Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Mở đầu trang 76 KTPL:Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Đối mặt": Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam. Hãy chia sẽ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em biết.

Trả lời:

- Một số bộ Luật hiện hành tại Việt Nam: Luật Biên giới Quốc gia năm 2003; Luật Giao thông đường bộ năm 2008Luật Công nghệ thông tin năm 2006Luật Thanh tra năm 2010Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010Luật Dự trữ quốc gia năm 2012Luật Đất đai năm 2013Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014Luật Bảo vệ môi trường năm 2014Luật Nhà ở năm 2014Luật Doanh nghiệp năm 2014Luật Trẻ em năm 2016Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015Luật An ninh mạng năm 2018Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016Bộ luật Dân sự năm 2015Luật Báo chí năm 2016….

- Chia sẻ hiểu biết về: luật an ninh mạng 2018

Luật An ninh mạng 2018, số 24/2018/QH14 đã được Quốc hội thông qua ngày 12/06/2018 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

+ Luật An ninh mạng gồm 07 chương, 43 điều, quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Hệ thống pháp luật Việt Nam

Câu hỏi trang 76 KTPL 10:

1/ Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

2/ Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào ?

3/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ cho cấu trúc của hệ thống pháp luật.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Cấu trúc bên trong của hệ thống Pháp luật Việt Nam gồm có Ngành luật, Chế định luật và Quy phạm pháp luật.

Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung đề điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Yêu cầu số 2: Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam là các văn bản pháp luật, bao gồm: Hiến háp, luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội…

Yêu cầu số 3:

- Ví dụ về quy phạm pháp luật: Khoản 2, Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định: nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

- Ví dụ về chế định pháp luật: Chế định thừa kế gồm các quy định về di sản thừa kế, người được thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế,... trong ngành Luật Dân sự hay các chế định cơ bản trong ngành Luật Hình sự gồm: tội phạm, hình phạt, nguyên tắc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội,...

Ví dụ về ngành luật: Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội nhằm xác định rõ hành vi nào nguy hiểm cho xã hội, đồng thời quy định các hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội, những nguyên tắc xác định tội danh và quyết định hình phạt.

2. Văn bản pháp luật Việt Nam

Câu hỏi trang 78 KTPL 10:

1/ Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó.

2/ Nếu các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của văn bản.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Kể tên một số văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan ban hành

- Nghị quyết 43/2022/QH15: Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2022 của Quốc hội

- Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND huyện về thông qua đề án
"Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026" của
Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì

Yêu cầu số 2:

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trinh tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập).

- Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm:

+ Có chứa quy phạm pháp luật.

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Hình thức, trinh tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

- Văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật

+ Văn bản luật là văn bản do Quốc hội ban hành gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.

+ Văn bản dưới luật gồm: pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch.

Câu hỏi trang 80 KTPL 10:

1/ Nêu những điểm giống và khác nhau của các văn bản trên về thẩm quyền ban hành, mục đích ban hành, đối tượng thực hiện và phạm vi áp dụng văn bản.

2/ Hãy cho biết mối liên hệ giữa hai văn bản trên.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Giống nhau:

+ Cùng thuộc văn bản quy phạm pháp luật

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

- Khác nhau:

Tiêu chí

Luật bảo vệ môi trường

QĐ xử phạt vi phạm hành chính

Cơ quan

ban hành

- Quốc hội

- Công an huyện

Mục đích

ban hành

- Quy định những việc tổ chức, cá nhân được làm, không được làm và phải làm để bảo vệ môi trường

- Xử phạt hành vi vi phamh pháp luật bảo vệ môi trường.

Đối tượng

thực hiện

- Mọi tổ chức, cá nhân

- Người/ tổ chức thực hiện hành vi vi phạm (xác định cụ thể)

Phạm vi

áp dụng

- Mọi nơi, mọi lúc, mọi thời điểm

- Ghi trong quyết định xử phạt (xác định)

Yêu cầu số 2: Mối liên hệ:

- Luật Bảo vệ môi trường là căn cứ để xác định hành vi vi phạm và ban hành Quyết định xử phạt hành vi vi phạm đó.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhằm xử phạt hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ môi trường.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 80, 81 KTPL 10Theo em, các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?

a. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em là văn bản quy phạm pháp luật.

b. Bản án, quyết định xét xử của Toà án là văn bản quy phạm pháp luật.

c. Hương ước, lệ làng là văn bản quy phạm pháp luật.

d. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.

e. Nghị định do Chính phủ ban hành không phải văn bản quy phạm pháp luật.

Trả lời:

a. Sai. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Vì nó là văn bản hành chính

b. Sai. Bản án, quyết định xét xử của Toà án là văn bản áp dụng pháp luật. Nó sử dụng văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ nhằm xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

c. Sai. Hương ước, lệ làng là những quy ước, điều lệ của một cộng đồng chung sống trong một khu vực. Nó không phải văn bản quy phạm pháp luật vì không chứa quy phạm pháp luật, không do nhà nước có thẩm quyền ban hành.

d. Đúng. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.Vì nó chứa quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước bạn hành và có hình thức, trình tự do luật quy định.

e. Sai. Nghị định do Chính phủ ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.

Luyện tập 2 trang 81 KTPL 10: Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.

c. Kế hoạch liên tịch số 9337/KHLT/BGDĐT-BCA-BGTVT-TWĐTN-ĐTHVN ngày 04 - 9 - 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Đài Truyền hình Việt Nam về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lí các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.

d. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

g. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

Trả lời:

- Các văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam:

a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019.

d. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

g. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.

Luyện tập 3 trang 81 KTPL 10: Em hãy xác định và sắp xếp các văn bản sau đây theo bảng mẫu gợi ý và giải thích lí do.

Văn bản quy phạm

pháp luật

Văn bản áp dụng

pháp luật

Giải thích lí do

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Quyết định gọi công dân nhập ngũ.

b. Luật Xử lí vi phạm hành chính.

c. Quyết định giải quyết khiếu nại Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.

d. Nghị định của Chính phủ.

e. Bản ản, quyết định xét xử của Toà án

g. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trả lời:

Văn bản quy phạm

pháp luật

Văn bản áp dụng

pháp luật

Giải thích lí do

 

a. Quyết định gọi công dân nhập ngũ.

c. Quyết định giải quyết khiếu nại Chủ tịch UBND huyện.

e. Bản ản, quyết định xét xử của Toà án

Đối tượng áp dụng được xác định cụ thể và được áp dụng 1 lần

b. Luật xử lí vi phạm hành chính.

 

 

Đây là văn bản luật do Quốc hội ban hành; hình thức theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; có phạm vi áp dụng rộng rãi, thời gian áp dụng lâu dài, nhiều lần.

d. Nghị định của Chính phủ.

 

Đây là văn bản luật do Chính phủ ban hành; hình thức theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; có phạm vi áp dụng rộng rãi, thời gian áp dụng lâu dài, nhiều lần.

g. Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

 

Đây là văn bản luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; hình thức theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; có phạm vi áp dụng rộng rãi, thời gian áp dụng lâu dài, nhiều lần.

Luyện tập 4 trang 81, 82 KTPL 10: Em hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp.

a. Hiến pháp năm 2013.

b. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hưởng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

c. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Giáo dục năm 2019.

d. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có

công với cách mạng.

e. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

g. Luật Giáo dục năm 2019.

h. Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tin dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

Trả lời:

a. Hiến pháp năm 2013.

g. Luật Giáo dục năm 2019.

d. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có

công với cách mạng.

c. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Giáo dục năm 2019.

h. Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tin dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

e. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

b. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 82 KTPL 10: Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản.

Trả lời:

* Văn bản 1: Luật hình sự năm 20 15 (sửa đổi năm 2017)

- Cơ quan ban hành: Quốc hội

- Mục đích ban hành: bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

- Đối tượng và phạm vi áp dụng:

+ Đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1/ Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

2/ Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

+ Đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1/ Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

2/ Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3/ Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.

* Văn bản 2: Quyết định xủa phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vữ đất đai

- Cơ quan ban hành: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng

- Mục đích ban hành: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Đối tượng áp dụng: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nga Hải

- Phạm vi áp dụng: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nga Hải có hành vi lấn chiếm đất.

Vận dụng 2 trang 82 KTPL 10: Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó.

Trả lời:

Văn bản: Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ban hành quy định về đánh giá học sinh tiểu học, bao gồm: Tổ chức đánh giá; sử dụng kết quả đánh giá; tổ chức thực hiện áp dụng đối với trường tiểu học; trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học.

- Theo đó, quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình gồm 5 giai đoạn như sau:

1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.

3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.

4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.

5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.

- Yêu cầu của việc đánh giá học sinh tiểu học: Việc đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Nội dung đánh giá bao gồm:

+ Thứ nhất, đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

+ Thứ hai, đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

- Những phẩm chất chủ yếu: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và những năng lực đặc thù (ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất).

- Giáo viên tiểu học chỉ nhận xét vào vở học sinh khi cần thiết

- Theo quy định mới tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, học sinh tiểu học sẽ được đánh giá bằng 02 hình thức là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

- Việc đánh giá thường xuyên được chia thành:

+ Đánh giá nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục và đánh giá sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực.

+ Đối với đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn. Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

- Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2020.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Bài 13: Thực hiện pháp luật

Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị

Câu hỏi liên quan

Yêu cầu số 1: Cấu trúc bên trong của hệ thống Pháp luật Việt Nam gồm có Ngành luật, Chế định luật và Quy phạm pháp luật. + Ngành luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung đề điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. + Chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong một hoặc nhiều ngành luật + Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định. Yêu cầu số 2: Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam là các văn bản pháp luật, bao gồm: Hiến háp, luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội… Yêu cầu số 3: - Ví dụ về quy phạm pháp luật: Khoản 2, Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định: nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. - Ví dụ về chế định pháp luật: Chế định thừa kế gồm các quy định về di sản thừa kế, người được thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế,... trong ngành Luật Dân sự hay các chế định cơ bản trong ngành Luật Hình sự gồm: tội phạm, hình phạt, nguyên tắc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội,... - Ví dụ về ngành luật: Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội nhằm xác định rõ hành vi nào nguy hiểm cho xã hội, đồng thời quy định các hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội, những nguyên tắc xác định tội danh và quyết định hình phạt.
Xem thêm
a. Sai. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Vì nó là văn bản hành chính b. Sai. Bản án, quyết định xét xử của Toà án là văn bản áp dụng pháp luật. Nó sử dụng văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ nhằm xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật. c. Sai. Hương ước, lệ làng là những quy ước, điều lệ của một cộng đồng chung sống trong một khu vực. Nó không phải văn bản quy phạm pháp luật vì không chứa quy phạm pháp luật, không do nhà nước có thẩm quyền ban hành. d. Đúng. Pháp lệnh do Quốc hội ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.Vì nó chứa quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước bạn hành và có hình thức, trình tự do luật quy định. e. Sai. Nghị định do Chính phủ ban hành là văn bản quy phạm pháp luật.
Xem thêm
- Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố: + Ngành luật: là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vuwch quan hệ xã hội nhất định với những phương pháp điều chỉnh có tính chất đặc thù. + Chế định pháp luật: là tập hợp các quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại + Quy phạm luật: là quy tắc xử sự chung là nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Ví dụ: + Ngành luật: luật hành chính, luật dân sự, luật kinh tế, … + Chế định pháp luật: ngành luật dân sự có các chế định pháp luật như chế định quyền sở hữu, chế định thừa kế, chế định quyền tác giả, chế định hợp đồng, …  + Quy phạm pháp luật: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Xem thêm
Yêu cầu số 1: Kể tên một số văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan ban hành - Nghị quyết 43/2022/QH15: Giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2022 của Quốc hội - Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND huyện về thông qua đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026" của Hội đồng nhân dân huyện Thanh Trì Yêu cầu số 2: - Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trinh tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà Nhà nước muốn xác lập). - Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm: + Có chứa quy phạm pháp luật. + Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. + Hình thức, trinh tự, thủ tục ban hành do luật quy định. - Văn bản quy phạm pháp luật gồm văn bản luật và văn bản dưới luật + Văn bản luật là văn bản do Quốc hội ban hành gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết. + Văn bản dưới luật gồm: pháp lệnh, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, lệnh, quyết định, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch.
Xem thêm
- Luật 43/2019/QH14 Về Giáo dục + Cơ quan ban hành: Quốc hội + Mục đích ban hành: những quy định chung về hệ thống giáo dục quốc dân + Đối tượng và phạm vi ban hành: mọi công dân - Nghị định 73/2012/NĐ-CP: Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. + Cơ quan ban hành: Chính phủ + Mục đích ban hành: quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, bao gồm liên kết đào tạo, thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam. + Đối tượng và phạm vi áp dụng: Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức quốc tế và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề. - Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học + Cơ quan ban hành: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo + Mục đích ban hành: quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm: tổ chức bộ máy, nhân sự; hoạt động dạy học; giáo viên học viên; tài chính, tài sản; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm của trung tâm ngoại ngữ, tin học. + Đối tượng và phạm vi áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học; trung tâm ngoại ngữ; trung tâm tin học (sau đây gọi là trung tâm ngoại ngữ, tin học hoặc trung tâm) và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Xem thêm
- Yêu cầu số 1: Hệ thống pháp luật Việt nam có tất cả 12 ngành luật cơ bản, bao gồm: luật Hiến pháp, luật Hành chính, luật Hình sự, luật Tố tụng hình sự, luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự, luật Hôn nhân và gia đình, luật Kinh tế, luật Tài chính, luật Ngân hàn, luật Đất đai. - Yêu cầu số 2: Hiểu biết của em về luật kinh tế: Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lí và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế.
Xem thêm
a - Văn bản áp dụng pháp luật b - Văn bản áp dụng pháp luật c - Văn bản quy phạm pháp luật d - Văn bản áp dụng pháp luật đ - Văn bản quy phạm pháp luật e - Văn bản áp dụng pháp luật
Xem thêm
* Văn bản 1: Luật hình sự năm 20 15 (sửa đổi năm 2017) - Cơ quan ban hành: Quốc hội - Mục đích ban hành: bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. - Đối tượng và phạm vi áp dụng: + Đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1/ Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. 2/ Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. + Đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1/ Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. 2/ Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 3/ Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định. * Văn bản 2: Quyết định xủa phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vữ đất đai - Cơ quan ban hành: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng - Mục đích ban hành: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai - Đối tượng áp dụng: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nga Hải - Phạm vi áp dụng: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nga Hải có hành vi lấn chiếm đất.
Xem thêm
- Các văn bản nào sau đây thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam: a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ. b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục năm 2019. d. Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn đăng kí doanh nghiệp. e. Luật Giáo dục năm 2019. g. Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ưu đãi người có công với cách mạng.
Xem thêm
Yêu cầu số 1: Em đồng ý với ý kiến của B vì văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn. Yêu cầu số 2: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật - Khái niệm: + Văn bản quy phạm pháp luật: là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. + Văn bản áp dụng pháp luật: là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước. - Thẩm quyền ban hành: + Văn bản quy phạm pháp luật: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. + Văn bản áp dụng pháp luật: Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành. - Đặc điểm: + Văn bản quy phạm pháp luật: Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực. + Văn bản áp dụng pháp luật: Chứa quy tắc xử sự riêng; Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì; Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao. - Phạm vi áp dụng: + Văn bản quy phạm pháp luật: Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định. + Văn bản áp dụng pháp luật: áp dụng cho đối tượng nhất định được nêu trong văn bản - Cơ sở ban hành: + Văn bản quy phạm pháp luật: Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật. + Văn bản áp dụng pháp luật: Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật - Thời gian có hiệu lực: + Văn bản quy phạm pháp luật: Lâu dài, áp dụng nhiều lần. + Văn bản áp dụng pháp luật: Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!