Giải SGK Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Khoa học lớp 4 Bài 6 (Kết nối tri thức): Gió, bão và phòng chống bão sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học 4. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học lớp 4 Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Giải Khoa học lớp 4 trang 25

Câu hỏi mở đầu trang 25 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 1 và cho biết nhờ đâu diều bay được lên cao?

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Trả lời:

Cánh diều bay lên cao nhờ gió.

1. Sự chuyển động của không khí

Hoạt động trang 25 SGK Khoa học 4:

Chuẩn bị: 1 lọ thủy tinh không đáy, 1 cốc nến, 1 đế xốp, 1 đế xốp bị cắt một phần, que cắm, chong chóng, diêm.

Tiến hành:

- Đặt cốc nến lên đế và thắp nến. Úp lọ thủy tinh lên đế, vài giây sau nến tắt (Hình 2a).

- Thực hiện như trên nhưng thay bằng đế đã bị cắt một phần, vài giây sau nến vẫn cháy (Hình 2b).

- Cắm que vào đế và đặt chong chóng lên đầu que như hình 2c, chong chóng quay.

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:

- Không khí bên trong và bên ngoài lọ, ở đâu nóng hơn?

- Nến ở hình 2a tắt, trong khi nến ở hình 2b vẫn cháy. Vậy không khí đã vào lọ ở hình 2b theo cách nào để duy trì sự cháy?

- Vì sao chong chóng ở hình 2c quay? Nguyên nhân làm không khí chuyển động và gió được hình thành như thế nào?

Trả lời:

- Không khí bên trong lọ nóng hơn không khí bên ngoài lọ.

- Không khí đã vào lọ ở hình 2b từ phần đế xốp bị cắt.

- Chong chóng ở hình 2c quay vì có không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng và gây ra gió.

Quan sát hình 3 và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4.

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Giải Khoa học lớp 4 trang 26

Câu hỏi 1 trang 26 SGK Khoa học 4Hãy cho biết vào ban ngày, trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn.

Trả lời:

Vào ban ngày ở đất liền nóng hơn ở biển.

Câu hỏi 2 trang 26 SGK Khoa học 4Quan sát hình 3a, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và giải thích.

Trả lời:

Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền.

Vì ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh nên không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió thổi từ biển vào đất liền.

Câu hỏi 3 trang 26 SGK Khoa học 4Hãy cho biết vào ban đêm, trên đất liền và biển ở đâu lạnh hơn.

Trả lời:

Vào ban đêm ở đất liền lạnh hơn ở biển.

Câu hỏi 4 trang 26 SGK Khoa học 4Quan sát hình 3b, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban đêm và giải thích.

Trả lời:

Ban đêm, gió thổi từ đất liền ra biển.

Vì ban đêm không khí trong đất liền lạnh, không khí ngoài biển nóng nên không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió thổi từ đất liền ra biển.

2. Mức độ mạnh của gió

Hoạt động trang 26 SGK Khoa học 4:

- Chuẩn bị: quạt điện, chong chóng.

- Tiến hành: Cầm chong chóng trước quạt (Hình 4) và bật quạt với các mức độ khác nhau. Quan sát chong chóng.

- Trường hợp nào chong chóng quay nhanh nhất, trường hợp nào chậm nhất?

- Qua thí nghiệm, hãy kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh hay nhẹ.

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Trả lời:

- Chong chóng quay nhanh nhất khi quạt chạy với mức nhanh nhất, chong chóng quay chậm nhất khi quạt chạy với mức chậm nhất.

- Qua thí nghiệm, có thể kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh.

Quan sát hình 5 và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3:

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Giải Khoa học lớp 4 trang 27

Câu hỏi 1 trang 27 SGK Khoa học 4So sánh mức độ mạnh của gió trong các hình. Dựa vào đặc điểm nào trong hình để so sánh mức độ đó?

Trả lời:

Mức độ gió tăng dần theo mức độ: a → b → c → d → e.

Dựa vào mức độ chuyển động của cây cối, lá cờ và mức thiệt hại của tài sản (nhà cửa, ngói, ...) để so sánh mức độ này.

Câu hỏi 2 trang 27 SGK Khoa học 4Dự đoán cấp gió và nêu tác động của gió trong mỗi hình.

Trả lời:

Dự đoán:

Hình

Cấp gió

Tác động của gió

a

0 - 3

 

- Gió nhẹ.

- Không gây nguy hại.

b

4 - 5

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu.

- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

c

6 - 7

- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

d

8 - 9

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

e

10 - 11

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng

- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển.

Câu hỏi 3 trang 27 SGK Khoa học 4Gió đến cấp nào thì cần phải đề phòng những thiệt hại do tác động của nó gây ra?

Trả lời:

Gió bắt đầu từ cấp độ 8 trở lên thì cần đề phòng những thiệt hại do nó gây ra.

Giải Khoa học lớp 4 trang 28

3. Phòng chống bão

Hoạt động 1 trang 28 SGK Khoa học 4Đọc bản tin dự báo thời tiết trong hình 6 và cho biết ở thời điểm nào trong ngày, chúng ta cần đề phòng thiệt hại do gió gây ra.

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Trả lời:

Ở thời điểm đêm và sáng sớm, chúng ta cần đề phòng thiệt hại do gió gây ra.

Hoạt động 2 trang 28 SGK Khoa học 4Ở địa phương em có hay xảy ra bão không? Nếu có hãy nêu những thiệt hại do bão gây ra mà em biết.

Trả lời:

- Ở địa phương em hay xảy ra bão.

- Một số thiệt hại do bão gây ra: Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão to có gió lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền…

Hoạt động 3 trang 28 SGK Khoa học 4Quan sát hình 7, hãy chỉ ra cách phòng chống bão trong mỗi hình.

Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Trả lời:

Cách phòng chống bão trong mỗi hình:

Hình a - Gia cố nhà cửa.

Hình b - Cưa bớt cành cây to, cành cây sâu, mục dễ gãy.

Hình c - Neo đậu tàu, thuyền tránh bão.

Câu hỏi 1 trang 28 SGK Khoa học 4Để giảm các thiệt hại do bão gây ra, hãy nêu các cách phòng chống khác mà em biết.

Trả lời:

Một số cách giảm thiệt hại do bão:

- Theo dõi bản tin dự báo thời tiết.

- Ngắt các thiết bị điện.

- Xác định ví trí an toàn để trú ẩn.

- Chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng.

- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.

...

Câu hỏi 2 trang 28 SGK Khoa học 4Khi có bão, gia đình và địa phương em đã thực hiện các cách nào để giảm thiểu thiệt hại?

Trả lời:

Một số cách mà gia đình, địa phương em đã thực hiện để giảm thiểu thiệt hại cho bão:

- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.

- Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.

- Ngắt các thiết bị điện khi có gió to, sấm chớp.

- Xác định ví trí an toàn để trú ẩn.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Không khí có ở đâu? Tính chất và thành phần của không khí

Bài 5: Vai trò của không khí và bảo vệ bầu không khí trong lành

Bài 7: Ôn tập chủ đề chất

Bài 8: Ánh sáng và sự truyền ánh sáng

Bài 9: Vai trò của ánh sáng

 

Câu hỏi liên quan

Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền.
Xem thêm
- Ở địa phương em hay xảy ra bão.
Xem thêm
Một số cách giảm thiệt hại do bão: - Theo dõi bản tin dự báo thời tiết.
Xem thêm
Mức độ gió tăng dần theo mức độ: a → b → c → d → e. Dựa vào mức độ chuyển động của cây cối, lá cờ và mức thiệt hại của tài sản (nhà cửa, ngói, ...) để so sánh mức độ này.
Xem thêm
Cánh diều bay lên cao nhờ gió.
Xem thêm
- Không khí bên trong lọ nóng hơn không khí bên ngoài lọ. - Không khí đã vào lọ ở hình 2b từ phần đế xốp bị cắt.
Xem thêm
Một số cách mà gia đình, địa phương em đã thực hiện để giảm thiểu thiệt hại cho bão: - Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.
Xem thêm
Cách phòng chống bão trong mỗi hình: Hình a - Gia cố nhà cửa.
Xem thêm
Vào ban ngày ở đất liền nóng hơn ở biển.
Xem thêm
Ban đêm, gió thổi từ đất liền ra biển. Vì ban đêm không khí trong đất liền lạnh, không khí ngoài biển nóng nên không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió thổi từ đất liền ra biển.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Gió, bão và phòng chống bão KNTT
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!