Giải SGK Địa Lí 6 Bài 27 (Kết nối tri thức): Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Địa Lí 6 Bài 27 (Kết nối tri thức): Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 6 Bài 27. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa Lí 6 Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi trang 180 Địa Lí 6 – KNTT: Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, em hãy cho biết:

- Số dân thế giới năm 2018.

- Số dân thế giới thay đổi như thế nào qua các năm.

Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình (ảnh 1)

Trả lời:

- Số dân thế giới năm 2018: 7,6 tỉ người.

- Số dân thế giới thay đổi như thế nào qua các năm:

+ Năm 1804 dân số thế giới là 1 tỉ người, tới năm 1927 dân số là 2 tỉ người. Vậy qua 123 năm cả thế giới chỉ tăng 1 tỉ người.

+ Từ năm 1927 tới năm 1960: qua 33 năm dân số tăng 1 tỉ người

+ Mỗi giai đoạn năm 1960 - 1974, 1974 - 1987, 1987 - 1999, 1999 - 2011, 2011 - 2024 đều cách nhau từ 11 - 13 năm và tăng 1 tỉ người.

* Nhận xét:

Dân số thế giới luôn có xu hướng tăng theo thời gian.

Dân số tăng chậm ở giai đoạn 1804 - 1927 và tăng nhanh dần đều ở các giai đoạn sau.

Câu hỏi trang 181 Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào hình 2, em hãy:

- Xác định các khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km2 và các khu vực có mật độ dân số dưới 5 người /km2.

- Nêu một số ví dụ cụ thể để thấy điều kiện tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư trên thế giới.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

- Xác định các khu vực:

+ Khu vực có mật độ dân số trên 250 người /km2: Tây Âu, Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Đông Nam Hoa Kì, Trung Mĩ.

+ Khu vực có mật độ dân số dưới 5 người /km2: Châu Đại Dương, Bắc Phi, Bắc Mỹ, Bắc Á, Nam châu Phi, CN. Braxin.

- Một số ví dụ cụ thể:

+ Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có dân cư tập trung đông đúc. Ví dụ khu vực Đông Nam Á: khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc (thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới, phát triển kinh tế biển, nằm trong vành đai sinh khoáng , có nhiều khoáng sản, rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm, nhiều cảnh quan đẹp... ).

+ Các vùng khí hậu băng giá, hoang mạc khô hạn, giao thông khó khăn, kinh té kém phát triển,...là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. Ví dụ: Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đều vì chịu ảnh hưởng của sự phân hóa về tự nhiên:

* Bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-đa là nơi thưa dân nhất (mật độ dưới 1 người/km2), vì vùng này có khí hậu giá lạnh.

* Phía Tây, trong khu vực hệ thống Cooc-đi-e, dân cư thưa thớt (mật độ 1-10 người/km2), vì đây là vùng đồi núi.

* Phía Đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất ở Bắc Mĩ (mật độ 51-100 người/km2), do ở đây công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, hải cảng lớn.

Câu hỏi trang 183 Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào bản đồ hình 4 và bảng số liệu trang 182, em hãy:

1. Kể tên năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018.

2. Cho biết châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất.

Dựa vào bản đồ hình 4 và bảng số liệu (ảnh 1)

Dựa vào bản đồ hình 4 và bảng số liệu (ảnh 1)

Trả lời:

1. Năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018: Tô-ky-ô, Niu Đê-li, Thượng Hải,  Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti.

2. Quan sát bản đồ hình 4, ta thấy châu Á có nhiều siêu đô thị nhất.

Luyện tập & Vận dụng

Câu 1 trang 183 Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào hình 1, hãy tính thời gian để dân số thế giới tăng thêm một tỉ người ( từ 1 tỉ lên 2 tỉ, từ 2 tỉ lên 3 tỉ,...).

Trả lời:

Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người:

1927 - 1802 = 125 (năm) : Tăng từ 1 tỉ lên 2 tỉ

1960 - 1927 = 33 (năm) : Tăng từ 2 tỉ lên 3 tỉ

1974 - 1960 = 13 (năm) : Tăng từ 3 tỉ lên 4 tỉ

1987 - 1974 = 13 (năm) : Tăng từ 4 tỉ lên 5 tỉ

1999 - 1987 = 12 (năm) : Tăng từ 5 tỉ lên 6 tỉ

2011 - 1999 = 12 (năm) : Tăng từ 6 tỉ lên 7 tỉ

2024 - 2011 = 13 (năm) : Tăng từ 7 tỉ lên 8 tỉ

Thời gian để dân số tăng thêm 1 tỉ người có xu hướng giảm dần.

Câu 2 trang 183 Địa Lí 6 – KNTT: Cho biết sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh sẽ dẫn tới những hậu quả gì về đời sống, sản xuất và môi trường.

Trả lời:

- Kinh tế: Kìm hãm sự phát triển kinh tế.

- Xã hội: tỉ lệ thất nghiệp cao, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, thiếu cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế,…

- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, môi trường suy thoái.

Câu 3 trang 183 Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào hình 3 và tìm hiểu thông tin về thành phố Tô-ky-ô và chia sẻ với các bạn.

Dựa vào hình 3 và tìm hiểu thông tin (ảnh 1)

Trả lời:

Tokyo là thủ đô của Nhật Bản, thủ đô Tokyo nằm ở phía đông của đảo Honshu, trong tiếng Nhật, Tokyo có nghĩa là kinh đô ở phía đông. Với hơn 12 triệu dân sinh sống, Tokyo là một trong những thành phố đông dân cư nhất thế giới. Tokyo giáp danh với các tỉnh: Chiba ở phía đông, Yamanashi phía tây, Kanagawa phía nam và Saitama phía bắc. Những địa điểm tham quan nổi tiếng Tokyo: Tháp tokyo (Được mệnh danh là tháp Eiffel của Châu Á - Tháp Tokyo ở Nhật Bản là một trong những ngọn tháp có kết cấu thép tự đỡ cao nhất thế giới) , Ginza (được xem là khu vực sầm uất của Tokyo với nhiều cửa hàng thời trang và nhà hàng, quán ăn nổi tiếng), Đền Meiji (Đền Minh Trị Thiên Hoàng), chợ cá Tsukiji, cung điện Himeji (một trong những công trình kiến trúc tinh xảo nhất Nhật Bản),...Với sự trộn lẫn giữa cảnh quan thiên nhiên từ nhẹ nhàng đến kỳ vĩ, giữa những yếu tố truyền thống mang đậm tính cách của người Nhật và sự hiện đại chi phố nơi các công trình kiến trúc,…đã tạo nên sự hài hòa rất đặc biệt bao quanh Tokyo như một nét vẽ viền đầy ấn tượng, về một trong những thành phố hàng đầu của Châu Á lẫn thế giới này.

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất 

Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương 

Bài 28: Mối quan hệ của con người với thiên nhiên 

Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên địa phương

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!