Giải SGK Giáo dục công dân 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập GDCD 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Quan tâm, cảm thông và chia sẻ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Mở đầu trang 11 Bài 2 GDCD lớp 7: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ qua những bức tranh sau?

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

- Một số câu ca dao, tục ngữ liên quan đến nội dung bức tranh 1:

+ Lá lành đùm lá rách

+ Thương người như thể thương thân

+ Nhường cơm sẻ áo

+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no

- Câu tục ngữ liên quan đến nội dung bức tranh 2: một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

1. Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 12 GDCD lớp 7: Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh.

Trả lời:

Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của Hiếu và Minh là:

+ Mỗi ngày hai lần, dù nắng hay mưa, Hiếu vẫn luôn đưa Minh đến trường.

+ Khi có xe đạp, Hiếu vẫn tiếp tục chở Minh đi học.

+ Khi học Đại học, tuy khác trường nhưng hai bạn vẫn thường xuyên động viên, quan tâm lẫn nhau.

Câu hỏi 2 trang 12 GDCD lớp 7Em cảm nhận gì sau khi đọc câu chuyện trên?

Trả lời:

Cảm nhận của em sau khi đọc xong câu chuyện là:

+ Em cảm thấy tình bạn của hai bạn Hiếu và Minh rất vĩ đại.

+ Em rất thán phục trước tình cảm bạn bè của hai bạn, sự hi sinh quan tâm động viên của Hiếu dành cho Minh.

Câu hỏi 3 trang 12 GDCD lớp 7: Theo em, trong cuộc sống sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong cuộc sống:

+ Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

+ Quan tâm đến mọi người trong mọi hoàn cảnh.

+ Biết lắng nghe và đặt mình vào vị trí của họ.

+ Khích lệ, động viên khi họ gặp trở ngại trong cuộc sống.

2. Em hãy quan sát các bứa tranh sau và trả lời câu hỏi.

Câu hỏi 1 trang 13 GDCD lớp 7: Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh trên?

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

Nhận xét lời nói, hành động của các nhân vật:

+ Bức tranh 1: Bạn học sinh rất quan tâm đến bạn học của mình. Khi thấy bạn nghỉ học, bạn học sinh ấy cho rằng mình phải hỏi thăm lí do bạn nghỉ học.

+ Bức tranh 2: Khi người mẹ bị mệt và nhờ người con giúp mẹ nấu cơm thì người con vẫn thờ ơ trước lời nói của mẹ mà lại tiếp tục xin mẹ chơi game. Người con không biết quan tâm và giúp đỡ mẹ khi mẹ bị ốm.

+ Bức tranh 3: Người cháu rất quan tâm đến người bà của mình khi bà bị mệt. Câu nói thể hiện sự quan tâm đến tình trạng sức khỏe của bà, hành động nắm tay bà cho thấy rằng người cháu đang động viên bà mau khỏi ốm.

+ Bức tranh 4: Bạn học sinh đang ngỏ lời xách đồ họ cô giáo khi thấy cô đang cầm khá nhiều đồ. Bạn học sinh rất biết quan tâm và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

Câu hỏi 2 trang 13 GDCD lớp 7: Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau?

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

Trong cuộc sống chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ lẫn nhau vì:

+ Hành động quan tâm, chia sẻ sẽ giúp con người có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. 

+ Bản thân chúng ta cũng nhận được nhiều niềm vui, cảm thấy sống có ích, cuộc đời sẽ trở nên tươi đẹp hơn.

Câu hỏi 3 trang 13 GDCD lớp 7Chúng ta cần làm gì để khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác một cách phù hợp?

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

Chúng ta cần:

+ Giải thích cho bạn bè hiểu ý nghĩa của việc biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Cùng với bạn bè tìm hiểu và giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh chúng ta.

+ Khuyên nhủ bạn nếu bạn có thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. 

3. Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu.

Câu hỏi 1 trang 13 GDCD lớp 7: Kể lại câu chuyện theo tranh.

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

Kể lại câu chuyện:

+ Bức tranh 1: Mồ côi cả cha lẫn mẹ, lại không còn người thân nào, khiến cho cậu bé phải lang thang xin ăn sống qua ngày. Mùa đông đến, trời càng lạnh, trên người chỉ có bộ quần áo cộc rách tướp khiến cậu phải ngồi một góc thu mình lại. Rồi có một chú từ đâu đi tới đến hỏi han và cho cậu rất nhiều quần áo ấm. Cậu bé cảm động và nghĩ rằng sẽ không thể nào quên được người đã giúp đỡ mình.

+ Bức tranh 2: Nhiều năm sau, người chú đã từng giúp đỡ cậu bé nay đã lớn tuổi. Vì bệnh nặng mà chú phải nằm viện suốt nhiều tháng liền. Chú vừa nằm vừa lo đến khoản viện phí mình phải trả.

+ Bức tranh 3: Đang lo lắng vì khoản viện phí phải trả thì cô y tá đến và nói rằng một mạnh tường quân đã tài trợ toàn bộ viện phí cho chú rồi. Chú mừng lắm nhưng cũng rất băn khoăn vì không biết là ai đã trả tiền viện phí cho mình.

+ Bức tranh 4: Chú đang băn khoăn không biết ai đã trả hết tiền viện phí cho mình thì một bác sĩ rất trẻ bước vào phòng và nói: Cháu rất biết ơn chú vì ngày xưa đã giúp đỡ cháu ạ. Người chú lúc này mới nhận ra hóa ra đây chính là cậu bé mà mình đã giúp đỡ vào mùa đông lạnh năm ấy.

Câu hỏi 2 trang 13 GDCD lớp 7: Đặt tên cho câu chuyện và rút ra bài học.

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

+ Đặt tên cho câu chuyện: Anh bác sĩ trẻ và người chú

+ Bài học: Phải biết giúp đỡ người khác họ gặp khó khăn.

Luyện tập (Trang 14, 15)

Luyện tập 1 trang 15 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu: Nêu quan điểm của em về việc làm của T trong tình huống trên.

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

+ Ban đầu, T cho rằng: chủ nhật là thời gian nghỉ ngơi sau một tuần học tập mệt mỏi, do đó T đã ngủ nướng, không làm việc nhà và bỏ đi chơi => Việc làm này thể hiện T là một người không biết quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ người thân trong gia đình.

+ Khi chứng kiến hành động và lời nói của H, T đã thay đổi suy nghĩ, bạn T đã biết quan tâm hơn tới người thân => việc T  biết hối hận và thực hiện hành đôngh quan tâm, chi sẻ với người thân là việc đáng kích lệ.

Luyện tập 2 trang 15 GDCD lớp 7Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu: Hãy kể lại những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình.

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

Những hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với bố mẹ, người thân trong gia đình:

+ Giúp bố mẹ làm việc nhà.

+ Hỏi: Nay bố/ me có đi làm mệt không ạ? Bố/ mẹ có cần con giúp việc gì không ạ?

+ Chăm sóc em trai khi em bị ốm.

Luyện tập 3 trang 15 GDCD lớp 7Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu: Em hãy sắm vai để nhận xét hành động của M; Động viên bạn ấy quan tâm, cảm thông, chia sẻ với cô lao công và những người khác.

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

+ Đóng vai P: “Đúng đây là việc của cô lao công và cũng là việc của chúng mình nữa. M nghĩ xem nếu như cậu vứt cốc bỏ vào thùng rác thì cô lao công sẽ không phải nhặt và vứt nó nữa, cô sẽ đỡ vất vả hơn. Nếu như tất cả học sinh đều làm thế, thì cô sẽ vất vả đến nhường nào. Chúng mình phải biết cảm thông và giúp đỡ người khác từ những điều nhỏ nhặt nhất”.

Luyện tập 4 trang 15 GDCD lớp 7: Em hãy đọc tình huống sau và thực hiện theo yêu cầu: Hãy tự đánh giá xem trong vài tháng qua về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của em với người thân, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh.

Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (ảnh 1)

Trả lời:

Trong vài tháng qua em đã có những việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh, như:

+ Giúp đỡ mẹ làm việc nhà;

+ Quan tâm tới tình trạng sức khỏe của bà;

+ Chia sẻ với bạn những khó khăn bạn gặp phải,…

Vận dụng (Trang 15)

Vận dụng 1 trang 15 GDCD lớp 7Hãy làm một sản phẩm như: tấm thiệp, bài thơ,…để thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ và gửi đến người em yêu quý trong gia đình, dòng họ, hàng xóm hay một nhân vật em cảm kích trong cuộc sống.

Trả lời:

Gợi ý: Bài thơ gửi đến người thầy của mình:

Thầy con giờ đã già rồi

Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu

Phấn rơi bạc cả mái đầu

Đưa con qua những bể dâu cuộc đời

Mỗi khi bụi phấn rơi rơi

Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương

Cho con vững bước nẻo đường

Hành trang kiến thức, tình thương của thầy

Biết bao vất vả, đắng cay

Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời

Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời

Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!

Trọn đời con mãi tự hào

Cúi đầu cung kính ... thương sao dáng thầy

Dẫu đời xuôi, ngược đó đây

Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa

Khuya rồi thầy đã ngủ chưa?

Ngàn bông hoa thắm kính thưa ... dâng thầy

Cho con cuộc sống hôm nay

Mừng ngày Nhà Giáo ơn thầy chẳng quên!

Vận dụng 2 trang 15 GDCD lớp 7: Em hãy viết một đoạn văn và thuyết trình trước lớp về giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Trả lời:

Học sinh tham khảo bài làm dưới đây:

- Đồng cảm sẻ chia, con người sẽ có thêm sức mạnh và niềm tin để vượt qua trở ngại, khó khăn. Có thể bạn không biết nhưng một hành động rất nhỏ thôi cũng có thể cứu vớt một tâm hồn đang tuyệt vọng. Thứ này đối với bạn không là gì cả nhưng với người khác có thể là ước mơ cả đời không thể có được. Hãy đặt mình vào vị trí của những người bất hạnh hơn, bạn sẽ không chỉ cảm thông với số phận của họ mà còn biết yêu quý, trân trọng những gì mình đang có.

- Khi bạn biết yêu thương sẻ chia, bạn sẽ trở nên bao dung hơn, chín chắn và trưởng thành hơn. Cuộc đời của người được nhận tươi sáng hơn, cuộc đời của người cho đi cũng tươi sáng hơn. Bởi lẽ "Yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi".

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDCD lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!