Giải Địa Lí 6 Bài 2: Các yếu tố cơ bản của bản đồ
Trả lời:
Quan sát hình 2.2 và hình 2.3 em thấy:
- Ở hình 2.2 sử dụng phép chiếu hình trụ nên các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng -> diện tích đảo Grin-len và lục địa Nam Mỹ gần như bằng nhau.
- Ở hình 2.3 sử dụng phép chiếu hình nón nên các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những đường thẳng -> Diện tích đảo Grin-len nhỏ hơn rất nhiều so với lục địa Nam Mỹ.
Câu hỏi trang 108 sgk Địa Lí 6:
Trả lời:
- Theo em, yếu tố địa hình được thể hiện trên bảng chú giải 2.6A là:
+ Phân tầng độ cao, độ sâu.
+ Đỉnh núi, độ sâu, sông, suối, đèo,…
- Trên hình 2.7 đã sử dụng các loại kí hiệu và dạng kí hiệu:
* Các loại kí hiệu:
+ Kí hiệu điểm: cảng, trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cảng, bệnh viện,…
+ Kí hiệu đường: đường sắt, đường ô tô, địa giới tỉnh/huyện/xã.
+ Kí hiệu diện tích: Bãi cát ướt, bãi lầy,...
* Các dạng kí hiệu:
- Kí hiệu chữ: chợ, khu vui chơi giải trí, khách sạn.
- Kí hiệu tượng hình: Đền, chùa; nhà thờ, bến xe, bệnh viện,...
Trả lời:
Quan sát hình 2.8, ta thấy có ba cách thể hiện tỉ lệ bản đồ. Đó là:
- Tỉ lệ số.
- Tỉ lệ thước.
- Tỉ lệ chữ.
Câu hỏi trang 110 sgk Địa Lí 6: Dựa vào hình 2.9, hãy tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.
Trả lời:
Tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng
- Sử dụng các cách trong sgk, ta đo được khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng là 2,45cm.
- Với 1cm trên bản đồ = 20km trên thực địa => Từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng dài: 20 x 2,45 = 49 (km).
Trả lời:
Xác định hướng trên hình:
|
Hình 2.12 |
Hình 2.13 |
OA |
Đông Bắc |
Đông Nam |
OB |
Đông |
Tây Nam |
OC QUẢNG CÁO |
Tây Nam |
Bắc |
OD |
Tây |
Đông Bắc |
Trả lời:
Quả địa cầu có dạng hình cầu, mô phỏng gần đúng về hình dạng của Trái Đất; còn bản đồ được thể hiện trên mặt phẳng của giấy bằng các phép chiếu khác nhau -> Để thể hiện toàn bộ Trái Đất thì quả địa cầu thể hiện đúng hơn.
Trả lời:
- Công thức: Khoảng cách trên thực địa = Tỉ lệ bản đồ x khoảng cách trên bản đồ (cm).
- Từ công thức, ta có bản đồ:
+ Tỉ lệ 1 : 100 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 100 000 cm hay 1km trên thực địa.
+ Tỉ lệ 1 : 9 000 000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 90 000cm hay 90km trên thực địa.
Trả lời:
Trong hai hình 2.2 và hình 2.3 thì hình 2.3 có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt Trái Đất lên bản đồ.
Trả lời:
- Công thức: Khoảng cách trên thực địa = Tỉ lệ bản đồ x khoảng cách trên bản đồ (cm).
- Áp dụng công thức, ta có:
Tỉ lệ bản đồ = 12 000 000 / 10 = 1 200 000 cm.
=> Bản đồ có tỉ lệ là: 1 : 1 200 000.
(Đổi 120km = 12 000 000cm).
Xem thêm lời giải SGK Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí?
Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
Bài 3: Lược đồ trí nhớ
Bài 4: Thực hành: Đọc bản đồ. Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
Bài 5: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất