Giải SGK Kinh tế Pháp luật 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Đạo đức kinh doanh

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Bài 7: Đạo đức kinh doanh sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 7. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 11 Bài 7: Đạo đức kinh doanh

Câu hỏi trang 41 KTPL 11: Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Thông tin. Ngày 19/5/2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố và phát động thực hiện 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam gồm: Tạo giá trị cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.

Câu hỏi: Theo em, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện nhằm mục đích gì?

Lời giải:

- Việc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra các quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện nhằm mục đích: điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh theo hướng tích cực; từ đó giúp nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, đồng thời tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế.

1. Quan niệm và biểu hiện của đạo đức kinh doanh

Câu hỏi 1 trang 42 KTPL 11: Theo em, những chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh của nhân viên ngân hàng thể hiện những phẩm chất đạo đức cơ bản như thế nào?

Thông tin. Mọi nhân viên trong ngân hàng A đều được phổ biến và yêu cầu chấp hành nghiêm chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Tuân thủ mọi quy trình, quy định trong công tác chuyên môn, quy định của pháp luật, cẩn trọng và tận tâm với công việc; Liêm chính, giữ chữ tín với đối tác và khách hàng, có ý thức bảo mật thông tin; Chăm chỉ, chuyên cần, chủ động. sáng tạo, thích ứng trong công việc.... Ngân hàng cũng lấy đó làm cơ sở để kiểm điểm, đánh giá kết quả phấn đấu của mỗi nhân viên.

Lời giải:

- Những phẩm chất đạo đức cơ bản thể hiện chuẩn mức đạo đức trong hoạt động kinh doanh của nhân viên ngân hàng là:

+ Tuân thủ mọi quy trình, quy định trong công tác chuyên môn, quy định của pháp luật, cẩn trọng và tận tâm với công việc;

+ Liêm chính, giữ chữ tín với đối tác và khách hàng, có ý thức bảo mật thông tin;

+ Chăm chỉ, chuyên cần, chủ động. sáng tạo, thích ứng trong công việc....

Câu hỏi 2 trang 42 KTPL 11: Những quy định này có tác dụng thế nào đối với các chủ thể trong kinh doanh?

Lời giải:

- Những quy định này có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.

Câu hỏi 1 trang 43 KTPL 11: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty V và công ty X?

Thông tin 1. Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm sữa, công ty V luôn nỗ lực đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng với nhiều biện pháp như: trang bị công nghệ tiên tiến, xây dựng hệ thống khép kín, tự động hoá hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng gói sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,... Vì vậy, đã nhiều năm qua, công ty luôn nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng tin tưởng bình chọn.

Thông tin 2. Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, công ty sản xuất xi măng X luôn xác định phát triển kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân địa phương. Công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỉ đồng để lắp đặt hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Những hành động thiết thực đó giúp công ty không những thành công trong sản xuất kinh doanh, mà còn được chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá là đơn vị đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần giúp công ty phát triển bền vững, an toàn và ổn định.

Lời giải:

- Biểu hiện đạo đức kinh doanh của công ty V là: nỗ lực cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm mang đến giá trị dinh dưỡng tối ưu cho người tiêu dùng.

- Biểu hiện đạo đức kinh doanh của công ty X là: phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân tại địa phương.

Câu hỏi 2 trang 43 KTPL 11: Em hãy nêu những biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh mà em biết.

Lời giải:

- Một số biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh là:

+ Giữ chữ tín trong kinh doanh, công bằng, liêm chính.

+ Tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội;

+ Tuân thủ pháp luật;

+ Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

+ Thực hiện đúng quy định của đơn vị, đảm bảo bí mật.

+ Tôn trọng con người, tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối thủ cạnh tranh.

+ Gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.

2. Vai trò của đạo đức kinh doanh

Câu hỏi trang 43 KTPL 11: Các hành vi kinh doanh có đạo đức của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp, thông tin trên đã mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, khách hàng, người lao động và xã hội?

Trường hợp 1. Chị Q là chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh áo dài, phục vụ khách hàng trong và ngoài nước. Một lần, nhận được thông tin của người khách nước ngoài không hài lòng về chất lượng áo mới may ở cửa hàng, dù trời đã tối muộn, chị vẫn đến ngay khách sạn, gặp gỡ vị khách để giải quyết vướng mắc. Sau khi được hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, lại biết chị Q chính là chủ cửa hàng, người khách nước ngoài rất cảm kích. Bà đã viết bài giới thiệu, quảng bá cửa hàng của chị Q với những lời khen ngợi về chất lượng sản phẩm và sự tận tâm phục vụ khách hàng. Nhờ đó, cửa hàng của chị Q trở thành một thương hiệu uy tín, ngày càng có đông du khách nước ngoài đến tham quan và mua áo dài, doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng ngày càng tăng.

Thông tin 2. Trong đại dịch COVID-19, nhiều công ty trong các khu công nghiệp đã thực hiện chính sách trợ cấp cho công nhân nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai, cho vay tiêu dùng không tính lãi,... giúp hàng triệu gia đình công nhân vượt qua khó khăn, gắn bó với doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp bắt tay vào phục hồi sản xuất ngay sau khi dịch được kiểm soát.

Lời giải:

- Trong trường hợp 1: Hành vi kinh doanh có đạo đức của chị Q đã:

+ Làm hài lòng khách hàng, giúp họ có trải nghiệm tốt về sản phẩm.

+ Giúp cho cơ sở kinh doanh áo dài của chị Q giữ vững được uy tín, thu hút thêm được một lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước, từ đó, giúp doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng ngày càng tăng.

+ Giúp công việc của người lao động (tạo cửa hàng của chị Q) sẽ được duy trì ổn định; bên cạnh đó, người lao động cũng có cơ hội được tăng lương hoặc cải thiện chế độ đãi ngộ (do hoạt động kinh doanh của cửa hàng có sự khởi sắc).

+ Giúp tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần cho xã hội; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

- Trong thông tin 2: Hành vi kinh doanh có đạo đức của nhiều công ty trong đại dịch Covid-19, đã:

+ Giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định và cải thiện cuộc sống; đồng thời, khi nhận được sự giúp đỡ của công ty trong thời điểm khó khăn, người lao động sẽ có tinh thần và động lực để trung thành, gắn bó lâu dài với công ty; cống hiến hết mình cho công việc.

+ Giúp cho doanh nghiệp duy trì được lực lượng lao động để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát; đồng thời giúp tăng uy tín của doanh nghiệp.

+ Góp phần tích cực trong việc giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, lan tỏa những điều tốt đẹp và khiến con người có thêm niềm tin vào tình người, vào lương tri và các giá trị xã hội khác.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 44 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh.

b. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

c. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm với doanh nghiệp.

d. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.

Lời giải:

- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn,…) như: ban giám đốc; các thành viên của hội đồng quản trị; cán bộ, công nhân viên, người lao động làm thuê,…

- Ý kiến b. Đồng tình, vì: thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.

- Ý kiến c. Đồng tình, vì: sự cam kết và tận tâm của người lao động đối với doanh nghiệp xuất phát từ việc họ tin rằng: tương lai của mình gắn liền với tương lai của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đối với người lao động (thông qua các hành động, như: tôn trọng, có chế độ lương và chế độ đãi ngộ tốt…) thì người lao động sẽ càng tận tâm với công việc và có tâm lý cam kết gắn bó lâu dài với tổ chức.

- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: đảm bảo đạo đức kinh doanh sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ví dụ:

+ Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty, từ đó giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

+ Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có được sự trung thành và tận tâm của người lao động, qua đó góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất.

Luyện tập 2 trang 44 KTPL 11: Em hãy cho biết hành vi của các chủ thể kinh doanh trong những trường hợp sau là phù hợp hay vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh? Vì sao?

a. Công ty G đã sử dụng hàng nước ngoài kém chất lượng, dán tem hàng Việt Nam chất lượng cao để bán.

b. Cô X đã cung cấp thông tin bí mật về một công nghệ mới của công ty mình đang làm việc cho một đối tác để được nhận một khoản tiền.

c. Thấy các nguyên liệu để làm bánh kẹo đã quá hạn ghi trên bao bì, anh C đề nghị với Giám đốc xí nghiệp không sử dụng các nguyên liệu đó để sản xuất mặc dù hương vị vẫn thơm ngon, màu sắc vẫn dẫn.

Lời giải:

- Trường hợp a. Công ty G đã vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vì: công ty này đã thực hiện hành vi gian dối về chất lượng của sản phẩm => không trung thực trong kinh doanh.

- Trường hợp b. Cô X đã vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vì: hành động của cô X đã vi phạm quy định đảm bảo bí mật.

- Trường hợp c. Hành động của anh C phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Vì: hành động của anh nhằm đảm bảo lợi ích về sức khỏe cho khách hàng; đồng thời giữ uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Luyện tập 3 trang 44 KTPL 11: Em hãy cho biết vai trò của đạo đức kinh doanh trong các trường hợp dưới đây:

a. Phát hiện ra có lỗi trong chi tiết ở động cơ, doanh nghiệp ô tô thông báo thu hồi lại sản phẩm và bồi thường thỏa đáng cho khách hàng.

b. Siêu thị H luôn thực hiện nghiêm ngặt kiểm soát chất lượng, truy soát nguồn gốc xuất xứ các hàng hóa nhập vào siêu thị.

c. Doanh nghiệp T hướng đến mô hình “sản xuất xanh”.

Lời giải:

- Trường hợp a. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong trường hợp này là:

+ Làm hài lòng khách hàng.

+ Nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp.

- Trường hợp b. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong trường hợp này là:

+ Làm hài lòng khách hàng.

+ Nâng cao chất lượng và uy tín của siêu thị.

- Trường hợp c. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong trường hợp này là:

+ Làm hài lòng khách hàng.

+ Nâng cao chất lượng và uy tín của siêu thị.

+ Gắn kết các lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 44 KTPL 11: Em hãy viết bài giới thiệu về một tấm gương đạo đức kinh doanh và nêu bài học rút ra từ tấm gương đó.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh, hoa lệ như Paris.

Từ một công chức làm trong một hãng thầu công chánh của Pháp, một dịp may đến với ông là năm 1895, Hội chợ Bordeaux được tổ chức tại Pháp, Bạch Thái Bưởi được chọn, qua đề cử của công sứ Bonnet. Trong những ngày ở Pháp, không như những người khác dành thời gian du hí đây đó, ông nỗ lực tìm hiểu, học hỏi cung cách buôn bán, cách tổ chức và quản lí sản xuất, nghệ thuật khuếch trương thương nghiệp.

Trên chuyến tàu trở về nước, Bạch Thái Bưởi đã manh nha một quyết định táo bạo: xin nghỉ việc để đi vào con đường kinh doanh với quan điểm “phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần. Nhưng phải kịp thời”. Ông đã hùn tiền với một người Pháp để chuyên khai thác gỗ làm tà-vẹt bán cho Sở Hoả xa Đông Dương. Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm. Ông bảo: “Tiền mất đi còn có thể tìm lại được, chứ chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.

Bạch Thái Bưởi thành công và thu hút được nhiều người tài về cùng dựng nghiệp vì ông là người rất biết cách đối đãi và tin tưởng những cộng sự của mình. Ông cũng quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền, dành chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, trợ cấp cho học sinh nghèo đi du học,… Có lẽ, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam trước nhất đầu thế kỉ XX đã có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình.

(*) Bài học cho bản thân:

- Giữ chữ tín trong kinh doanh.

- Tôn trọng và đảm quyền lợi cho nhân viên, tôn trọng khách hàng.

Vận dụng 2 trang 44 KTPL 11: Em hãy viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn.

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo:

Rất nhiều người, rất nhiều sách báo đã từng nói đến “chữ Tín trong kinh doanh” và hầu hết đều thống nhất rằng chữ Tín trong kinh doanh là yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, nhưng làm cách nào để tạo được chữ Tín trong kinh doanh, tạo được niềm tin của khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính nhất, thì không phải doanh nghiệp nào, doanh nhân nào cũng làm được.

Thực tế đã chỉ ra rằng, chữ Tín trong kinh doanh không chỉ là lời hứa suông, tự dưng mà có, mà nó là cả một quá trình lâu dài, thông qua những ứng xử và hành động thực tế nhằm duy trì và thực hiện một cách tốt nhất, nghiêm túc nhất những cam kết và lời hứa của mình.

Nói thì đơn giản vậy, nhưng thực hiện được nó thì không dễ chút nào, bởi không phải tất cả những cam kết, lời hứa nào cũng dễ dàng thực hiện, rất nhiều cam kết không chỉ đòi hỏi đạo đức kinh doanh, sự tận tụy, lòng chân thành mà còn đòi hỏi năng lực, tình độ, chất lượng dịch vụ và không phải chỉ của cá nhân mà của cả một tổ chức.

Chính vì vậy mà nhiều khi để giữ được chữ Tín, giữ được cam kết, chúng ta phải lao động với cường độ cao, phải nỗ lực cao độ, đôi khi vượt cả sức của mình, thậm chí phải chấp nhận thua thiệt về tiền bạc. Như thế vẫn chưa đủ, chúng ta phải luôn giữ gìn chữ Tín, không được phép phạm đến dù chỉ một lần, bởi “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Điều ấy có nghĩa là chúng ta phải luôn tâm niệm “chữ Tín là báu vật” nhưng lại là “báu vật mong manh, dễ vỡ” đòi hỏi chúng ta phải gìn giữ nó hết sức cẩn thận.

Trong một bức thư gửi cháu trai của mình, ông Zebulon, cụ cố của Warren Bufett đã viết rằng:

“Cháu đừng mong có thể kiếm được nhiều tiền ở đâu đó, ông chỉ hy vọng công việc kinh doanh của cháu sẽ tốt đẹp hơn vào mùa xuân. Nhưng nếu cháu không thể làm được điều đó, hãy từ bỏ kịp thời để thanh toán hết nợ nần và giữ lại chữ Tín cho mình, bởi vì nó còn quan trọng hơn cả tiền bạc”.

Có lẽ nhờ học được giữ gìn chữ Tín, hiểu được câu “chữ Tín còn quan trọng hơn tiền bạc” của cụ cố của mình mà sau này Warren Bufett đã trở thành tỷ phú giàu nhất, nhì thế giới.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 

Câu hỏi liên quan

(*) Tham khảo: - Tấm gương doanh nhân tiêu biểu Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh, hoa lệ như Paris. Từ một công chức làm trong một hãng thầu công chánh của Pháp, một dịp may đến với ông là năm 1895, Hội chợ Bordeaux được tổ chức tại Pháp, Bạch Thái Bưởi được chọn, qua đề cử của công sứ Bonnet. Trong những ngày ở Pháp, không như những người khác dành thời gian du hí đây đó, ông nỗ lực tìm hiểu, học hỏi cung cách buôn bán, cách tổ chức và quản lí sản xuất, nghệ thuật khuếch trương thương nghiệp. Trên chuyến tàu trở về nước, Bạch Thái Bưởi đã manh nha một quyết định táo bạo: xin nghỉ việc để đi vào con đường kinh doanh với quan điểm “phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần. Nhưng phải kịp thời”. Ông đã hùn tiền với một người Pháp để chuyên khai thác gỗ làm tà-vẹt bán cho Sở Hoả xa Đông Dương. Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm. Ông bảo: “Tiền mất đi còn có thể tìm lại được, chứ chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”. Bạch Thái Bưởi thành công và thu hút được nhiều người tài về cùng dựng nghiệp vì ông là người rất biết cách đối đãi và tin tưởng những cộng sự của mình. Ông cũng quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền, dành chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên, trợ cấp cho học sinh nghèo đi du học,… Có lẽ, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam trước nhất đầu thế kỉ XX đã có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình. - Đạo đức kinh doanh của nhân vật: + Trong quá trình kinh doanh, Bạch Thái Bưởi luôn đặt “chữ tín” lên hàng đầu. + Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm, nhằm tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. + Bạch Thái Bưởi luôn tin tưởng và đãi ngộ tốt đối với các cộng sự và nhân viên. + Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thông qua việc: vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc. - Bài học cho bản thân: + Giữ chữ tín trong kinh doanh. + Tôn trọng và đảm quyền lợi cho nhân viên, tôn trọng khách hàng.
Xem thêm
- Một số câu ca dao, tục ngữ nói về đạo đức kinh doanh: (1) “Chữ tín quý hơn vàng mười” (hoặc) “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” => Ý nghĩa: trong kinh doanh cần đặt chữ tín lên vị trí hàng đầu. (2) “Treo đầu dê, bán thịt chó” (hoặc) “Rao ngọc, bán đá”; “Buôn gian bán lận” => Ý nghĩa: phê phán hành vi gian dối trong kinh doanh. (3) “Thuận mua, vừa bán” => Ý nghĩa: trong kinh doanh cần phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu dùng. (4) “Hàng thịt nguýt hàng cá/ Hàng cá đá hàng tôm” (hoặc) “Có đắt hàng tôi, mới trôi hàng bà” => Ý nghĩa: phê phán hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa những người sản xuất kinh doanh. (5) “Tiền nào của nấy” (hoặc) “Đắt xắt ra miếng”; “Đừng tham của rẻ - của ôi/ Những của đầy nồi là của chẳng ngon” => Ý nghĩa: trong kinh doanh phải đảm bảo chất lượng hàng hóa tương xứng với giá cả.
Xem thêm
- Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh: + (1) Buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. + (2) Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. + (3) Thiếu tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; thực hiện không đúng các cam kết về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với người lao động… + (4) Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: bán phá giá; đánh cắp thông tin, bí mật thương mại của đối thủ; đưa ra những thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật về đối thủ,… - Đề xuất cách xử lí: + Đối với hành vi (1): ▪ Tuyên truyền để người tiêu dùng đề cao cảnh giác ▪ Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức như: cơ quan quản lí thị trường; Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng,… ▪ Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,… ▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức. + Đối với hành vi (2): ▪ Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. ▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức. + Đối với hành vi (3): ▪ Tuyên truyền để người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ các quy định pháp luật trong Bộ Luật lao động năm 2019. ▪ Có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019. ▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức. + Đối với hành vi (4): Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.
Xem thêm
- Các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh: + Tôn trọng và tuân thủ đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. + Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. - Ví dụ: + Ví dụ 1: các chủ thể sản xuất kinh doanh cần thực hiện đúng nghĩa vụ đóng thuế; thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ,… + Ví dụ 2: trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không nên thông đồng với nhau để bán phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; không nên thực hiện hành vi đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ; không đưa ra những thông tin chưa được kiểm chứng/ thông tin sai sự thật,… gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đối thủ,…
Xem thêm
- Trong tình huống trên, doanh nghiệp chế biến nông sản H đã có nhiều hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, như: + Cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất. + Xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh. - Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ: + Yêu cầu chủ doanh nghiệp chấm dứt các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh này, đồng thời thực hiện việc: sử dụng các nguyên liệu có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất; xử lí chất thải đúng quy định trước khi xả ra môi trường. + Nếu chủ doanh nghiệp không chấp nhận, vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên, em sẽ từ chối làm việc, thu thập các thông tin, chứng cứ và gửi đến cơ quan chức năng để tố giác hành vi trái đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp H.
Xem thêm
(*) Bài viết tham khảo: Rất nhiều người, rất nhiều sách báo đã từng nói đến “chữ Tín trong kinh doanh” và hầu hết đều thống nhất rằng chữ Tín trong kinh doanh là yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, nhưng làm cách nào để tạo được chữ Tín trong kinh doanh, tạo được niềm tin của khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính nhất, thì không phải doanh nghiệp nào, doanh nhân nào cũng làm được. Thực tế đã chỉ ra rằng, chữ Tín trong kinh doanh không chỉ là lời hứa suông, tự dưng mà có, mà nó là cả một quá trình lâu dài, thông qua những ứng xử và hành động thực tế nhằm duy trì và thực hiện một cách tốt nhất, nghiêm túc nhất những cam kết và lời hứa của mình. Nói thì đơn giản vậy, nhưng thực hiện được nó thì không dễ chút nào, bởi không phải tất cả những cam kết, lời hứa nào cũng dễ dàng thực hiện, rất nhiều cam kết không chỉ đòi hỏi đạo đức kinh doanh, sự tận tụy, lòng chân thành mà còn đòi hỏi năng lực, tình độ, chất lượng dịch vụ và không phải chỉ của cá nhân mà của cả một tổ chức. Chính vì vậy mà nhiều khi để giữ được chữ Tín, giữ được cam kết, chúng ta phải lao động với cường độ cao, phải nỗ lực cao độ, đôi khi vượt cả sức của mình, thậm chí phải chấp nhận thua thiệt về tiền bạc. Như thế vẫn chưa đủ, chúng ta phải luôn giữ gìn chữ Tín, không được phép phạm đến dù chỉ một lần, bởi “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Điều ấy có nghĩa là chúng ta phải luôn tâm niệm “chữ Tín là báu vật” nhưng lại là “báu vật mong manh, dễ vỡ” đòi hỏi chúng ta phải gìn giữ nó hết sức cẩn thận. Trong một bức thư gửi cháu trai của mình, ông Zebulon, cụ cố của Warren Bufett đã viết rằng: “Cháu đừng mong có thể kiếm được nhiều tiền ở đâu đó, ông chỉ hy vọng công việc kinh doanh của cháu sẽ tốt đẹp hơn vào mùa xuân. Nhưng nếu cháu không thể làm được điều đó, hãy từ bỏ kịp thời để thanh toán hết nợ nần và giữ lại chữ Tín cho mình, bởi vì nó còn quan trọng hơn cả tiền bạc”. Có lẽ nhờ học được giữ gìn chữ Tín, hiểu được câu “chữ Tín còn quan trọng hơn tiền bạc” của cụ cố của mình mà sau này Warren Bufett đã trở thành tỷ phú giàu nhất, nhì thế giới.
Xem thêm
Với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần có thái độ phê phán, lên án và kịp thời cung cấp thông tin, tố giác tới cơ quan chức năng.
Xem thêm
- Nhận định a. Không đồng tình, vì: bên cạnh trung thực, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp còn được thể hiện thông qua nhiều phẩm chất khác, ví dụ như: tinh thần trách nhiệm; giữ chữ tín; cạnh tranh lành mạnh,… - Nhận định b. Đồng tình, vì: việc kinh doanh có đạo đức sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng, từ đó, khách hàng sẽ tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp, dẫn tới việc tăng doanh thu và lợi nhuận. - Nhận định c. Đồng tình, vì: thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp; làm hài lòng và đem lại lợi ích cho khách hàng; đồng thời cũng thúc đẩy xây dựng sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia. - Nhận định d. Không đồng tình, vì: có nhiều doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu và để đạt được mục tiêu đó, họ đã thực hiện nhiều hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.
Xem thêm
♦ Đồng tình với ý kiến: để thực hiện đạo đức kinh doanh, không chỉ bằng tuyên truyền, vận động mà còn cần một hành lang pháp lí đủ mạnh và có tính răn đe cao. ♦ Một số biện pháp để thực hiện và nâng cao đạo đức kinh doanh: - Về phía nhà nước: + Xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lí đủ mạnh, có tính răn đe cao. + Xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức kinh doanh, đạo đức doanh nhân gắn với văn hóa doanh nghiệp + Đẩy mạnh hoạt động tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp đạt chuẩn mực, là tấm gương về phát triển đạo đức doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp + Tăng cường giám sát xã hội và vai trò của các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề - Về phía doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp: + Bản thân đội ngũ doanh nhân phải tự nâng cao năng lực, phẩm chất; rèn luyện bản thân trở thành người đủ tài, đủ tâm và đủ tầm đáp ứng được những thay đổi ngày càng lớn của môi trường kinh doanh; luôn khơi dậy, khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh, khát vọng làm giàu chân chính trong xã hội. + Đẩy mạnh xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bản thân các doanh nhân phải là những tấm gương mẫu mực về tinh thần trách nhiệm với công việc, với xã hội cộng đồng, với gia đình. + Luôn tích cực tham gia cùng Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể và hiệp hội ngành nghề trong kiến tạo và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, tích cực, tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh. - Về phía người tiêu dùng, cộng đồng xã hội: + Ủng hộ và ưu tiên sử dụng hàng hóa của những doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức. + Có thái độ phê phán, lên án những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.
Xem thêm
- Trường hợp a. Công ty G đã vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vì: công ty này đã thực hiện hành vi gian dối về chất lượng của sản phẩm => không trung thực trong kinh doanh. - Trường hợp b. Cô X đã vi phạm chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vì: hành động của cô X đã vi phạm quy định đảm bảo bí mật. - Trường hợp c. Hành động của anh C phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Vì: hành động của anh nhằm đảm bảo lợi ích về sức khỏe cho khách hàng; đồng thời giữ uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đạo đức kinh doanh
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!