Giải Địa lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí?
Trả lời:
- Cái gì?
+ Cái gì tạo ra gió?
+ Cái gì tạo ra động đất?
+ Cái gì tạo ra núi lửa?
+ Cái gì tạo ra sóng biển?
+ Cái gì tạo ra mưa?,...
- Ở đâu?
+ Mưa lớn nhất ở đâu?
+ Nắng nóng nhất ở đâu?
+ Bão thường xuất hiện ở đâu?
+ Dải hội tụ nhiệt đới nằm ở đâu?
+ Dòng biển nóng phân bố ở đâu?,…
Trả lời:
- Như thế nào?
+ Dầu mỏ được hình thành như thế nào?
+ Mưa được hình thành như thế nào?
+ Các dòng biển hoạt động như thế nào?
+ Khoáng sản được hình thành như thế nào?,…
- Tại sao?
+ Tại sao các loại đất lại có màu khác giống nhau?
+ Tại sao có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm?
+ Tại sao có sự luân phiên ngày, đêm nối tiếp nhau?
+ Tại sao dân cư phân bố không đồng đều?
+ Tại sao lượng mưa phân bố không đều trên khắp cả nước?,...
Câu hỏi trang 101 sgk Địa Lí 6: Để học Địa lí tốt cần phải có các công cụ hỗ trợ nào?
Trả lời:
Để học Địa lí tốt cần có các công cụ hỗ trợ là
+ Các loại bản đồ địa lí.
+ Biểu đồ, số liệu thống kê.
+ Các thiết bị xác định phương hướng, vị trí như la bàn, khí áp kế, GPS,...
Trả lời:
Một số hiện tượng địa lí đang diễn ra hằng ngày nơi em sống là:
- Mưa rào, nắng, mưa đá.
- Lũ, gió, sạt lở đất, hạn hán.
- Xoáy nước, mạch nước ngầm,…
Trả lời:
Học sinh lựa chọn các câu hỏi: vì sao, cái gì, như thế nào, ở đâu? Và giải thích cho sự lựa chọn của mình.
Ví dụ:
- Trong các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí, em thích nhất Câu hỏi "Tại sao?". Vì khi trả lời được câu hỏi tại sao, em sẽ tìm ra được mối liên hệ và quan hệ giữa các hiện tượng địa lí. Từ đó biết được một hiện tượng địa lí có thể là kết quả của một hoặc nhiều mối liên hệ với các hiện tượng địa lí khác.
- Trong các câu hỏi chủ yếu khi học địa lí, em thích nhất Câu hỏi "Ở đâu?". Khi trả lời được câu hỏi “ở đâu” em biết được mình đang ở đâu; biết được các sự vật, hiện tượng địa lí ở xung quanh mình. Từ đó, có thể đưa ra những giải pháp và định hướng khám phá các đối tượng địa lí,…
Trả lời:
Học sinh có thể tìm kiếm thông tin qua sách, báo, internet,…
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ SAO THỦY, SAO KIM VÀ TRÁI ĐẤT
Sao Thủy là hành tinh nằm gần nhất với Mặt Trời, chỉ lớn hơn so với Mặt Trăng của Trái Đất một chút. Mặt ban ngày bị hơ nóng bởi ánh nắng Mặt Trời, có thể đạt 4500C (8400F), nhưng vào ban đêm nhiệt độ hạ xuống âm đến hàng trăm độ, dưới mức đóng băng. Sao Thủy hầu như không có không khí để hấp thụ các tác động của thiên thạch, vì vậy bề mặt bị "rỗ" với nhiều hố lớn, giống như Mặt Trăng. Trải qua nhiệm vụ bốn năm, tàu vũ trụ MESSENGER của NASA đã tiết lộ quang cảnh của các hành tinh đó và thách thức những kỳ vọng của các nhà thiên văn học.
Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ Mặt Trời, sao Kim là hành tinh cực kỳ nóng, thậm chí còn nóng hơn cả sao Thủy. Bầu không khí của hành tinh này rất độc hại. Áp suất trên bề mặt sao Thủy sẽ nghiền nát và giết chết bạn. Các nhà khoa học mô tả vị trí của sao Kim như là một hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát. Kích thước và cấu trúc của sao Kim tương tự giống với Trái Đất, bầu khí quyển dày đặc, độc hại giữ nhiệt trong "hiệu ứng nhà kính" mất kiểm soát. Nhưng điều kỳ lạ, sao Kim lại quay chậm theo hướng ngược lại với hầu hết các hành tinh khác.
Hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời lầ Trái Đất, Trái Đất là một hành tinh nước (Waterworld), với hai phần ba hành tinh được bao phủ bởi đại dương và là hành tinh duy nhất được biết đến có tồn tại sự sống. Bầu khí quyển của Trái Đất là giàu nitơ và oxy để duy trì sự sống. Bề mặt của Trái Đất quay quanh trục của nó với vận tốc 467m/s - khoảng hơn 1.000 mph (1.600 kph) - tại đường xích đạo. Hành tinh quay một vòng quanh Mặt Trời với vận tốc 29km/s.
Xem thêm lời giải SGK Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ
Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất