Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 10 Bài 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 11 Bài : Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Mở đầu trang 71 KTPL 10: Em hãy chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà em biết hoặc chứng kiến và nếu nhận xét của em về tình huống đó.

Trả lời:

- Hành vi vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật thường xảy ra trong quá trình tham gia lưu thông đường bộ. Đây là hành động không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người vi pham mag còn ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác. Đồng thời, hành động này cũng có thể bị nhiều người bắt chước, làm theo và làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật

Câu hỏi trang 72 KTPL 10:

1/ Theo em, người cảnh sát giao thông có nên bỏ qua lỗi của anh T không? Vì sao?

2/ Quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung được thể hiện như thế nào trong tình huống trên?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Người cảnh sát giao thông không nên bỏ qua lỗi của anh T vì luật là quy tắc ứng sự có tính bắt buộc chung và mọi người dân đều phải tuân theo.

- Việc bỏ qua lỗi của anh T có thể dẫn đến thái độ không tôn trọng pháp luật và gây thêm nhiều vi phạm khác nhau. Đồng thời, lỗi được bỏ qua có thể gây thái độ ganh tị, không tin tưởng của nhân dân vào các quyết định, điều luật của nhà nước.

Yêu cầu số 2: Quy tắc xử sự có tính bắt buộc được thể hiện khi người cảnh sát đã giải thích “Nhà nước đã ban hành pháp luật quy định người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông, dừng xe trước vạch kẻ đường khi gặp đèn đỏ. Đây là quy tắc xử sự chung bắt buộc tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc ở mọi nơi, vào bất kì thời gian nào”. Và anh T cũng không ngoại lệ nên anh T sẽ bị xử phạt.

Câu hỏi trang 72 KTPL 10:

1/ Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong trường hợp trên ?

2/ Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?

3/ Nêu ví dụ minh hoạ cho các đặc điểm của pháp luật.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

M bị xử phạt vì đã sử dụng xe máy tham gia giao thông khi chưa đủ tuổi và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Trong trường hợp của N, tính quy phạm phổ biến thể hiện:

+ Theo quy định của pháp luật, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Người tử 16 tuổi đến 18 tuổi được sử dụng xe dưới 50cm, Quy định này được áp dụng đối với tất cả mọi người, ở mọi nơi. Bất kì người nào khi tham gia giao thông đều phải thực hiện. Đây là thể hiện của tỉnh quy phạm phổ biến.

+ N (15 tuổi) đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

+ Việc N bị cảnh sát giao thông xử phạt đối với N vì có hành vi vi phạm là sự thể hiện tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

Yêu cầu số 2:

Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm pháp luật phải được thể hiện thông qua hình thức văn bản quy phạm pháp luật.

- Trong trường hợp của N, các quy định áp dụng đối với N được thể hiện trong Luật Giao thông đường bộ.

Yêu cầu số 3: Ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật do nhà nước ban hành

- Ví dụ về tính quy phạm phổ biến pháp luật: Luật giao thông đường bộ được áp dụng đối với tất cả công dân đang sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam, đối với tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc,…. và được áp dụng nhiều lần.

- Ví dụ về tinh quyền lực, bắt buộc chung: Luật an toàn giao thông đường bộ được Nhà nước ban hành và đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước ( Đại diện là Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, …..) Những người vi phạm Luật giao thông đường bộ đều phải chịu phạt theo điều luật đã quy định.

- Ví dụ về tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Luật an toàn giao thông có văn bản chứa quy phạm pháp luật. Trong đó sẽ ghi rõ những trường hợp cũng như hình phạt cho những lỗi vi phạm. Như: điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy, ô tô như sau:

+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3

+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên; xe ô tô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi

+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi

+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi

+ Tuổi tối đa của người lái ô tô trên 30 chỗ ngồi, 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Câu hỏi trang 73 KTPL 10:

1/ Hành vi xả thải chất độc vào môi trưởng của Công ty Hoà chất A đã vi phạm quy định của luật nào? Việc xử phạt đối với Công ty Hoá chất A có tác dụng như thế nào?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của Nhà nước mà em biết.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Hành vi xả thải chất độc vào môi trưởng của Công ty Hoà chất A đã vi phạm quy định cảu Luật Bảo vệ môi trường.

- Việc xử phạt đối với công tu hóa chất A sẽ mang đến nhiều tác dụng: khắc phục cải thiện hậu quả ô nhiễm môi trường do công ty này gây ra, đồng thời làm gương cho các tổ chức khác trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, tạo nên trật tự xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội

Yêu cầu số 2: Một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của Nhà nước:

- Pháp luật là phương tiện đề Nhà nước quản lí xã hội:

+ Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thẳng nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

+ Pháp luật là phương tiện đề Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ của minh.

+ Pháp luật tạo cơ sở pháp lí để Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, binh đẳng và tiến bộ xã hội.

- Ví dụ:

+ Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế; pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Theo đó tất cả người dân đều buộc phải tuân thủ quy định này, không được phép tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

+ Pháp luật hình sự nghiêm cấm hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của người khác (tội hiếp dâm), nếu ai vi phạm sẽ bị phạt tù theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi trang 74 KTPL 10:

1/ Theo em, pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B như thế nào?

2/ Em hãy nêu ý nghĩa của việc pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Khi anh B bị tai bạn lao động khi đang làm việc và phải nằm viện điều trị, công ty X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Luật pháp đã bảo vệ quyền lợi của anh B khi bác bỏ quyết định chấm dứt hợp đồng của công ty X, yêu cầu công ty X tiếp tục nhận anh B và bố trí việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe của anh B.

Yêu cầu số 2: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân:

+ Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống.

+ Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

+ Tạo cơ sở pháp li để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 74 KTPL 10: Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật? Vì sao?

a. Người lao động có các quyền làm việc; tự do lụa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử.... (điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019)

b. Đoàn viên có nhiệm vụ. Luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13-12 2017).

c. Khi giao dịch với khách hàng phải ăn cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tinh chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc đề khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến giao dịch tại công ty (Điều 3 Nội quy Công ty Y).

d. Điều kiện tham dự Đại hội cổ đồng cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cổ động tại ngày chốt quyền tham dự Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật (Điều 3 Quy chế tổ chức Đại hội Cổ đồng thường niên Công ty cổ phần X).

Trả lời:

- Nội dung a. Là quy định pháp luật vì Bộ luật Lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Nội dung b. Không phải là quy định pháp luật và quy định này chỉ áp dụng đối với đoàn viên trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Nội dung c. Không phải là quy định pháp luật vì đây là nội quy của Công tyY và chỉ áp dụng với các thành viên trong Công ty Y.

- Nội dung d. Không phải là quy định pháp luật vì đây chỉ là quy định trích từ Quy chế tổ chức Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần X và chỉ áp dụng đối với các cổ đông trong thời gian đại hội cổ đông.

Luyện tập 2 trang 74, 75 KTPL 10: Em hãy chỉ ra các đặc điểm của pháp luật thể hiện trong các quy định sau:

a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi

lao động tối thiểu (khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).

b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân (khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016).

Trả lời:

* Nội dung a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).

=> Phân tích đặc điểm của pháp luật:

+ Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc với mọi đối tượng sử dụng lao động.

+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 35 Hiến pháp năm 2013

* Nội dung b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân (khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

=> Phân tích đặc điểm của pháp luật:

+ Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc đối với tất cả mọi người

+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2010

* Nội dung c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016)

=> Phân tích đặc điểm của pháp luật:

+ Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc với mọi người

+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016.

Luyện tập 3 trang 75 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Mọi tổ chức, cá nhân đều phải chấp hành pháp luật.

b. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ một nhóm người trong xã hội.

c. Công dân đủ 18 tuổi trở lên mới phải thực hiện đúng pháp luật.

d. Không cần pháp luật, Nhà nước có thể quản lí xã hội bằng các phương tiện khác như: ban hành kế hoạch, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục.

e. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trả lời:

a. Đúng. Vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Sai. Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước, để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

c. Sai. Mọi công dân đều phải thực hiện đúng pháp luật. Công dân đủ 18 tuổi trở lên khi vi phạm pháp luật có thể sẽ bị chịu các hình phạt trước pháp luật, còn công dân dưới 18 tuổi khi vi phạm có thể chịu cải tạo, giam giữ (tùy vào mức độ hành vi phạm pháp).

d. Sai. Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước. Có những mặt mà việc ban hành kế hoạch, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục không đạt hiệu quả tốt, khi đó pháp luật sẽ có trách nhiệm điều chỉnh, định hướng, kiểm tra, tạo cơ sở pháp lí để nhà nước phát huy quyền lực của mình.

e. Đúng. Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước, để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Luyện tập 4 trang 75 KTPL 10: Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp sau:

- Trường hợp a. Kết thúc buổi liên hoan gặp gỡ kỉ niệm 20 năm ngày ra trường, trên đường lái xe về nhà, anh H cùng người bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Do trong buổi liên hoan, anh H và bạn đã uống rượu bia nên kết quả hơi thở của hai người đều có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lit khi thờ. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt mỗi người 6 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng theo quy định của pháp luật.

Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông ?

- Trường hợp b. Qua kiểm tra tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lí, Công an tỉnh H phát hiện cơ sở Y sản xuất, kinh doanh rượu không có giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, trong kho hàng của cơ sở có một số thùng phuy nhựa chứa 1 000 lít rượu không có tem nhãn hàng hoa theo quy định và 75 kg men không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ cơ sở không xuất trình được hồ sở pháp li liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Công an tỉnh H đã lập biên bản và xử phạt hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ của cơ sở Y theo quy định pháp luật.

Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm?

Trả lời:

Trường hợp a. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông:

- Điều chỉnh hành vi của anh H và bạn của anh H nhằm đảm bảo an toàn cho anh H, bạn của anh H và những người tham gia giao thông

- Kiểm tra mức độ tuân thủ pháp luật của mọi người trong xã hội

- Làm gương cho xã hội

Trường hợp b. Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm:

- Điều chỉnh hành vi sai trái ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.

- Kiểm tra mức độ tuần thủ vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ quan sản xuất

- Làm gương cho xã hội

Luyện tập 5 trang 75 KTPL 10: Giải đáp pháp luật

Khi quan sát các phương tiện tham gia giao thông tại một ngã tư, H thắc mắc: "Tại sao các phương tiện giao thông đều phải dừng khi có tín hiệu đèn đỏ nhưng xe cứu thương, xe cứu hoả đang làm nhiệm vụ vẫn đi bình thường?".

Theo em, xe cứu thương, xe cứu hoả trong trường hợp trên có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao?

Trả lời:

- Các loại xe ưu tiên bao gồm: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật và đoàn xe tang.

- Các loại xe ưu tiên đã nêu (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

(Tham khảo: Điều 22, Luật Giao thông Đường bộ 2008)

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 75 KTPL 10Hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà em biết. Em rút ra bài học gì từ trường hợp đó?

Trả lời:

- Tình huống: B thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên B dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị H ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H.

- Bình luận về tình huống: B đã có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy đánh vào đầu chị H) để nhằm chiếm đoạt tài sản (lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H) và thực tế là B đã lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H, do đó B đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015.

- Bài học: pháp luật của nhà nước đề ra là bảo vệ quyền lợi của người dân, xử phạt đúng với lỗi vi phạm mà tội phạm đã gây ra.

Vận dụng 2 trang 75 KTPL 10: Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9 - 11, em hãy viết bài tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

Trong xã hội ngày nay có rất nhiều mối quan hệ điều chỉnh khác nhau như đạo đức, phong tục tập quán, thói quen, hương ước,… Mỗi hình thức mang đến ưu nhược điểm riêng. Xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống con người ngày càng có nhiều vấn đề cần được quan tâm hơn. Những quan hệ điều chỉnh trên không thể bao quát toàn diện được xã hội. Pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. 

Thứ nhất: Pháp luật là công cụ điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội

Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng pháp luật như là phương thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những quy tắc ứng xử trong khuân khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành.

Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Pháp luật tăng cường các xu hướng phát triển tốt của các quan hệ xã hội, khuyến khích xu hướng tốt và loại bỏ, ngăn cản những quan hệ xấu trong xã hội. Những quan hệ xã hội phù hợp với mục đích, định hướng của nhà nước được pháp luật phát triển và bảo vệ sự tồn tại của những quan hệ xã hội đó.

Thứ hai: Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội

Đất nước có yên bình thì đời sống nhân dân mới có ấm no và có điều kiện xây dựng và phát triển. An toàn xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, đất nước nào có đời sống nhân dân an toàn luôn là điểm hướng tới trên toàn thế giới. An toàn xã hội được hiểu là trạng thái của đời sống xã hội.

Đất nước có một nền chính trị ổn định, không bạo động, không chống phá nhà nước và biểu tình, vũ trang nhân dân,.. Người dân được sống và học tập làm việc ở môi trường an toàn, không bị xâm phạm.

Pháp luật đưa ra những quy tắc xử sự chung và thiết chế cho mọi người. Pháp luật cấm những hành vi gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và quy định cụ thể các biện pháp trừng phạt đối với những chủ thể có hành vi xâm hại đến an toàn xã hội, thiết lập cơ chế bảo đảm được trật tự, an ninh, an toàn xã hội.

Thứ ba: Pháp luật là cơ sở để giải quyết tranh chấp trong xã hội

Trong xã hội con người sống với nhau không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp. Xã hội càng phát triển thì những tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều lên. Pháp luật là căn cứ để các bên có căn cứ để phân định ai đúng ai sai, là chuẩn mực chung để các bên giải quyết tranh chấp với nhau. Pháp luật quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp đó nhằm bảo đảm cho tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, vừa thấu tình, vừa đạt lý, bảo đảm tính công minh của pháp luật.

Thứ tư: Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ). Quyền con người đã trở thành một giá trị chung được toàn thế giới công nhận.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người. pháp luật quy định cụ thể về quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền con người. Pháp luật còn cấm những hành vi xâm hại tới quyền con người và quy định các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người tốt nhất.

Thứ năm: Pháp luật là phương tiện bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội

Bảo đảm dân chủ, bình đẳng, công bằng và tiến bộ xã hội là những giá trị của nhân loại. Dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ. Người dân có quyền tự quyết các vấn đề của bản thân, của nhà nước và toàn xã hội. Pháp luật quy định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, quy định trách nhiệm của nhà nước trước nhân dân.

Bình đẳng, công bằng là ai cũng như ai và không có sự phân biệt đối xử hay đặc cách nào. Người có chức có quyền hay người dân lao động bình thường dù mắc lỗi đều xử phạt và xử phạt như nhau. Pháp luật là bình đẳng ai cũng như ai giữa mọi người, không có phân biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, tài sản.

Pháp luật thừa nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người. Người có công thì được thưởng, kẻ có tội phải bị trừng phạt, công càng lớn, thưởng càng lớn, tội càng lớn, phạt càng nặng.

Pháp luật là công cụ quan trọng để ghi nhận và bảo vệ cái mới, tích cực, tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, có điều kiện phát huy tài năng, phát triển toàn diện, các giá trị con người ngày càng được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ.

Thứ sáu: Pháp luật bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội

Phát triển bền vững là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Chỉ có phát triển bền vững mới tạo được sự ổn định và nền tảng tốt nhất cho mỗi đất nước. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm phát triển xã hội, vừa bảo vệ môi trường.

Thứ bảy: Vai trò giáo dục của pháp luật

Pháp luật tác động lên ý thức của con người và điều chỉnh hành vi của họ qua việc giáo dục pháp luật. Pháp luật đưa ra nhận thức, tư tưởng để người dân có thể học và noi theo, đồng thời việc giáo dục giúp nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng và làm thay đổi hành vi của các chủ thể trong xã hội. Pháp luật là cơ sở hình thành ý thức tuân thủ pháp luật, thái độ tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật, tạo nên những thói quen suy nghĩ và hành động tốt, hợp pháp. Pháp luật giáo dục ý thức công dân, làm hình thành ở mỗi người ý thức về trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với cộng đồng, công dân đối với đất nước.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 13: Thực hiện pháp luật

Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi liên quan

- Bài học: pháp luật của nhà nước đề ra là bảo vệ quyền lợi của người dân, xử phạt đúng với lỗi vi phạm mà tội phạm đã gây ra.
Xem thêm
Trường hợp a. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông: - Điều chỉnh hành vi của anh H và bạn của anh H nhằm đảm bảo an toàn cho anh H, bạn của anh H và những người tham gia giao thông - Kiểm tra mức độ tuân thủ pháp luật của mọi người trong xã hội - Làm gương cho xã hội Trường hợp b. Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm: - Điều chỉnh hành vi sai trái ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. - Kiểm tra mức độ tuần thủ vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ quan sản xuất - Làm gương cho xã hội
Xem thêm
a. Đúng. Vì pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. b. Sai. Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước, để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. c. Sai. Mọi công dân đều phải thực hiện đúng pháp luật. Công dân đủ 18 tuổi trở lên khi vi phạm pháp luật có thể sẽ bị chịu các hình phạt trước pháp luật, còn công dân dưới 18 tuổi khi vi phạm có thể chịu cải tạo, giam giữ (tùy vào mức độ hành vi phạm pháp). d. Sai. Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước. Có những mặt mà việc ban hành kế hoạch, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục không đạt hiệu quả tốt, khi đó pháp luật sẽ có trách nhiệm điều chỉnh, định hướng, kiểm tra, tạo cơ sở pháp lí để nhà nước phát huy quyền lực của mình. e. Đúng. Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước, để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Xem thêm
(*) Bài tham khảo
Xem thêm
- Hành vi vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm pháp luật thường xảy ra trong quá trình tham gia lưu thông đường bộ. Đây là hành động không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người vi pham mag còn ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác. Đồng thời, hành động này cũng có thể bị nhiều người bắt chước, làm theo và làm ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.
Xem thêm
- Nội dung a. Là quy định pháp luật vì Bộ luật Lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. - Nội dung b. Không phải là quy định pháp luật và quy định này chỉ áp dụng đối với đoàn viên trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Nội dung c. Không phải là quy định pháp luật vì đây là nội quy của Công tyY và chỉ áp dụng với các thành viên trong Công ty Y. - Nội dung d. Không phải là quy định pháp luật vì đây chỉ là quy định trích từ Quy chế tổ chức Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần X và chỉ áp dụng đối với các cổ đông trong thời gian đại hội cổ đông.
Xem thêm
* Nội dung a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013). => Phân tích đặc điểm của pháp luật: + Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc với mọi đối tượng sử dụng lao động. + Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt + Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 35 Hiến pháp năm 2013 * Nội dung b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân (khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). => Phân tích đặc điểm của pháp luật: + Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc đối với tất cả mọi người + Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt + Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2010 * Nội dung c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016) => Phân tích đặc điểm của pháp luật: + Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc với mọi người + Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt + Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016.
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
Yêu cầu số 1: - Người cảnh sát giao thông không nên bỏ qua lỗi của anh T vì luật là quy tắc ứng sự có tính bắt buộc chung và mọi người dân đều phải tuân theo. - Việc bỏ qua lỗi của anh T có thể dẫn đến thái độ không tôn trọng pháp luật và gây thêm nhiều vi phạm khác nhau. Đồng thời, lỗi được bỏ qua có thể gây thái độ ganh tị, không tin tưởng của nhân dân vào các quyết định, điều luật của nhà nước. Yêu cầu số 2: Quy tắc xử sự có tính bắt buộc được thể hiện khi người cảnh sát đã giải thích “Nhà nước đã ban hành pháp luật quy định người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu đèn giao thông, dừng xe trước vạch kẻ đường khi gặp đèn đỏ. Đây là quy tắc xử sự chung bắt buộc tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc ở mọi nơi, vào bất kì thời gian nào”. Và anh T cũng không ngoại lệ nên anh T sẽ bị xử phạt.
Xem thêm
Yêu cầu số 1: Khi anh B bị tai bạn lao động khi đang làm việc và phải nằm viện điều trị, công ty X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. Luật pháp đã bảo vệ quyền lợi của anh B khi bác bỏ quyết định chấm dứt hợp đồng của công ty X, yêu cầu công ty X tiếp tục nhận anh B và bố trí việc làm phù hợp với tình trạng sức khỏe của anh B. Yêu cầu số 2: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân: + Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống. + Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân. + Tạo cơ sở pháp li để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!