Giải Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)
Trả lời:
* Sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã mở ra thời kì phát triển mới cho nước nhà
* Những chính sách nhà Lý thực hiện để xây dựng và phát triển đất nước
- Về chính trị:
+ Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt, tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
+ Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan văn, quan võ
+ Cử người thân tín giữ những chức vụ quan trọng
+ Cả nước chia thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu, dưới lộ là huyện, hương, xã
- Về luật pháp:
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam
+ Các vua Lý cho đặt chuông trước điện Long Trì cho người dân kêu oan
- Về quân đội:
+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương
+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
- Về đối nội:
+ Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc
+ Ban chức tước và gả công chúa cho các tù trưởng miền núi
- Về đối ngoại:
+ Triều đình chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm-pa
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống muốn gây chiến với Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước
- Sớm phát hiện âm mưu của nhà Tống, nhà Lý đã chủ động chuẩn bị đối phó
- Tháng 10/1075: Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
- Sau khi hạ thành Ung Châu, phá kho lương thực, ông cho quân rút về nước
- Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến bên sông Như Nguyệt
- Tháng 1/1077, 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tiến vào nước ta nhưng bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt
- Cuối xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông lúc nửa đêm tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống hoang mang, tuyệt vọng
- Trước tình hình đó Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa, quân Tống rút về nước
Như vậy, dưới sự lãnh đạo tài ba của mình, nhà Lý đã đánh bại quân xâm lược Tống, giữ vững nền độc lập, tự do của Đại Việt
1. Sự thành lập nhà Lý
Trả lời:
Hoàn cảnh: năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần trong triều đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập
Trả lời:
Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì:
- Hoa Lư là nơi đồi núi, chỉ thuận lợi cho phùng thủ, không thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước.
- Thành Đại La là nơi trung tâm trời đất được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đây là vùng đất rộng, bằng phẳng, dân cư thuận lợi làm ăn, phát triển kinh tế, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh
* Đánh giá: Sự kiện dời đô đã mở ra thời kì phát triển mới cho nước nhà.
2. Tình hình chính trị
Câu hỏi trang 58 Lịch Sử lớp 7: Nhà Lý đã làm gì để củng cố chế độ quân chủ?
Trả lời:
- Về chính trị:
+ Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt, tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
+ Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan văn, quan võ
+ Cử người thân tín giữ những chức vụ quan trọng
+ Cả nước chia thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu, dưới lộ là huyện, hương, xã
- Về luật pháp:
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam
+ Các vua Lý cho đặt chuông trước điện Long Trì cho người dân kêu oan
- Về quân đội:
+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương
+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”
- Về đối nội:
+ Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc
+ Ban chức tước và gả công chúa cho các tù trưởng miền núi
- Về đối ngoại: triều đình chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm-pa
3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077)
Trả lời:
Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
- Chủ động tiến công địch để phòng vệ, đẩy địch vào thế bị động.
- Thực hiện phòng vệ tích cực để tấn công.
- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” làm cho địch hoang mang, lo sợ
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc cuộc chiến bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất
Trả lời:
Vai trò của Lý Thường Kiệt
- Lý Thường Kiệt là người trực tiếp chỉ huy, lãnh đạo cuộc kháng chiến
- Lý Thường Kiệt chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”, ông chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt để chặn đường tiến công của địch
- Ông nắm bắt thời cơ, chủ động kết thúc cuộc chiến bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
4. Tình hình kinh tế, xã hội
Câu hỏi trang 61 Lịch Sử lớp 7:Nhà Lý đã có những biện pháp gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
Những biện pháp của nhà Lý để phát triển nông nghiệp:
- Định ra nhiều luật lệ để bảo vệ sản xuất và sức kéo cho nông nghiệp
- Cho nông dân nhận ruộng đất công cày cấy và nộp thuế cho nhà nước
- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” đảm bảo sức lao động trong sản xuất nông nghiệp
- Tổ chức làm thủy lợi và đắp đê điều. Khuyến khích khai khẩn đất hoang
Trả lời:
- Thủ công nghiêp: bao gồm hai bộ phận
+ Thủ công nghiệp nhà nước: đúc tiền, chế tạo vũ khí…
+ Thủ công nghiệp nhân dân: Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm…
+ Nhiều làng nghề ra đời như làng gốm bát tràng, dệt Nhược Công…
- Thương nghiệp:
+ Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng
+ Tiền đồng được sử dụng phổ biến hơn trước
+ Thăng Long có chợ cửa Đông, chợ Tây Nhai, chợ cửa Nam
+ Nhiều chợ biên giới Việt - Tống được thành lập
+ Cảng biển Vân Đồn nhiều thuyền bè nước ngoài buôn bán tấp nập
- Một số địa danh nổi tiếng về nghề thủ công và buôn bán
+ Làng gốm Bát Tràng
+ Làng dệt Nhược Công
+ Làng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa Nghi Tàm
+ Làng trồng cây thuốc nam và chế biến thảo dược Đại Yên
+ Cảng Vân Đồn
+ Chợ cửa Đông
+ Chợ cửa Nam
Câu hỏi trang 61 Lịch Sử lớp 7:Mô tả vài nét về đời sống xã hội thời Lý
Trả lời:
Xã hội thời Lý ngày càng phân hóa
+ Vua, quan lại quý tộc là tầng lớp thống trị, có nhiều đặc quyền
+ Địa chủ ngày càng tăng và có thế lực
+ Nông dân chiến đa số, là lực lượng sản xuất chính
+ Thợ thủ công và thương nhân khá đông
+ Nô tì có địa vị thấp kém nhất
5. Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa - giáo dục
Câu hỏi trang 63 Lịch Sử lớp 7:Trình bày những thành tựu văn hóa - giáo dục tiêu biểu thời Lý
Trả lời:
- Văn hóa
+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
+ Một số tác phẩm vẫn còn giá trị giáo dục đến hiện nay như Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam quốc sơn hà, Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền sư)…
+ Vua quan nhà Lý đều tôn sùng đạo Phật, Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, chùa Một Cột, Hoàng thành Thăng Long
+ Nghệ thuật điêu khắc đa dạng, độc đáo, tinh tế thể hiện trên các tượng phật, các bệ đá hình hoa sen
- Giáo dục:
+ Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long
+ Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên
+ Năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quan lại, quý tộc
Trả lời:
Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã:
+ Chứng tỏ bước phát triển của nền giáo dục nước ta thời bấy giờ.
+ Thể hiện sự quan tâm của nhà Lý đối với nền giáo dục của nước nhà
Luyện tập & Vận dụng
Trả lời:
(*) Sơ đồ tham khảo
Trả lời:
(*) Giới thiệu Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 để thờ các bậc tiên tổ của Nho học. Đến năm 1076, Quốc Tử Giám được xây dựng bên cạnh Văn miếu và trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta.
- Ban đầu, Quốc Tử Giám chỉ thu nhận con cái của vua quan trong Triều đình. Từ năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện và dành cho cả con các nhà thường dân có khả năng học tập tốt. Từ đây, Quốc Tử Giám mới thực sự trở thành trường học cho nhân dân
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích rộng đến 54331m^2 được chia làm 5 khu chính. Được xây dựng ở phía Nam của kinh thành Thăng Long. Nhìn về tổng thể, kiến trúc của Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào bao gồm cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học
- Hiện nay, nơi đây là nơi dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ tiến sĩ từ năm 1442 trở đi. Có thể thấy Quốc Tử Giám chính là minh chứng sống cho chặng đường phát triển giáo dục của nước ta.
- Vào năm 2012, nơi đây đã chính thức trở thành Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.
- Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất khi nhắc về Hà Nội ngàn năm văn hiến. Không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn, một di tích lịch sử hàng đầu, mà còn là đại diện cho nền giáo dục nước ta từ bao đời nay
Trả lời:
* Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Tống
- Đề ra chiến thuật đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử
- Biết chớp thời cơ
- Sử dụng đòn đánh tâm lý, gây hoang mang, dao động cho kẻ thù
- Sự lãnh đạo tài tình đúng đắn
- Sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân tộc
Xem thêm lời giải SGK Lịch sử lớp 7 sách Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:
Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)
Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)