Giải SGK Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Địa lí lớp 11 Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa lí 11 Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Mở đầu trang 9 Địa Lí 11: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế là gì? Quá trình này có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng?

Lời giải:

- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, xã hội…

- Khu vực hóa kinh tế là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.

- Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các nước trên thế giới.

Câu hỏi trang 10 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 1 và bảng 2 hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

Dựa vào thông tin mục 1 và bảng 2 hãy trình bày các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

Lời giải:

- Toàn cầu hóa có 5 biểu hiện chính:

+ Các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển.

+ Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

+ Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.

+ Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng.

+ Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Câu hỏi trang 10 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 2 hãy trình bày hệ quả toàn cầu hóa kinh tế?

Lời giải:

- Hệ quả của toàn cầu hóa:

+ Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

+ Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực.

+ Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng đến phát triển xanh và bền vững.

+ Gia tăng trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và các nước.

Câu hỏi trang 11 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 3 hãy phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới?

Lời giải:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+ Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh,...

+ Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ,....) cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước. Bất kì biến động lớn nào về kinh tế trên thế giới cũng ảnh hưởng tới kinh tế của một quốc gia.

+ Gây ra các vấn đề môi trường, như: phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, phá huỷ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các nước.

+ Việc phân phối tiêu dùng hàng hóa cũng đang tạo ra một vấn đề lớn về rác thải, đặc biệt rác thải nhựa.

Câu hỏi trang 11 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 1 hãy trình bày biểu hiện khu vực hóa kinh tế?

Lời giải:

- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới: các tổ chức khu vực trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển thông qua việc kí kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế của khu vực trong tương quan với các khu vực khác.

- Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển:

+ Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia.

+ Các tổ chức liên kết khu vực đã hình thành như: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Thị trường chung Nam Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Liên minh châu Âu,...

Câu hỏi trang 12 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 2 hãy trình bày hệ quả khu vực hóa kinh tế.

Lời giải:

- Hệ quả của khu vực hóa kinh tế:

+ Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực.

+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp ở các nước thành viên được hưởng nhiều ưu đãi hơn nhờ các hiệp định thương mại khu vực.

+ Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,...) đối với những nước bên ngoài khu vực.

Câu hỏi trang 12 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 3 hãy phân tích ý nghĩa khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới?.

Lời giải:

- Khu vực hóa kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể liên kết với nhau, rút ngắn được khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. Ví dụ: Liên minh Châu Âu liên kết với nhau về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự đã tạo đà phát triển cho các nước thành viên, hiện nay các thành viên EU đều là các cường quốc về kinh tế.

- Việc liên kết với nhau để hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực, nâng cao vị thế so với các khu vực khác. Đồng thời khu vực hóa còn nâng cao được sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được lợi thế của các thành viên trong khu vực.

- Khu vực hóa kinh tế bổ sung cho toàn cầu hóa kinh tế từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất.

Luyện tập trang 12 Địa Lí 11: Hoàn thành bảng theo mẫu.

Hoàn thành bảng theo mẫu.

Lời giải:

 

Hệ quả

Toàn cầu hóa kinh tế

- Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.

- Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tri thức.

- Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng đến phát triển xanh và bền vững.

- Gia tăng trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và các nước.

Khu vực hóa kinh tế

- Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối, tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ trong khu vực.

- Thúc đẩy quá trình mở của thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút đầu tư. Các doanh ngiệp ở các nước thành viên được hưởng nhiều ưu đãi hơn nhờ các hiệp định thương mại.

- Hình thành rào cản thương mại đối với nước bên ngoài khu vực.

 

Vận dụng trang 12 Địa Lí 11: Sưu tầm thông tin về ảnh hưởng toàn cầu hoá đến kinh tế Việt Nam.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với Việt Nam

- Thuận lợi:

+ Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển;

+ Tăng nguồn vốn đầu tư; nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ;

+ Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực;

+ Mở rộng kinh tế đối ngoại;

+ Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước khác,…

- Khó khăn:

+ Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu;

+ Nợ nước ngoài tăng lên;

+ Vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các nền kinh tế khác.

+ Gia tăng tình trạng phân hóa giàu – nghèo;

+ Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi.

+ Đối mặt với các nguy cơ: tụt hậu, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc,…

- Ví dụ: trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, Nền kinh tế Việt Nam đã chịu không ít ảnh hưởng, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bị chậm lại; sản xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp tăng, thu nhập bị giảm sút…

Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Bài 3: Thực hành tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức

Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

Câu hỏi liên quan

- Khu vực hóa kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể liên kết với nhau, rút ngắn được khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. Ví dụ: Liên minh Châu Âu liên kết với nhau về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự đã tạo đà phát triển cho các nước thành viên, hiện nay các thành viên EU đều là các cường quốc về kinh tế. - Việc liên kết với nhau để hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực, nâng cao vị thế so với các khu vực khác. Đồng thời khu vực hóa còn nâng cao được sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được lợi thế của các thành viên trong khu vực. - Khu vực hóa kinh tế bổ sung cho toàn cầu hóa kinh tế từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất.
Xem thêm
- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, xã hội… - Khu vực hóa kinh tế là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển. - Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế có nhiều ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các nước trên thế giới.
Xem thêm
(*) Tham khảo: Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với Việt Nam - Thuận lợi: + Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển; + Tăng nguồn vốn đầu tư; nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ; + Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; + Mở rộng kinh tế đối ngoại; + Học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước khác,… - Khó khăn: + Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu; + Nợ nước ngoài tăng lên; + Vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các nền kinh tế khác. + Gia tăng tình trạng phân hóa giàu – nghèo; + Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi. + Đối mặt với các nguy cơ: tụt hậu, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc,… - Ví dụ: trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, Nền kinh tế Việt Nam đã chịu không ít ảnh hưởng, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bị chậm lại; sản xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp tăng, thu nhập bị giảm sút…
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
- Toàn cầu hóa có 5 biểu hiện chính: + Các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. + Các giao dịch quốc tế về thương mai, đầu tư và tài chính tăng nhanh. + Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu. + Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng. + Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Xem thêm
- Ảnh hưởng tích cực: + Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. + Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh,... + Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ,....) cho sự phát triển kinh tế - xã hội. - Ảnh hưởng tiêu cực: + Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước. Bất kì biến động lớn nào về kinh tế trên thế giới cũng ảnh hưởng tới kinh tế của một quốc gia. + Gây ra các vấn đề môi trường, như: phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, phá huỷ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các nước. + Việc phân phối tiêu dùng hàng hóa cũng đang tạo ra một vấn đề lớn về rác thải, đặc biệt rác thải nhựa.
Xem thêm
- Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới: các tổ chức khu vực trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển thông qua việc kí kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế của khu vực trong tương quan với các khu vực khác. - Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển: + Liên kết kinh tế trong các khu vực ngày càng đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia. + Các tổ chức liên kết khu vực đã hình thành như: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Thị trường chung Nam Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Liên minh châu Âu,...
Xem thêm
- Hệ quả của toàn cầu hóa: + Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong sản xuất, thúc đẩy phân công lao động, qua đó lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. + Tạo ra sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, tri thức. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực. + Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao, hướng đến phát triển xanh và bền vững. + Gia tăng trình độ phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và các nước.
Xem thêm
- Hệ quả của khu vực hóa kinh tế: + Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn, thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối cũng như tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực. + Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường ở các quốc gia, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp ở các nước thành viên được hưởng nhiều ưu đãi hơn nhờ các hiệp định thương mại khu vực. + Hình thành các rào cản thương mại (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,...) đối với những nước bên ngoài khu vực.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!