng giảm.
- Sự phân biệt giữa quý tộc và bình dân trở nên sâu sắc và được quy định bởi pháp luật.
Trả lời:
a/ Những thành tựu về văn hóa:
- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo chiếm vị thế độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có nhiều bộ sử lớn như: Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí có các tậpHồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ…
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
b/ Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:
- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học.
- Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho.
- Nhà nước tổ chức nhiều khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại và lập bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để vinh danh những người đỗ đạt.
Trả lời:
- Nhà Lê Sơ chú trọng giáo dục – khoa cử để tuyển chọn nhân tài cho đất nước, vì:
+ Người “hiền tài” ở đây được hiểu là những người vừa có tài, vừa có đức trong xã hội.
+ Những người “hiền tài” sẽ có những đóng góp lớn đối với sự phát triển cường thịnh của đất nước.
4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu
Trả lời:
a/ Tên những danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.
b/ Đóng góp của các danh nhân:
- Nguyễn Trãi:
+ Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.
+ Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...
+ Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Lê Thánh Tông:
+ Ông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta.
+ Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
- Ngô Sĩ Liên:
+ Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.
+ Ông là người biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
- Lương Thế Vinh:
+ Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463.
+ Ông là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).
+ Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".
Luyện tập & Vận dụng
|
|||
|
|
||
|
|
||
|
|
Trả lời:
So sánh |
Thời Trần |
Thời Trần Thời Lê Sơ |
|
Giống nhau |
- Nhà nước chăm lo phát triển nông nghiệp thông qua nhiều chính sách tiến bộ. Ví dụ: Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích canh tác; Quan tâm đến đê điều, thủy lợi…. - Thủ công nghiệp: + Bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân. + Hình thành nhiều làng nghề, phường nghề chuyên sản xuất một mặt hàng chuyên biệt. - Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh. |
||
Khác nhau |
Nông nghiệp |
- Khuyến khích vương hầu, quý tộc mộ dân khai hoang, lập nên các điền trang - Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo nông nghiệp. |
- Thực hiện chia ruộng đất cho nông dân theo phép “quân điền”. |
Thủ công nghiệp |
- Sản phẩm thủ công nghiệp rất đa dạng, chủ yếu được trao đổi, buôn bán ở các chợ và kinh thành Thăng Long. |
- Sản xuất thủ công nghiệp có bước phát triển cao hơn về kĩ thuật. - Nghề sản xuất gốm sứ theo các đơn đặt hàng của thương nhân nước ngoài phát triển mạnh. |
|
Thương nghiệp |
- Các cửa khẩu dọc biên giưới và các cửa biển như Vân Đồn, Hội Thống… trở thành những nơi buôn bán tấp nập. |
- Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng hơn trước. - Thương nhân nước ngoài tập trung buôn bán tại các thương cảng như: Vân Đồn, Hội Thống, Tam Kì… |
Trả lời:
* Nhận xét:
- Thông qua tư liệu trên em thấy trong bộ luật Hồng Đức của nhà Lê Sơ đã tiến bộ trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nếu như trước đây, người phụ nữ gần như không có tiếng nói thì với nội dung trong bộ luật Hồng Đức, quyền lợi và địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội đã được cải thiện: người phụ nữ có quyền thừa kế, quyền quyết định cuộc sống của chính mình.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Trả lời:
* Nhận xét:
- Chủ trương của các vua thời Lê Sơ về vấn đề chủ quyền lãnh thổ có giá trị rất lớn trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ngày nay.
+ Mỗi công dân cần ý thức được tầm quan trọng và những hành động thiết thực để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc.
+ Đảng và nhà nước cần có các chính sách phù hợp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước cũng như có chính sách nghiệm trị những người/ lực lượng có hành động bán rẻ/ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13: Đại Việt thời Trần (1226 - 1400)
Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Bài 15: Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 - 1407)
Bài 16: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Bài 18: Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI