Giải SGK Giáo dục công dân 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Giữ chữ tín

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập GDCD 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Giữ chữ tín sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 4. Mời các bạn đón xem:

Giải Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Mở đầu trang 21 Bài 4 GDCD lớp 7: Em hãy quan sát bức tranh dưới đây và cho biết lời dạy của bà đề cập đến đức tính nào của con người.

Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Lời dạy của bà đề cập đến đức tính giữ chữ tín của con người.

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 22 GDCD lớp 7: Em hãy cho biết chi tiết nào trong câu chuyện cho thấy chị Lành là người giữ chữ tín?

Trả lời:

Chi tiết cho thấy chị Lành là người giữ chữ tín là: Khi biết những tờ vé số mà anh Tuấn mua và nhờ chị giữ hộ trúng giải, chị đã trao tận tay anh Tuấn những tờ vé số trúng thưởng.

Câu hỏi 2 trang 22 GDCD lớp 7Thế nào là giữ chữ tín?

Trả lời:

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

2. Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1 trang 23 GDCD lớp 7Bức tranh nào thể hiện giữ chữ tín và chưa giữ chữ tín? Hãy phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín?

Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

 
 
 
 

Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

+ Bức tranh thể hiện giữ chữ tín là: 1, 2, 3

+ Bức tranh thể hiện chưa giữ chữ tín là: 4

Phân biệt hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Giữ chữ tín

Không giữ chữ tín

- Là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa, và biết tin tưởng.

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.

- Là thất hứa dẫn đến dần dần làm mất lòng tin của mọi người đối với mình, ko biết tin tưởng người khác.

- Người không biết giữ chữ tín sẽ không nhận được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.

Câu hỏi 2 trang 23 GDCD lớp 7: Vì sao chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và người xung quanh?

Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Chúng ta phải có trách nhiệm giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè và người xung quanh vì:

+ Chữ tín trong cuộc sống vô cùng quan trọng.

+ Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.

3. Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 23 GDCD lớp 7: Em có suy nghĩ gì khi gặp các trường hợp trên?

Trả lời:

+ Trường hợp a) Em thấy N, M, L là người không giữ đúng hẹn hơn nữa khi các bạn đến muộn các bạn còn không báo trước cũng như không xin lỗi.

+ Trường hợp b) H đã không giữ đúng lời hứa khi mượn bóng chơi mà lại quên trả.

+ Trường hợp c) K không hoàn thành nhiệm nhiệm vụ mà bố giao cho đó là đón em gái đi học về chỉ vì do K mải chơi. Sự việc này có thể gây ra nguy hiểm cho em gái của K.

Câu hỏi 2 trang 23 GDCD lớp 7Theo em, những người không biết giữ chữ tín, không tôn trọng chữ tín có đáng bị phê phán không? Vì sao?

Trả lời:

Những người không biết giữ chữ tín, không tôn trọng chữ tín đáng bị phê phán. Vì khi không giữ chữ tín có thể gây ra nhiều hậu quả trong cuộc sống. Bản thân người không giữ chữ tín sẽ không được mọi người tin tưởng và khó có được các mối quan hệ trong cuộc sống.

Câu hỏi 3 trang 23 GDCD lớp 7: Làm thế nào để luôn giữ chữ tín với người thân, thầy cô, bạn bè?

Trả lời:

Để giữ được chữ tín của mọi người đối với mình cần làm tốt công việc được giao, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối.

Luyện tập (Trang 24, 25, 26)

Luyện tập 1 trang 24 GDCD lớp 7: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về giữ chữ tín ứng với các bức tranh sau và rút ra ý nghĩa.

Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

- Bức tranh 1:

+ Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

+ Ý nghĩa: Nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, phải có ý thức, có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa.

- Bức tranh 2: 

+ Câu tục ngữ: Chắc như đinh đóng cột

+ Ý nghĩa: Nói về độ tin cậy đã được khẳng định. 

- Bức tranh 3: 

+ Câu thành ngữ: Chữ tín còn quý hơn vàng

+ Ý nghĩa: Vàng là một thứ quý giá, đắt tiền; nhưng việc giữ chữ tín còn quý hơn, quan trọng không ai có thể dùng tiền mua được.

Luyện tập 2 trang 25 GDCD lớp 7Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi: Theo em, trong các tình huống trên, bạn nào biết giữ chữ tín, bạn nào chưa biết giữ chữ tín? Vì sao?

Trả lời:

+ Bạn M chưa biết giữ chữ tín vì việc làm của H không giúp N tiến bộ trong học tập mà còn làm cho N ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

+ Bạn K là người biết giữ chữ tín vì K đã làm đúng theo lời dặn của bố.

+ Bạn L là người biết giữ chữ tín vì dù trời mưa nhưng L vẫn đều đặn đến nhà giúp P như lời hứa với P và cô giáo.

+ Bạn H là người chưa biết giữ chữ tín vì lời nói của H không đi đôi với việc làm.

Luyện tập 4 trang 26 GDCD lớp 7: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện các yêu cầu: Tìm và kể tên những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, có uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Trả lời:

Những mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, có uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước:

+ Bánh kẹo Hữu Nghị

+ Bánh kẹo Hải Hà

+ Sữa Vinamilk

+ Sữa Ba Vì

+ Nước uống Lavie

Luyện tập 5 trang 26 GDCD lớp 7: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện các yêu cầu: Nêu suy nghĩ của em về những người sản xuất, kinh doanh các mặt hàng kém chất lượng, không đảm bảo uy tín với khách hàng.

Trả lời:

+ Hiện nay, bên cạnh các loại hàng hóa đạt chất lượng thì vẫn còn tiểm ẩn những hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo uy tín với khách hàng…những loại hàng này thường có giá rẻ và do một số tiểu thương hám lợi nên đã trà trộn để bán lẫn với những mặt hàng tốt nhằm đánh lừa người tiêu dùng.

+ Những người sản xuất, kinh doanh các mặt hàng kém chất lượng, không đảm bảo uy tín với khách hàng là những người không biết giữ chữ tín với người tiêu dùng dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

Luyện tập 6 trang 26 GDCD lớp 7: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện các yêu cầu: Viết đoạn văn (7-10 dòng) với lời hứa về việc giữ chữ tín nếu em là người sản xuất, kinh doanh trong tương lai.

Trả lời:

Học sinh tham khảo đoạn văn:

Chữ tín trong kinh doanh là sự tín nhiệm, sự tin tưởng của những đối tác trong các mối quan hệ kinh doanh.

Nếu là nhà sản xuất, kinh doanh trong tương lai em hứa sẽ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Cam kết tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng với nhà sản xuất và doanh nghiệp. Luôn hứa cập nhập thông tin từ giá cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.

Vận dụng (trang 26)

Vận dụng 1 trang 26 GDCD lớp 7: Em hãy thiết kế sổ nhắc việc hoặc bảng ghi chú để ghi chép lời hứa của bản thân hoặc người khác, hãy kiểm tra lại kết quả thực hiện sau một tháng.

Trả lời:

Học sinh làm theo bài mẫu dưới đây

BẢNG GHI CHÚ

Ngày thực hiện

Nội dung lời hứa

Kết quả thực hiện

20/12/2021

Giúp mẹ chăm sóc vườn rau

Vườn rau xanh tốt và chuẩn bị được thu hoạch.

...

...

...

...

...

...

Vận dụng 2 trang 26 GDCD lớp 7: Em hãy thiết kế một thông điệp (đoạn văn, câu khẩu hiệu, tranh vẽ,...) và trình bày trước lớp nhằm kêu gọi bạn bè thực hiện thói quen đúng giờ.

Trả lời:

Gợi ý một số câu khẩu hiệu:

+ Đi đúng giờ - Làm đúng việc – Hoàn thành đúng hẹn.

+ Sự đúng giờ - Không chỉ là đến nơi đúng giờ mà còn là hành động đúng thời điểm.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDCD lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Giữ chữ tín
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!