Giải Giáo dục công dân 7 Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Trả lời:
- Tranh 1: Phía trước tay lái là sự sống => Thông điệp: khuyên mọi người hãy tham gia giao thông một cách an toàn để bảo tính mạng của bản thân và những người tham gia giao thông khác.
- Tranh 2: Bài trừ tệ nạn mại dâm => Thông điệp: lên án tệ nạn mại dâm và kêu gọi mọi người hãy cùng nhau bài trừ vì mại dâm đem đến rất nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Tranh 3: Hãy nói không với ma túy => Thông điệp muốn nhắn nhủ mọi người hãy tránh xa ma túy, hãy nói không với ma túy trong bất kì hoàn cảnh nào.
- Tranh 4: Chung tay phòng, chống tệ nạn xã hội => Thông điệp khuyên mọi người hãy cùng nhau hành động chung tay để phòng, chống tệ nạn xã hội.
1. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Những hành vi không được làm đối với cá nhân là:
+ Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
+ Đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
+ Mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
Trả lời:
Nhân vật Nguyễn T đã vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội sau: tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá và cho vay nặng lãi.
Nguyễn T sẽ bị phạt tiền từ 1 000 000 đồng đến 2 000 000 đồng cho hành vi đánh bài và tổ chức đánh bài.
Trả lời:
Nếu em phát hiện ra những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật em sẽ báo cáo ngay cho công an địa phương hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Trường THCS M tổ chức "Lễ phát động và tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường vì mục đích nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh về hiểm họa tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Câu hỏi 2 trang 58 GDCD lớp 7: Em có đồng ý với quan điểm của bạn H không? Vì sao?
Trả lời:
Em không đồng ý với quan điểm của H vì học sinh là một trong những đối tượng dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội; tham gia các hoạt động phát động, tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức và hiểu biết về phòng, chống các tệ nạn xã hội đó.
Trả lời:
Nếu là học sinh trường THCS M em sẽ tham gia hoạt động đó với tinh thần hưởng ứng cao nhất vì khi tham gia các hoạt động đó em sẽ được trang bị kiến thức để tránh xa những tệ nạn xã hội và có các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi sự cám dỗ của những tệ nạn xã hội đó.
3.
Câu hỏi trang 59 GDCD lớp 7: Em đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
Trả lời:
- Em không đồng ý với ý kiến a) vì nếu làm như vậy sẽ tiếp tay cho các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Em đồng ý với ý kiến b) vì khi không biết rõ đồ vật ấy là gì chúng ta không nên mang hộ đồ. Nếu như trong túi đồ ấy có ma túy thì chúng ta sẽ trở thành người vận chuyển ma túy cho các đối tượng xấu.
- Em không đồng ý với ý kiến c) vì lôi kéo hay mang tiếng xấu hay không là do bản thân chúng ta làm chủ, chúng ta cần có những kỹ năng giao tiếp để tiếp cận với đối tượng này giúp họ cai nghiện và sớm hòa nhập với cộng đồng.
- Em đồng ý với ý kiến d) vì ma túy, mại dâm là hai trong những con đường dẫn đến lây nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS.
- Em đồng ý với ý kiến đ) vì hành vi tổ chức đánh bạc, đua xe ăn tiền là hành vi trái pháp luật được pháp luật nước ta quy định nghiêm cấm, không những thế những hành vi này còn gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Luyện tập (trang 59, 60)
Luyện tập 1 trang 59 GDCD lớp 7: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
1/ Em có nhận xét gì về việc làm của H?
2/ Theo em, H quyết định như thế nào là phù hợp?
1/ Em có nhận xét gì về hành vi cá độ của anh A?
2/ Anh A có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật không? Vì sao?
1/ Em có đồng tình với ý kiến cho rằng K là chủ mưu, còn T và H là vô tội không? Vì sao?
2/ Em sẽ làm gì nếu biết bạn của mình sử dụng ma túy?
Trả lời:
Tình huống 1:
1/ Việc làm của H là sai vì H đã dùng tiền đóng học phí để chơi trò chơi điện tử. Hơn nữa H còn có ý định mang một túi nhỏ ma túy đi giao. Đây được coi là một hành vi vi phạm pháp luật.
2/ H nên từ chối người đó và báo cáo sự việc ngay với cơ quan chức năng. Sau đó, H nên về nhà và nhận lỗi với bố mẹ vì đã dùng hết tiền đóng học phí để đi chơi trò chơi điện tử.
Tình huống 2:
1/ Hành vi cá độ của anh A là một hành vi vi phạm pháp luật và gây ra cho anh A rất nhiều hệ quả như: rơi vào cảnh nợ nần, mất việc làm, tan vỡ hạnh phúc gia đình,…
2/ Anh A phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì hành vi cá độ của anh A là một hành vi vi phạm pháp luật gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu bị bắt anh A sẽ bị phạt tiền từ 1 000 000 đồng đến 2 000 000 đồng đối với hành vi đánh bạc dưới hình thức cá cược ăn tiền.
Tình huống 3:
1/ Em không đồng tình với ý kiến cho rằng K là chủ mưu, còn T và H là vô tội vì tất cả các hành vi cờ bạc, ma túy đều là hành vi vi phạm pháp luật. Trẻ em khi vướng phải các tệ nạn xã hội cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2/ Nếu bạn của em sử dụng ma túy em sẽ khuyên bạn nên bỏ ngay ma túy và báo ngay cho gia đình bạn để có hướng can thiệp kịp thời.
a. Một người bạn của em vào quán internet chơi điện tử cá độ ăn tiền.
b. Một người rủ em thử sử dụng thuốc lắc.
c. Một người nhờ em mang đồ vật không rõ được gói kín khi đi qua trạm Công an giao thông.
Trả lời:
a. Em sẽ khuyên bạn không được làm như vậy nữa vì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu như bị phát hiện sẽ bị pháp luật xử phạt theo quy định.
b. Em sẽ từ chối ngay và khuyên bạn không nên sử dụng thuốc lắc vì đây là hành vi vi phạm pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
c. Em sẽ từ chối vận chuyển đồ vật đó. Khi đến trạm Công an giao thông em sẽ báo cáo ngay với các chú công an để điều tra về túi đồ đó.
Vận dụng (Trang 60)
Trả lời:
Gợi ý: Một số mẫu tờ rơi
Trả lời:
Gợi ý:
Tiểu phẩm: Bài học đầu đời
Với sự tham gia của các diễn viên:
- Kim Phượng: Trong vai Chị Hương- Đội trưởng đội tuyên truyền.
- Ánh Tuyết: Trong vai Bà Huệ - mẹ Nam.
- Quốc Duy: Trong vai Anh Minh – Công an khu vực.
- Hải Thuỳ: Trong vai Bình – Công an khu vực.
- Hoàng Long: Trong vai Nam - học sinh mắc nghiện.
NỘI DUNG
Cảnh 1: Tại nhà bà Huệ vào 1 buổi chiều
Bà mẹ: Con ơi, sao con dại dột thế? Mấy ngày qua con đã ở đâu? Trời ơi niềm vui sự sống của tôi... (Vừa lau nước mắt vừa nói).
Hương: Dạ, cháu chào Bác ạ?
Bà mẹ: Kìa! Cô là ...
Hương: Cháu là Hương, đội trưởng đội tuyên truyền câu lạc bộ 03 đến tìm bác có chút việc, sao Bác lại khóc?
Bà mẹ: Cô ơi! Thằng con trai quý tử của tôi nó đã bỏ nhà đi biệt tích cả tháng nay. Tôi đã đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Tôi phải làm sao đây?
Hương: Có phải tên con trai bác là Doãn Hoàng Nam không?
Bà mẹ: Vâng, cháu tên là Hoàng Nam, Doãn Hoàng Nam.
Hương: Doãn Hoàng Nam 12 tuổi, đã học xong lớp 7. Người cao dong dỏng phải không ạ?
Bà mẹ: Thôi đúng rồi, đúng là con tôi rồi, thật phúc đức cho nhà tôi, may mà cô đã cho nó ở nhờ không thì ...
Hương: Dạ! không bác ạ nhưng sáng nay đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội của chúng cháu phối hợp cùng Công an đã bắt một nhóm thanh niên đang tụ tập tiêm chích ma tuý, trong đó có 1 em tên là Hoàng Nam. Bây giờ bác có thể ... (Nói kéo dài).
Bà mẹ: Lài, lài, tôi nói cho nhà cô biết, cô đừng có mượn gió bẻ măng. Tôi tưởng cô nhân đức lắm đến báo cho tôi chỗ ở của con tôi. Nào ngờ cô đem tai hoạ đến cái nhà này. Nhưng cô nhớ cho, có doạ người cũng cần chọn lý do cho thích đáng. Cô nói con tôi ngã xe, con tôi trèo cây chết đuối tôi còn tin. Cô bảo nó tiêm chích thì không đời nào. Đến tiêm phòng bệnh nó còn chẳng dám nữa là tiêm chích.
Hương: Cháu cũng mong là như vậy, nhưng tuổi trẻ bồng bột...
Bà mẹ: Cô thì già chắc! Thiên hạ toàn người trẻ cả đấy cô ạ. Thôi cô làm ơn đi ra cho tôi còn đốt vía (Đẩy Hương ra cửa)
Hương: Bác hãy bình tĩnh và đi cùng cháu đến đồn công an để chúng ta cùng tìm cách giải quyết.
Bà mẹ: Đi theo cô à? Thế khác nào tôi công nhận con tôi nghiện. Mà thôi được tôi đi, nếu không phải con tôi nghiện thì ... thì (Nói to) Hồi sau sẽ rõ!
Cảnh 2: Cảnh tại đồn Công an
Minh: Anh mong em hãy mau tỉnh ngộ để làm lại từ đầu. Tương lai tươi sáng vẫn đang chờ em ở phía trước.
Nam: Sáng à? Sáng trong hay sáng đục, đục như khói thuốc thôi? Anh nói đi ...
Bình: Sao em lại nói thế! Em biết không ma tuý là kẻ thù ghê sợ của loài người và mỗi chúng ta đều phải góp phần tiêu diệt nó. Em mà như thế này bố mẹ em sẽ rất buồn.
Nam: Thôi im đi, buồn hay không là chuyện của 2 cụ nhà tôi.
(Hương và mẹ Nam đi vào)
Hương: Bình ơi! (Nam thấy mẹ quay mặt đi)
Bình: Chị Hương!
Bà mẹ: Trời ơi! Nam! Con tôi ... (Khóc ôm lấy con).
Nam: Làm ơn sống lịch sự theo người á Đông, buông tôi ra. Tôi không chút liên quan gì tới bà cả, bà nhớ cho.
Bà mẹ: Các chú ơi, các cô ơi, tôi phải làm sao? Làm sao đây?
Minh: Bác bình tĩnh lại để chúng ta cùng tìm cách đưa em Nam đi cai nghiện.
Bà mẹ: Cai như thế nào? Mà cai ở đâu chứ?
Hương: Thưa bác hiện nay 3 hình thức cai nghiện:
Hình thức 1: Cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cấp Tỉnh và Huyện
Hình thức 2: Cai nghiện tại cộng đồng.
Hình thức 3: Cai nghiện tại gia đình.
Theo cháu bác nên cho em Nam đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cấp huyện bác ạ.
Nam: Thôi im đi! Làm gì có trại nào dành cho thằng nghiện như tôi. Đến các người còn không cần đến tôi thì làm gì có anh nhà nước nào cần tôi. Giờ tôi là đời thừa.
Bà mẹ: Nam, mẹ xin con, nếu con thương mẹ thì con hãy đi đi, đi đi con.
Bình: Đúng rồi! Em hãy vì bản thân và gia đình em ạ, anh nghĩ...
Nam: Không ai phải nghĩ, không tranh cãi nhiều. Tôi nói không là không.
Hương: Em nói đúng! Nhà em chỉ có mình em thôi, bố mẹ em chỉ dành tình thương cho em thôi. Em là niềm vui, niềm hạnh phúc của họ. Em hãy nhìn những giọt nước mắt đọng lại những nếp nhăn của mẹ, em nhìn đi... và suy nghĩ lại.
Minh: Những giọt nước mắt ấy không chỉ có niềm đau mà còn cả niềm hy vọng đang chờ đợi em thắp lên em hiểu không?
Bình: Hãy dũng cảm lên em, 1 cánh cửa cũ khép lại và 1 cánh cửa mới đang đón chờ em đấy.
Nam: Mẹ, mẹ hãy tha lỗi cho con, con trót dại.
Bà mẹ: Bài học đầu đời con nên ghi nhớ. Cũng thật may đã có Đoàn, Đảng giúp đỡ chúng ta. Con cần cai nghiện tốt để khỏi phụ lòng các cô, chú... con nhé.
Nam: Vâng! Con sẽ cố gắng! Con sẽ làm được, xin mọi người cứ tin con.
(Các cô chú công an và mẹ đến vỗ về, động viên) - Kết thúc cảnh 2
Cảnh 3: 3 năm sau.
Tại nhà bà Huệ, 1 buổi chiều:
Bà mẹ: Nhanh thật! Thấm thoắt đã 3 năm trôi qua. Ngày này cách đây 3 năm tôi đang rối bời tâm trí vì lo sợ. Bây giờ ... sao tôi cứ bồi hồi đứng ngồi không yên, con tôi sắp về, nó đã cai nghiện thành công rồi. Con ơi ...
(Giọng vui sướng, đi lại ngóng ra cổng, dọn dẹp nhà ...)
Nam: (Tay sách túi ngập ngừng bước vào nhà) Gọi to kéo dài: Mẹ ...
Mẹ: Nam, con đã về thật rồi. Trông con tôi khác quá, cao lớn, trắng trẻo hẳn ra.
Nam: Con có quà cho mẹ đây. Mẹ sẽ rất vui ...
Mẹ: Con về là mẹ mừng rồi, quà gì chứ, thật là ...
Nam (Lấy trong túi sách ra): Đây là phiếu nhận xét của các chú quản lý trại nhận xét về con trong quá trình cai nghiện, các chú khen con lắm mẹ ạ.
Mẹ: (Lật tờ giấy xem đi, xem lại): Thế này, các cô chú công an, các anh các chị trong đội tuyên truyền mà biết thì vui lắm đây. Mà các cô chú ấy nói lát nữa sẽ đến thăm con đấy.
Nam: Con không muốn gặp các cô các chú ấy đâu. Họ sẽ coi thường con, coi con là 1 thằng vừa rời khỏi trại, con không ... (Đang nói dở thì Bình, Minh, Hương xuất hiện).
Bình: Nam, các anh chị luôn mong ngày em trở về thế mà em lại không muốn gặp các anh là sao?
Hương: Chị không muốn nghe những lời như vậy chút nào, Nam ạ!
Minh: Các anh chị không chỉ đến hỏi thăm mà muốn em cùng đi tuyên truyền, giúp đỡ mọi người phòng, chống ma tuý nữa.
Mẹ: Đúng rồi, hãy để niềm vui như gia đình mình trở thành niềm vui chung cho những gia đình có hoàn cảnh tương tự con ạ.
Nam: Liệu có ai tin con không?
Hương: Bằng sự nhiệt tình, bằng chính sự cố gắng và ý chí của bản thân, mọi người sẽ tin em.
Bình: Chỉ cần em còn niềm tin là em sẽ làm được tất cả, anh tin ở em.
Minh: Thay mặt đội tuyên truyền, tôi chính thức công nhận thành viên mới của đội: Doãn Hoàng Nam.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDCD lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường