a. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh
732
06/05/2023
Luyện tập 1 trang 44 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở kinh doanh.
b. Đạo đức kinh doanh tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
c. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm với doanh nghiệp.
d. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
Trả lời
- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, xí nghiệp, tập đoàn,…) như: ban giám đốc; các thành viên của hội đồng quản trị; cán bộ, công nhân viên, người lao động làm thuê,…
- Ý kiến b. Đồng tình, vì: thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.
- Ý kiến c. Đồng tình, vì: sự cam kết và tận tâm của người lao động đối với doanh nghiệp xuất phát từ việc họ tin rằng: tương lai của mình gắn liền với tương lai của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đối với người lao động (thông qua các hành động, như: tôn trọng, có chế độ lương và chế độ đãi ngộ tốt…) thì người lao động sẽ càng tận tâm với công việc và có tâm lý cam kết gắn bó lâu dài với tổ chức.
- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: đảm bảo đạo đức kinh doanh sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ví dụ:
+ Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của công ty, từ đó giúp nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
+ Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có được sự trung thành và tận tâm của người lao động, qua đó góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: