Giải SGK Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Địa lí lớp 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 11 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Mở đầu trang 5 Địa Lí 11: Trên thế giới hiện nay có 200 quốc gia và vùng lãnh thổ được phân chia thành các nhóm nước khác nhau. Vậy chỉ tiêu nào dùng để phân chia các nhóm nước? Các nhóm nước khác nhau có sự khác biệt như thế nào về trình độ phát triển kinh tế-xã hội

Lời giải:

- Chỉ tiêu để phân chia nhóm nước bao gồm:

+ Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/ người).

+ Cơ cấu kinh tế

+ Chỉ số phát triển con người (HDI)

- Sự khác biệt về kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước:

+ Các nước phát triển, có: thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên; cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.

+ Đa số các nước đang phát triển, có: thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp; chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao. Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ.

Câu hỏi trang 6 Địa Lí 11: Dựa vào nội dung mục I, hãy phân biệt các nước phát triển (Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản) và các nước đang phát triển (Bra-xin, Cộng hòa Nam Phi, Việt Nam) về các chỉ tiêu GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI?

Dựa vào nội dung mục I hãy phân biệt các nước phát triển và các nước đang phát triển

Lời giải:

- Các nước phát triển:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao

Ví dụ: chỉ số GNI/ người ở Đức là 47520 USD/ người; ở Hoa Kỳ là 64140 USD/người; ở Nhật Bản là 40810 USD/người (năm 2020)

+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.

Ví dụ: trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ, ngành dịch vụ chiếm 80,1%, công nghiệp và xây dựng 18,4%, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 0,9% (năm 2020)

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên

Ví dụ: chỉ số HDI Nhật là 0,923, Hoa Kỳ 0,920, Đức 0,944.

- Các nước đang phát triển:

+ Thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp;

Ví dụ: chỉ số GNI/ người ở Bra-xin là 7800 USD/ người; ở Cộng hòa Nam Phi là 6010 USD/người; ở Việt Nam là 3390 USD/người (năm 2020).

+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng thường chiếm tỷ trọng cao.

Ví dụ: trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam: ngành dịch vụ chiếm 41,8%, công nghiệp và xây dựng chiếm 36,7%, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12,7 % (năm 2020).

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.

Ví dụ: chỉ số HDI ở Bra-xin là 0,758, ở Cộng hoà Nam Phi là 0,727; ở Việt Nam là 0,710 (năm 2020).

Câu hỏi trang 8 Địa Lí 11: Dựa vào nội dung mục II hãy trình bày sự khác biệt về kinh tế và xã hội giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển.

Lời giải:

♦ Sự khác biệt về kinh tế

Các nước phát triển:

+ Có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định.

+ Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,...).

+ Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

+ Hiện nay, các nước phát triển đang tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

Các nước đang phát triển:

+ Có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP khá cao.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.

+ Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

♦ Sự khác biệt về xã hội

- Các nước phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai.

+ Quá trình đô thị hóa sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

+ Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng tốt.

Các nước đang phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao.

+ Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

+ Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao, trung bình và thấp; tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.

Luyện tập trang 8 Địa Lí 11: Dựa vào nội dung mục I hãy phân biệt các nước phát triển (Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản) và .....

Dựa vào nội dung mục I hãy phân biệt các nước phát triển (Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản) và .....

Lời giải:

♦ Nước phát triển

- Đức:

+ Chỉ tiêu GNI/người: 47520USD

+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 63,3%; công nghiệp và xây dựng 26,5%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,7%

+ Chỉ số HDI: 0,944

- Hoa Kỳ

+ Chỉ tiêu GNI/người: 64140USD

+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 80,1%; công nghiệp và xây dựng 18,4%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,9%

+ Chỉ số HDI: 0,920

♦ Nước đang phát triển

- Bra-xin:

+ Chỉ tiêu GNI/người: 7800USD

+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 62,8%; công nghiệp và xây dựng 17,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 5,9%

+ Chỉ số HDI: 0,758

- Việt Nam:

+ Chỉ tiêu GNI/người: 3390USD

+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 41,8%; công nghiệp và xây dựng 36,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 12,7%

+ Chỉ số HDI: 0,710

Vận dụng trang 8 Địa Lí 11: Sưu tầm một thông tin kinh tế - xã hội về một nước đang phát triển hoặc phát triển mà bản thân em quan tâm.

Lời giải:

(*) Tham khảo: sưu tầm thông tin về Hoa Kỳ

- Tình hình phát triển kinh tế:

+ Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu thế giới với hơn 20.000 tỉ USD và chiếm gần 25% GDP toàn thế giới (năm 2020).

+ GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ năm 2020 là 63.000 USD.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ trong những năm gần đây có sự biến động do dịch bệnh và một số nguyên nhân khác. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng là 2,7%, năm 2019 là 2,3%, năm 2020 là -3,4%.

+ Hoa Kỳ chiếm khoảng 8.4% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu toàn thế giới (năm 2020). Quốc gia này là thành viên của nhóm G7, G20 và đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức này.

+ Nền kinh tế Hoa Kỳ có trình độ phát triển cao, năng suất lao động lớn, khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng, nhiều trung tâm kinh tế, tài chính của Hoa Kỳ có vị trí hàng đầu trong tài chính quốc tế.

- Đặc điểm về dân cư và xã hội:

+ Hoa Kỳ là nước đông dân, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

+ Mật độ dân số trung bình ở Hoa Kỳ thấp, khoảng 35 người/km2 (năm 2020). Dân cư tập trung chủ yếu ở các khu vực ven biển, càng vào sâu trong nội địa, dân cư thưa thớt. Dân cư Hoa Kỳ tập trung đông ở ven Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

+ Hoa Kỳ là quốc gia có thành phần dân cư đa dạng. Trong tổng số dân, người có nguồn gốc châu Âu chiếm khoảng 60%, nguồn gốc châu Phi là 12,5%, nguồn gốc từ khu vực Mỹ Latinh chiếm 18,7%, từ châu Á là 5,8%, tỉ lệ còn lại là người bản địa (người Anh-điêng) và người lai.

+ Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng người nhập cư lớn trên thế giới. Năm 2015, số lượng người nhập cư vào Hoa Kỳ là hơn 43 triệu người, năm 2020 tăng lên đến 50 triệu người.

Xem thêm các bài giải SGK Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Bài 3: Thực hành tìm hiểu về cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Bài 5: Thực hành viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức

Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

Câu hỏi liên quan

♦ Sự khác biệt về kinh tế - Các nước phát triển: + Có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định. + Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,...). + Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP. + Hiện nay, các nước phát triển đang tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao. - Các nước đang phát triển: + Có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP khá cao. + Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng. + Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao. ♦ Sự khác biệt về xã hội - Các nước phát triển: + Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai. + Quá trình đô thị hóa sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ. + Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao. + Các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng tốt. - Các nước đang phát triển: + Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao. + Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá. + Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao. + Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao, trung bình và thấp; tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần. + Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết.
Xem thêm
♦ Sự khác biệt về xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: dân cư và đô thị hóa; y tế và giáo dục. Cụ thể: - Dân cư, đô thị hóa + Các nước phát triển: ▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, thường có cơ cấu dân số già. ▪ Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, tỉ lệ dân thành thị lớn, trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cao. + Phần lớn các nước đang phát triển: ▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và có xu hướng giảm. ▪ Phần lớn các nước có cơ cấu dân số trẻ. Một số nước đang chuyển dịch sang cơ cấu dân số già. ▪ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh; chất lượng cuộc sống chưa cao. - Giáo dục và y tế + Các nước phát triển có hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình cao. + Các nước đang phát triển có hệ thống giáo dục và y tế ngày càng nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên và tuổi thọ ngày càng tăng.
Xem thêm
- Các nước phát triển: + Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao Ví dụ: chỉ số GNI/ người ở Đức là 47520 USD/ người; ở Hoa Kỳ là 64140 USD/người; ở Nhật Bản là 40810 USD/người (năm 2020) + Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất. Ví dụ: trong cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ, ngành dịch vụ chiếm 80,1%, công nghiệp và xây dựng 18,4%, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 0,9% (năm 2020) + Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên Ví dụ: chỉ số HDI Nhật là 0,923, Hoa Kỳ 0,920, Đức 0,944. - Các nước đang phát triển: + Thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp; Ví dụ: chỉ số GNI/ người ở Bra-xin là 7800 USD/ người; ở Cộng hòa Nam Phi là 6010 USD/người; ở Việt Nam là 3390 USD/người (năm 2020). + Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng thường chiếm tỷ trọng cao. Ví dụ: trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam: ngành dịch vụ chiếm 41,8%, công nghiệp và xây dựng chiếm 36,7%, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12,7 % (năm 2020). + Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao. Ví dụ: chỉ số HDI ở Bra-xin là 0,758, ở Cộng hoà Nam Phi là 0,727; ở Việt Nam là 0,710 (năm 2020).
Xem thêm
♦ Sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế; cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể: - Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế + Các nước phát triển có quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. + Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...); nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. - Cơ cấu kinh tế + Các nước phát triển: tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP. - Hầu hết các nước đang phát triển: đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng. - Trình độ phát triển kinh tế + Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao; tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao. + Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.
Xem thêm
- Về GNI/người: + Các nước phát triển có GNI cao gấp hàng chục lần so với các nước đang phát triển. Cụ thể, các nước phát triển là Ca-na-đa có GNI năm 2020 là 43540 tỉ USD, Cộng hòa Liên bang Đức là 47520 tỉ USD. + Các nước đang phát triển là Bra-xin có GNI năm 2020 chỉ đạt 7800 tỉ USD và In-đô-nê-xi-a là 3870 tỉ USD. - Về cơ cấu kinh tế: + Các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể: ▪ Ở Ca-na-đa, năm 2020: tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 1,7% GDP; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24,6%; trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm 66,9%. ▪ Ở Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2020: ngành nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 0,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 63,3%. + Phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khá cao; ngành công nghiệp - xây dựng tỉ trọng đang giảm dần tuy nhiên vẫn còn cao; ngành dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể: ▪ Ở Bra-xin, năm 2020: ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 5,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,7%; dịch vụ chiếm 62,8%. Có thể thấy, Bra-xin là nước đang phát triển nhưng có cơ cấu kinh tế tương đương với các nước phát triển. ▪ Ở In-đô-nê-xi-a, năm 2020: ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 13,7%; công nghiệp - xây dựng chiếm 38,3%; dịch vụ chiếm 44,4%. - Về HDI: + Các nước phát triển có tỉ lệ HDI ở mức cao: Ca-na-đa là 0,931, Cộng hòa Liên bang Đức là 0,944. + Phần lớn các nước đang phát triển tỉ lệ HDI này còn chưa cao. Cụ thể: chỉ số HDI của Bra-xin là 0,758, của In-đô-nê-xi-a là 0,703.
Xem thêm
- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI). - Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước: + Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế… + Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…
Xem thêm
(*) Tham khảo: - Chỉ số GNI/ người và HDI của Nhật Bản (nước phát triển): + GNI/người của Nhật Bản năm 2020 là: 42.460 USD + HDI của Nhật Bản năm 2021 là: 0,925 - Chỉ số GNI/ người và HDI của Việt Nam (nước đang phát triển): + GNI/người của Việt Nam năm 2020 là: 8.200 USD + HDI của Việt Nam năm 2021 là: 0,703
Xem thêm
♦ Nước phát triển - Đức: + Chỉ tiêu GNI/người: 47520USD + Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 63,3%; công nghiệp và xây dựng 26,5%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,7% + Chỉ số HDI: 0,944 - Hoa Kỳ + Chỉ tiêu GNI/người: 64140USD + Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 80,1%; công nghiệp và xây dựng 18,4%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,9% + Chỉ số HDI: 0,920 ♦ Nước đang phát triển - Bra-xin: + Chỉ tiêu GNI/người: 7800USD + Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 62,8%; công nghiệp và xây dựng 17,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 5,9% + Chỉ số HDI: 0,758 - Việt Nam: + Chỉ tiêu GNI/người: 3390USD + Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 41,8%; công nghiệp và xây dựng 36,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 12,7% + Chỉ số HDI: 0,710
Xem thêm
(*) Tham khảo: sưu tầm thông tin về Hoa Kỳ - Tình hình phát triển kinh tế: + Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu thế giới với hơn 20.000 tỉ USD và chiếm gần 25% GDP toàn thế giới (năm 2020). + GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ năm 2020 là 63.000 USD. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ trong những năm gần đây có sự biến động do dịch bệnh và một số nguyên nhân khác. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng là 2,7%, năm 2019 là 2,3%, năm 2020 là -3,4%. + Hoa Kỳ chiếm khoảng 8.4% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu toàn thế giới (năm 2020). Quốc gia này là thành viên của nhóm G7, G20 và đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức này. + Nền kinh tế Hoa Kỳ có trình độ phát triển cao, năng suất lao động lớn, khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng, nhiều trung tâm kinh tế, tài chính của Hoa Kỳ có vị trí hàng đầu trong tài chính quốc tế. - Đặc điểm về dân cư và xã hội: + Hoa Kỳ là nước đông dân, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm. + Mật độ dân số trung bình ở Hoa Kỳ thấp, khoảng 35 người/km2 (năm 2020). Dân cư tập trung chủ yếu ở các khu vực ven biển, càng vào sâu trong nội địa, dân cư thưa thớt. Dân cư Hoa Kỳ tập trung đông ở ven Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. + Hoa Kỳ là quốc gia có thành phần dân cư đa dạng. Trong tổng số dân, người có nguồn gốc châu Âu chiếm khoảng 60%, nguồn gốc châu Phi là 12,5%, nguồn gốc từ khu vực Mỹ Latinh chiếm 18,7%, từ châu Á là 5,8%, tỉ lệ còn lại là người bản địa (người Anh-điêng) và người lai. + Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng người nhập cư lớn trên thế giới. Năm 2015, số lượng người nhập cư vào Hoa Kỳ là hơn 43 triệu người, năm 2020 tăng lên đến 50 triệu người.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!