Giải Địa lí 7 Bài 1: Vị trí đặc điểm tự nhiên Châu Âu
Video giải bài tập Địa lí 7 Bài 1: Vị trí đặc điểm tự nhiên Châu Âu
Em hãy kể một số thông tin mà em biết về châu Âu.
Trả lời:
- Châu Âu luôn được xem là châu lục có nền văn hóa đặc sắc cũng như văn minh đô thị hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.
- Lãnh thổ được ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran, có 3 mặt giáp biển.
- Khí hậu có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông.
1. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước
Câu hỏi trang 96 Địa Lí 7: Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, hãy:
- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu
- Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu:
- Vị trí địa lí:
+ Bộ phận phía tây của lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.
+ Lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B đến 71°B.
- Hình dạng: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào trong đất liền.
- Kích thước nhỏ hơn các châu lục khác (diện tích châu Âu trên 10 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương).
- Các biển và đại dương bao quanh châu Âu:
+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Bắc, biển Na-uy, biển Ba-ren và biển Ca-ra.
+ Đại dương: Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.
2. Đặc điểm tự nhiên
Câu hỏi 1 trang 98 Địa Lí 7: Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, hãy:
- Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính của Châu Âu.
- Xác định vị trí một số dãy núi và các đồng bằng lớn của châu Âu.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu (2 khu vực):
- Địa hình đồng bằng:
+ Chiếm 2/3 lớn diện tích châu lục, gồm ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, các đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa-nuýp,...
+ Đặc điểm địa hình khác nhau do nguồn gốc hình thành khác nhau.
- Địa hình miền núi:
+ Địa hình núi già phía bắc và vùng trung tâm châu lục (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...). Phần lớn có độ cao trung bình hoặc thấp.
+ Địa hình núi trẻ phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat, Ban-căng...). Phần lớn có độ cao trung bình dưới 2000m.
Yêu cầu số 2: Xác định vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu:
- Các đồng bằng chính (được khoanh màu đen trong lược đồ sau)
+ Đồng bằng Bắc Âu.
+ Đồng bằng Đông Âu.
+ Các đồng bằng trung lưu và hạ lưu sông Đa-nuýp.
Trả lời:
- Khí hậu Châu Âu có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ tây sang đông:
+ Đới khí hậu cực và cận cực: lạnh quanh năm, lượng mưa trung bình dưới 500mm.
+ Đới khí hậu ôn đới: có sự phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau: Khí hậu ôn đới hải dương: ôn hòa, mùa đông tương đối ấm, mùa hạ mát. Mưa quanh năm, lượng mưa trung bình 800-1000mm; Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông lạnh, khô, mùa hạ nóng ẩm. Mưa chủ yếu vào mùa hạ, trung bình chỉ trên 500mm.
+ Đới khí hậu cận nhiệt đới: có kiểu khí hậu cận nhiêt địa trung hải có mùa hạ nóng, khô; mùa đông ẩm và mưa nhiều. Lượng mưa khoảng 500-700mm.
Câu hỏi 3 trang 99 Địa Lí 7: Hãy xác định vị trí các sông Vôn-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ trên hình 1.
Trả lời:
Xác định vị trí các sông: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ (khoanh màu đỏ trong lược đồ)
- Sông Von-ga: phía đông châu Âu.
- Sông Đa-nuýp: phía nam châu Âu.
- Sông Rai-nơ: phía tây châu Âu.
Trả lời:
* Đới lạnh:
- Khí hậu cực và cận cực.
- Chiếm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ, gồm các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương và dải hẹp ở Bắc Âu.
- Mặt đất bị tuyết bao phủ gần như quanh năm.
- Sinh vật nghèo nàn chủ yếu là: rêu, địa y, cây bụi và một số loài động vật chịu được lạnh.
* Đới ôn hòa:
- Chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.
- Gồm khí hậu ôn đới và cận nhiệt.
- Thiên nhiên thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa.
+ Phía bắc: Khí hậu lạnh ẩm ướt. Thực vật chủ yếu là rừng lá kim; nhóm đất chính là Pốt dôn.
+ Phía Tây có khí hậu mùa đông ấm, mùa hạ mát; thảm thực vật chủ yếu là Rừng lá rộng; nhóm đất chính là đất rừng nâu xám.
+ Phía đông nam có khí hậu mang tính chất lục địa; thảm thực vật chủ yếu là Thảo nguyên ôn đới; nhóm đất chính là Đất đen thảo nguyên ôn đới.
+ Phía nam có khí hậu cận nhiệt địa trung hải; thảm thực vật chủ yếu là rừng lá cứng và cây bụi.
- Động vật đới ôn hòa đa dạng về số loài và số lượng cá thể.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
- Gla-xgâu (Anh): thuộc kiểu khí hậu ôn đới hải dương. Vì:
+ Nhiệt độ trung bình năm tương đối ấm đạt 8,1°C, mùa hạ tương đối mát (>10°C), biên độ nhiệt năm khá nhỏ (9°C).
+ Lượng mưa tương đối lớn (1228 mm), mưa quanh năm.
- Rô-ma (I-ta-li-a): thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải. Vì:
+ Mùa hạ khá nóng và khô (tháng 8 nhiệt độ là 25°C và lượng mưa 23mm) thời tiết khá ổn định.
+ Mùa đông ấm và mưa nhiều (tháng 11 lượng mưa khoảng 120 mm và 11°C).
+ Lượng mưa trung bình năm đạt 878 mm, khí hậu khá dễ chịu với nhiệt độ trung bình năm đạt 15,8°C.
- Ô-đét-xa (U-crai-na) thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa. Vì:
+ Mùa đông lạnh khô, ít mưa (Tháng 1 nhiệt độ -2°C và lượng mưa 38 mm).
+ Mùa hạ nóng ẩm (Tháng 8 đạt 25°C).
+ Lượng mưa trung bình năm ít 441 mm.
Trả lời:
(*) Giới thiệu Núi Matterhorn - Biên giới Thụy Sĩ và I-ta-li-a
- Theo Sở du lịch Thụy Sĩ, Matterhorn là một trong những ngọn núi được giới nhiếp ảnh săn đón nhất trên thế giới.
- Ngọn núi sừng sững chọc thẳng vào mây trời như tòa kim tự tháp cao 4.572m. Được mệnh danh là “vua của đỉnh núi”, Matterhorn nằm ở biên giới giữa Thụy Sĩ và I-ta-li-a, phần đỉnh cao nhất thuộc lãnh thổ nước Thụy Sĩ. Đây là một trong những ngọn núi cao nhất trong dãy Alps và thuộc top các ngọn núi hiểm trở nhất trên thế giới. Chính những điểm này đã thu hút gần 500 nhà leo núi từng cố gắng chinh phục nó.
(*) Giới thiệu Động Melissani - Hy Lạp
Ẩn mình tại hòn đảo Kelafonia, Hy Lạp, động Melissani gắn liền với một câu chuyện thần thoại tại đây.
Hang động này được đặt tên theo vị nữ thần bị Pan ruồng bỏ. Nữ thần đem lòng yêu Pan nhưng ông nhất mực từ chối. Vì quá đau đớn, nàng đã gieo mình xuống dòng sông tự vẫn.
Nước trong động Melissani trong vắt tựa pha lê, khiến bạn ngồi trên thuyền mà cứ như thể mình đang lướt trên không trung vậy. Ngay giữa lòng động là một cổng trời lớn, do lớp đá trên cao sụp xuống hàng ngàn năm về trước tạo thành.
Xem thêm lời giải SGK Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức, chi tiết khác:
Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu
Bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Bài 4: Khái quát về liên minh châu âu