Giải Hóa học 11 Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ
Lời giải:
Cấu tạo của hợp chất hữu cơ có thể biểu diễn dưới 3 dạng: công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn và công thức khung phân tử.
1. Thuyết cấu tạo hóa học
Lời giải:
Ethanol: CH3CH2OH;
Dimethyl ether: CH3 – O – CH3.
=> Cấu tạo hoá học của ethanol và dimethy ether khác nhau.
Tính chất cơ bản của hai hợp chất này cũng khác nhau:
+ Ethanol: chất lỏng, nhiệt độ sôi 78,3 oC, tác dụng với Na giải phóng H2.
+ Dimethyl ether: chất khí, nhiệt độ sôi – 24,8 oC, không tác dụng với Na.
Lời giải:
Chất |
Mạch carbon |
Mạch hở |
|
Mạch hở, có nhánh |
|
Mạch vòng |
|
Mạch vòng, có nhánh |
a) CH4 và CCl4.
b) CH3Cl và CHCl3.
c) CH3OH, CH3 – CH2 – OH và CH3 – O – CH3.
Lời giải:
a) CH4 và CCl4.
- Thành phần phân tử: Đều chứa 5 nguyên tử; tuy nhiên CH4 chứa 1 nguyên tử C; 4 nguyên tử H còn CCl4 chứa 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử Cl.
- Cấu tạo hoá học: Đều gồm các liên kết đơn, trong đó CH4 gồm 4 liên kết đơn C – H còn CCl4 gồm 4 liên kết đơn C – Cl.
- Tính chất:
+ CH4: chất khí, dễ cháy, không tan trong nước.
+ CCl4: chất lỏng, không cháy, không tan trong nước.
b) CH3Cl và CHCl3.
- Thành phần phân tử: Đều chứa 5 nguyên tử; tuy nhiên CH3Cl chứa 1 nguyên tử C, 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl còn CHCl3 chứa 1 nguyên tử C, 1 nguyên tử H và 3 nguyên tử Cl.
- Cấu tạo hoá học: Đều gồm các liên kết đơn, trong đó CH3Cl gồm 3 liên kết đơn C – H và 1 liên kết đơn C – Cl còn CHCl3 gồm 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đơn C – Cl.
- Tính chất:
+ CH3Cl: chất khí, không có tác dụng gây mê;
+ CHCl3: chất lỏng, có tác dụng gây mê.
c) CH3OH, CH3 – CH2 – OH và CH3 – O – CH3.
- Thành phần phân tử: Đều chứa C, H, O tuy nhiên CH3OH có số lượng nguyên tử ít hơn hai chất còn lại.
- Cấu tạo hoá học: CH3OH và CH3 – CH2 – OH có cấu tạo tương tự nhau; CH3 – O – CH3 có cấu tạo khác hai chất còn lại.
- Tính chất:
+ CH3OH: chất lỏng, tan nhiều trong nước, tác dụng với sodium.
+ CH3 – CH2 – OH: chất lỏng, tan nhiều trong nước, tác dụng với sodium.
+ CH3 – O – CH3: chất khí, tan ít trong nước, không tác dụng với sodium.
Lời giải:
- Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử.
- Công thức cấu tạo biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (liên kết đơn, liên kết bội) của các nguyên tử trong phân tử.
Lời giải:
- Công thức cấu tạo đầy đủ biểu diễn đầy đủ tất cả các liên kết trên một mặt phẳng.
- Công thức cấu tạo thu gọn, các nguyên tử, nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử carbon được viết thành một nhóm.
Luyện tập 1 trang 63 Hóa học 11: Viết công thức khung phân tử của những hợp chất hữu cơ sau:
Lời giải:
Công thức cấu tạo đầy đủ |
Công thức khung phân tử |
Luyện tập 2 trang 63 Hóa học 11: Viết công thức cấu tạo đầy đủ của những hợp chất hữu cơ sau:
CH2Br – CH2Br; CH2 = CH2; (CH3)2CHOH, HCH = O.
Lời giải:
Công thức cấu tạo thu gọn |
Công thức cấu tạo đầy đủ |
CH2Br – CH2Br |
|
CH2 = CH2 |
|
(CH3)2CHOH |
|
HCH = O |
|
2. Đồng đẳng, đồng phân
Lời giải:
- Nhóm 1:
+ Thành phần nguyên tố: giống nhau, chỉ chứa C và H.
+ Số lượng nguyên tử của các nguyên tố: hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2.
+ Liên kết: phân tử chỉ gồm liên kết đơn, không chứa nhóm chức.
- Nhóm 2:
+ Thành phần nguyên tố: giống nhau, chỉ chứa C, H và O.
+ Số lượng nguyên tử của các nguyên tố: hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2.
+ Liên kết: phân tử chỉ gồm liên kết đơn, chứa nhóm chức - OH.
Lời giải:
Các chất này thuộc cùng một dãy đồng đẳng do có cấu tạo tương tự nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm CH2.
Câu hỏi thảo luận 7 trang 65 Hóa học 11: Hãy nhóm các chất hữu cơ sau theo loại đồng phân cấu tạo.
Lời giải:
- Đồng phân mạch carbon: (A) và (B); (E) và (F); (C) và (D).
- Đồng phân loại nhóm chức: (A); (B); (E); (F) và (C); (D); (G).
- Đồng phân vị trí nhóm chức: (A) và (E); (B) và (F).
Bài tập (trang 65)
Lời giải:
Công thức phân tử |
Công thức cấu tạo đầy đủ |
Công thức cấu tạo thu gọn |
C4H10 |
CH3 – CH2 – CH2 – CH3 |
|
CH3 – CH(CH3) – CH3 |
||
C2H6O |
CH3 – CH2 – OH |
|
|
CH3 – O – CH3 |
Bài 2 trang 65 Hóa học 11: Những công thức cấu tạo nào dưới đây biểu diễn cùng một chất?
Lời giải:
- Các công thức (1); (2); (3) cùng biểu diễn một chất CH3CH2OH.
- Các công thức (5) và (6) cùng biểu diễn một chất CH2Cl2.
Bài 3 trang 65 Hóa học 11: Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau?
Lời giải:
- Các chất là đồng đẳng của nhau: (a) và (b);
- Các chất là đồng phân của nhau:
+ (c) và (d);
+ (e) và (g).
Xem thêm các bài giải SGK Hóa lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: