Giải SGK Lịch sử 7 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Vương quốc Cam-pu-chia

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sử 7 Bài 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 7 Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia

Câu hỏi mở đầu trang 45 Bài 12 Lịch Sử lớp 7: Giữa thế kỉ XIX, nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Hen - ri Mu-ô (Henri Mouhot), tình cờ khám phá ra khu đền Ăng-co Vát (Angkor Wat) hoang phế giữa một khu rừng. Sững sờ trước vẻ kì vĩ của ngôi đền, ông thốt lên: “Nó vĩ đại hơn cả những di sản của người Hy Lạp và La Mã để lại cho chúng ta". Từ khám phá của Hen-ri, những bí ẩn lịch sử gắn với khu đền này dần dần hé mở, Vương quốc Cam-pu-chia đã hình thành và phát triển như thế nào? Những thành tựu văn hoá tiêu biểu và họ đạt được là gì?

Trả lời:

* Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành gọi là nước Chân Lạp, còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.

- Từ thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán, sau đó bị người Gia-va xâm lược.

- Năm 802, Giay-a-vác-man II dựa vào sự ủng hộ của nhân dân giành được độc lập. Ông lên ngôi vua, củng cố sức mạnh, lập ra triều đại Ăng-co

- Từ cuối thế kỉ XIII, Ăng-co liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá

- Năm 1432, họ buộc phải từ bỏ Ăng- co, chuyển dần địa bàn cư trú về bờ nam Biển Hồ. Lịch sử gọi là thời kì hậu Ăng-co

*Thành tựu văn hóa tiêu biểu:

- Về chữ viết: từ thế kỉ XIV trở đi, chữ Khơ-me dần dần thay thế chữ Phạn

- Về văn học: các tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ, sử thi phát triên khá phong phú, tiêu biểu như sử thi Riêm-kê (Reamker), Ja-ta-ca (Jataka)

- Tôn giáo: Khoảng đầu thế kỉ XIII, đạo Phật du nhập vào Cam-pu-chia, thay thế dần Hin-đu giáo và chiếm ưu thế trong xã hội

- Kiến trúc - điêu khắc: Hàng trăm đền, tháp lớn nhỏ được xây dựng, trong đó có 2 công trình nổi bật là Ăng-co Vát và Ăng-co Thom

1. Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

Câu hỏi trang 45 Lịch Sử lớp 7: Dựa vào sơ đồ 12.1 và thông tin trong bài, em hãy tóm tắt lại quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia.

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia

Trả lời:

- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành gọi là nước Chân Lạp, còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.

- Từ thế kỉ VIII, Vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán, sau đó bị người Gia-va xâm lược.

- Năm 802, Giay-a-vác-man II dựa vào sự ủng hộ của nhân dân giành được độc lập. Ông lên ngôi vua, củng cố sức mạnh, lập ra triều đại Ăng-co

- Từ thế kỉ IX đến thế kỉ X, triều đại Ăng-co bước vào thời kì khôi phục và củng cố sức mạnh của mình

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, là thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co huy hoàng

- Từ cuối thế kỉ XIII, Ăng-co liên tục bị người Thái tấn công và cướp phá, triều đại Ăng-co bước vào thời kì suy thoái

- Năm 1432, người Cam-pu-chia buộc phải từ bỏ kinh đô Ăng-co, chuyển dần địa bàn cư trú về bờ nam Biển Hồ. Lịch sử gọi là thời kì hậu Ăng-co.

2. Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co

Câu hỏi trang 46 Lịch Sử lớp 7: Sự phát triển của Cam-pu-chia thời kì Ăng-co được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Về chính trị:

+ Thời kì Ăng-co, các vị vua không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.

+ Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181-1220), lãnh thổ mở rộng bao gồm cả vùng hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp là nghành kinh tế chủ yếu

+ Ngòai ra người dân còn sống bằng đánh bắt cá ở Biển Hồ và khai thác lâm sản

+ Thủ công nghiệp: Người dân Ăng-co rất khéo tay, giỏi nghề thủ công, làm đồ gốm, trang sức và xây đền

+ Thương nghiệp: việc trao đổi buôn bán đã có, nhưng chưa sử dụng tiền

3. Văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia

Câu hỏi trang 47 Lịch Sử lớp 7: Nêu một số nét tiêu biểu về văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia

Trả lời:

* Một số nét tiêu biểu về văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia:

- Về chữ viết: từ thế kỉ XIV trở đi, chữ Khơ-me dần dần thay thế chữ Phạn

- Về văn học: các tác phẩm văn học dân gian, truyện thơ, sử thi phát triên khá phong phú, tiêu biểu như sử thi Riêm-kê (Reamker), Ja-ta-ca (Jataka), các bài kinh kể lại sự tích, tiền kiếp của đức phật...

- Tôn giáo: Khoảng đầu thế kỉ XIII, đạo Phật du nhập vào Cam-pu-chia, thay thế dần Hin-đu giáo và chiếm ưu thế trong xã hội

- Kiến trúc - điêu khắc: Hàng trăm đền, tháp lớn nhỏ được xây dựng, trong đó có 2 công trình nổi bật là Ăng-co Vát và Ăng-co Thom

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 47 Lịch Sử lớp 7: Nêu những biểu hiện và đánh giá sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co

Trả lời:

* Những biểu hiện về sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia thời kì Ăng-co

- Về chính trị:

+ Thời kì Ăng-co, các vị vua không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.

+ Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181-1220), lãnh thổ mở rộng bao gồm cả vùng hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu sông Mê Công

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu

+ Ngoài ra người dân còn sống bằng đánh bắt cá ở Biển Hồ và khai thác lâm sản

+ Thủ công nghiệp: Người dân Ăng-co vát khéo tay, giỏi nghề thủ công, làm đồ gốm, trang sức và xây đền

+ Thương nghiệp: Việc trao đổi buôn bán đã có, nhưng chưa sử dụng tiền

* Đánh giá:

- Sự phát triển kinh tế thời kì Ăng-co đã thu hút dân cư tập trung đông đức quanh kinh đô, hình thành nên một khu vực thịnh vượng ở bắc Biển Hồ.

- Sự phát triển của Ăng-co đã đánh dấu thời kì phát triển huy hoàng của Cam-pu-chia mà lịch sử gọi là thời kì Ăng-co huy hoàng

Luyện tập 2 trang 47 Lịch Sử lớp 7: Vì sao các vua Cam-pu-chia rất chú ý đến công tác thủy lợi ?

Trả lời:

- Các vua Cam-pu-chia rất chú ý đến công tác thủy lợi vì:

+ Ngành kinh tế chủ yếu của Cam-pu-chia là kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp trồng lúa nước.

+ Các vua Cam-pu-chia chú trọng công tác thủy lợi để đảm bảo cho việc cấy lúa nước được mùa liên tục.

Vận dụng 3 trang 47 Lịch Sử lớp 7: Quan sát quốc kì của vương quốc Cam-pu-chia ngày nay, em hãy cho biết: Hình ảnh trong quốc kì lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nào của Cam-pu-chia thời kì Ăng-co ?

Trả lời:

- Biểu tượng Ăng-co Vát trên cờ Campuchia chính là biểu trưng của vương quốc Cam-pu-chia. Đây được biết đến là công trình tôn giáo lớn bậc nhất trên thế giới, tượng trưng cho lịch sử lâu đời cũng như nền văn hóa rực rỡ, cổ xưa của dân tộc Khmer. Hình ảnh Ăng-co Vát mang biểu tượng của sự thanh liêm, công lý cho nhân dân Campuchia.

Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 7 sách Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:

Bài 10: Đế quốc Mô-gôn

Bài 11: Khái quát về Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Bài 13: Vương quốc Lào

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Câu hỏi liên quan

Đáp án đúng là: - Diễn biến chính: + Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long. + 25/1/1789 (đêm 30 Tết, âm lịch), quân Tây Sơn bất ngờ tấn công và tiêu diệt gọn quân Thanh ở đồn tiền tiêu. + 28/1/1789 (mùng 3 Tết), quân Tây Sơn bao vây và triệt hạ đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng. + 30/1/1789 (rạng sáng mùng 5 Tết), quân Tây Sơn giành thắng lợi quyết định ở đồn Ngọc Hồi và Đống Đa (Hà Nội), quân Thanh đại bại, buộc phải rút về nước.
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án: Học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về những thành tựu văn minh thế giới.
Xem thêm
Đáp án đúng là: - Sự thành lập nước CHND Trung Hoa + Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật , ở TQ đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và ĐCS Trung Quốc (1946 - 1949). Thắng lợi thuộc về ĐCS Tưởng Giới Thạch phải rút chạy ra đảo Đài Loan + Ngày 1/10/1949 Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố trước toàn TG sự ra đời của nước CHND Trung Hoa - Ý nghĩa: + Với thắng lợi của cuộc cách mạng Trung Quốc 1949 đã kết thúc 100 năm bị đế quốc phong kiến tư sản mại bản nô dịch thống trị và mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc. + Đã tăng cường lực lượng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á. + Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.
Xem thêm
Đáp án đúng là: Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam, Việt Nam) được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV, trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Đây là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và cũng là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Do chịu ảnh hưởng lớn từ văn minh Ấn Độ cả về kiến trúc lẫn văn hóa. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I, vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Vào năm 1999, nơi đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Xem thêm
Đáp án đúng là: - Năm 1764, Giêm Ga-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni. Máy này tuy vẫn kéo bằng tay nhưng có tới 8 cọc sợi bông (về sau cải tiến, nâng lên 16 - 18 cọc sợi bông) mà vẫn chỉ cần một người điều kiển. Nhờ đó năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần.
Xem thêm
Đáp án đúng là: - Ngày 26/7/1953, Phi-đen Cát- xtơ- rô huy 135 thanh niên niên yêu nước tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh chống Mĩ. - Cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi- đen làm tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tiến công. - Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Thân Mĩ bị lật đổ, cách mang Cu-ba giành thắng lợi.
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
Đáp án đúng là: - Hai thập kỉ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính giàu mạnh nhất thế giới. - Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ: + Nước Mĩ được Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. + Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào. + Dựa vào thành tựu khoa học - kĩ thuật... + Có nền sản xuất vũ khí phát triển cao; thu được nhiều lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai + Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao. + Nhà nước đưa ra những chính sách điều tiết nền kinh tế hợp lý.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lịch sử Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Vương quốc Cam-pu-chia CTST
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!