Giải Hoá Học 10 Bài 8: Quy tắc octet
Lời giải:
Quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).
1. Liên kết hóa học
Lời giải:
- Sự hình thành phân tử H2:
Sau khi tham gia liên kết nguyên tử H: Có 1 lớp electron, 2 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ Giống cấu hình electron của He.
- Sự hình thành phân tử F2:
Sau khi hình thành liên kết Nguyên tử F: Có 2 lớp electron, 8 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ Giống cấu hình electron của Ne
Lời giải:
- Nguyên tử chlorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên tử Cl sẽ góp 1 electron để tạo 1 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- Nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử O sẽ góp 2 electron để tạo 2 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm
2. Quy tắc octet
Lời giải:
Sau khi tham gia liên kết, mỗi nguyên tử nitrogen 8 electron ở lớp ngoài cùng và có 2 lớp electron
⇒ Đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm neon
Lời giải:
- Nguyên tử fluorine và hydrogen đều là phi kim
+ Fluorine thuộc nhóm VIIA ⇒ có 7 electron lớp ngoài cùng.
+ Hydrogen thuộc nhóm IA ⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)
⇒ Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm
⇒ Khi tham gia liên kết hình thành phân tử HF, mỗi nguyên tử sẽ gọp chung 1 electron để tạo thành cặp electron dùng chung.
Lời giải:
- Ion sodium có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ Giống cấu hình electron của khí hiếm neon.
- Ion fluoride có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ Giống cấu hình electron của khí hiếm neon.
Lời giải:
Lithium có số hiệu nguyên tử: Z = 3 ⇒ Cấu hình electron: 1s22s1
⇒ Lithium có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm He. Phần tử thu được mang điện tích dương, gọi là ion lithium, kí hiệu Li+
Lời giải:
- Nguyên tử Mg có Z = 12 ⇒ Cấu hình electron: 1s22s22p63s2
⇒ Nguyên tử Mg có 2 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử Mg sẽ nhường 2 electron tạo thành ion Mg2+ để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm:
- Nguyên tử O có Z = 8 ⇒ Cấu hình electron: 1s22s22p4
⇒ Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ Nguyên tử O sẽ nhận 2 electron tạo thành ion O2- để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm:
Bài tập (trang 54)
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Fluorine (Z = 9): 1s22s22p5⇒ Có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 1 electron thành F- có cấu hình: 1s22s22p6 giống với cấu hình khí hiếm Ne.
- Oxygen (Z = 8): 1s22s22p4 ⇒ Có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 2 electron thành O2- có cấu hình: 1s22s22p6 giống với cấu hình khí hiếm Ne.
- Hydrogen (Z = 1): 1s1⇒ Có xu hướng góp chung 1 electron để tạo thành 1 cặp electron dùng chung đạt cấu hình: 1s2 giống với cấu hình khí hiếm He.
- Chlorine (Z = 17): 1s22s22p63s23p5⇒ Có xu hướng nhận 1 electron thành Cl- có cấu hình: 1s22s22p63s23p6 giống với cấu hình khí hiếm Ar.
Vậy nguyên tử của nguyên tố chlorine có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Nguyên tử potassium có Z = 19
⇒ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ar: 1s22s22p63s23p6
Lời giải:
- Nguyên tử K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 ⇒ Có 1 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhường 1 electron này để đạt cấu hình electron giống khí hiếm.
Phần tử thu được mang điện tích dương, gọi là ion potassium, kí hiệu K+
- Nguyên tử Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5 ⇒ Có 7 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử K để đạt cấu hình electron giống khí hiếm.
Phần tử thu được mang điện tích âm, gọi là ion chlorine, kí hiệu, Cl-
- Hai ion trái dấu hút nhau tạo thành phân tử potassium chloride (KCl)
- Sơ đồ mô tả:
Lời giải:
- Nguyên tử O (Z = 8): 1s22s22p4 ⇒ Có 6 electron lớp ngoài cùng ⇒ Có xu hướng nhận 2 electron để đạt được cấu hình electron giống khí hiếm.
- Nguyên tử H (Z = 1): 1s1 ⇒ Có xu hướng nhận 1 electron để đạt được cấu hình electron giống khí hiếm.
⇒ Mỗi nguyên tử H sẽ góp chung 1 electron với nguyên tử O (góp chung 2 electron) tạo thành 2 cặp electron dùng chung
Xem thêm lời giải bài tập SGK Hoá học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học