Giải Đạo đức 4 Bài 1: Biết ơn người lao động
Đạo đức lớp 4 trang 5 Khởi động
Câu hỏi (trang 5 SGK Đạo đức lớp 4):
- Nghe/ hát bài “Lớn lên em sẽ làm gì?” (Sáng tác Trần Hữu Pháp).
- Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát.
Hướng dẫn:
- Lời bài hát:
Lớn lên em sẽ làm gì?
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người công nhân,
Đi dựng xây những nhà máy mới,
Những nhà cao lồng lộng giữa trời mây.
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người nông dân,
Lái máy cày trên bao đồng ruộng,
Những cánh đồng thẳng cánh cò bay.
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người lái tầu,
Đưa những con tầu ra Bắc vào Nam.
Lớn lên em sẽ làm gì?
Em sẽ làm người kỹ sư,
Đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước,
Ôi đẹp sao những mơ ước của em.
- Những nghề được nhắc đến trong bài hát là: công nhân, nông dân, lái tầu, kỹ sư.
Đạo đức lớp 4 trang 5, 6, 7 Khám phá
Câu hỏi 1 (trang 5 SGK Đạo đức lớp 4): Tìm hiểu những đóng góp của người lao động
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:
Tiếng chổi tre
Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác... |
Những đêm đông Khi cơn giông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác... |
Sáng mai ra Gánh hàng hoa Xuống chợ Hoa Ngọc Hà Trên đường rực nở Hương bay xa Thơm ngát Đường ta Nhớ nghe hoa Người quét rác Đêm qua. |
Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe! |
Câu hỏi:
- Việc làm của chị lao công giúp ích cho cuộc sống của chúng ta?
- Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết. Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội?
Hướng dẫn:
- Việc làm của chị lao công góp phần giữ sạch đẹp đường phố, để “Hoa Ngọc Hà/Trên đường rực nở/ Hương bay xa/ Thơm ngát/ Đường ta.
- Một số công việc của người lao động khác mà em biết:
+ Cảnh sát giao thông: Chỉ huy xe cộ di chuyển trên các làn đường, giúp giao thông thuận lợi.
+ Bác sĩ: Cứu chữa, kê thuốc giúp các bệnh nhân khỏe mạnh
+ …
Câu hỏi 2 (trang 6 SGK Đạo đức lớp 4): Khám phá vì sao phải biết ơn người lao động.
Câu hỏi:
- Những sản phẩm trên cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?
- Nêu nhận biết của em về công sức của người lao động khi làm ra các sản phẩm đó.
- Theo em, vì sao chúng ta phải biết ơn người lao động?
Hướng dẫn:
Ảnh |
Sản phẩm |
Vai trò |
Công sức người lao động |
1 |
Gà, cá, gạo |
Lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. |
Công sức của người nông dân |
2 |
Tủ lạnh Máy giặt Xe đạp, ô tô Xe máy |
Bảo quản đồ ăn, làm lạnh Giặt quần áo Phương tiện đi lại |
Công sức của người công nhân, kĩ sư… |
3 |
Quần áo Giày dép Mũ nón |
Để mặc Để đi Để đội |
Công sức của người công nhân, nhà thiết kế… |
4 |
Tranh ảnh |
Đáp ứng nhu cầu tinh thần |
Công sức của người lao động nghệ thuật… |
- Trong cuộc sống chúng ta cần có những sản phẩm lao động như lương thực, thực phẩm và những đồ dùng cần thiết khác cho người lao động tạo ra. Chúng ta cần có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. Vì vậy chúng ta cần phải biết ơn người lao động.
Câu hỏi 3 (trang 7 SGK Đạo đức lớp 4): Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động.
a. Hà luôn chào hỏi bác lao công quét dọn chung cư
b. Thấy Thảo không cẩn thận khi vo gạo, mẹ chặt những hạt gạo rơi bỏ vào rá. Thảo nói với mẹ: “Có mấy hạt gạo thôi mà mẹ!”.
c. Yến làm thiệp tặng cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong tấm thiệp nhỏ xinh xắn, bạn nắn nót viết: “Con yêu cô nhiều lắm!”.
d. Nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5, nhà trường tổ chức cuộc thi “Vẽ tranh về người lao động”. Linh rủ các bạn cùng tham gia.
e. Chú Hùng làm nghề chạy xe ôm. Chú thường đưa đón chị em Lan đi học. Mấy hôm nay, chú bị ốm không đi làm được. Biết hoàn cảnh gia đình chú rất khó khăn, Lan xin phép bố mẹ mang gạo và rau sang giúp chú.
g. Khi đến bệnh viện thăm bà ốm, chứng kiến các bác sĩ khám, chữa bệnh cho bà, Minh mơ ước sau này sẽ trở thành bác sĩ.
Câu hỏi:
- Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động qua các bức tranh trên.
- Theo em, còn việc làm nào khác để thể hiện lòng biết ơn người lao động?
Hướng dẫn:
- Việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động:
+ Tuyên truyền hành động tốt đẹp trân trọng sản phẩm, công sức của người lao động.
+ Phê phán các hành động lãng phí các sản phẩm cho người lao động làm ra.
+ …
Đạo đức lớp 4 trang 9, 10, 11 Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 9 SGK Đạo đức lớp 4): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Hướng dẫn:
a. Em đồng tình vì nhờ có người lao động chúng ta mới có thể duy trì cuộc sống.
b. Không đồng tình vì dù chúng ta đã trả tiền để mua hàng hóa của người lao động thì chúng ta vẫn cần biết ơn họ vì nếu không có họ thì chúng ta không thể mua hàng hóa được.
c. Không đồng tình vì cần phải biết ơn những người lao động xung quanh ta và ở khắp nơi.
d. Không đồng tình vì cần phải biết ơn người lao động, kể cả người lao động chân tay, vì lao đọng chân chính nào cũng đóng góp cho xã hội.
e. Đồng tình, trân trọng thành quả lao động chính là biết ơn người lao động.
Luyện tập 2 (trang 9 SGK Đạo đức lớp 4): Việc làm của bạnnào dưới đây thể hiện hoặc không thể hiện sự biết ơn người lao động? Vì sao?
Hướng dẫn:
a. Không đồng tình vì Lê không thể hiện thái độ tôn trọng người lao động.
b. Đồng tình vì Châu đã thể hiện tình yêu, thái độ tôn trọng đối với công việc của bố mình.
c. Đồng tình vì Thanh đã có lời nói, việc làm thể hiện sự biết ơn đối với chú công nhân sửa điện cho nhà mình.
d. Đồng tình vì Thanh đã không phân biệt đối xử mà yêu quý bác giúp việc như người nhà.
e. Không đồng tình vì Bảo không thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự đối với chú giao hàng.
Luyện tập 3 (trang 10 SGK Đạo đức lớp 4): Xử lí tình huống
a. Trên đường đi học, thấy bác đầu bếp của trường bị đổ xe hàng. Phương nói với Khánh: “Mình qua nhặt đồ giúp bác đi”. Khánh nói: “Không phải việc của mình đâu!”. Nếu là Phương, em sẽ làm gì?
b. Cô giáo yêu cầu các bạn giới thiệu về nghề nghiệp của người thân. Một bạn bên cạnh chê nghề nghiệp của bố mẹ Mai.Nếu là Mai, em sẽ nói gì với bạn đó?
c. Các bác ở quê gửi cho nhà Nhung rất nhiều rau, củ, quả. Tuy nhiên, nhà bạn ít người, ăn không hết nên có thể các thực phẩm đó sẽ bị hỏng. Anh của Nhung bảo nếu hỏng thì bỏ đi.Nếu là Nhung, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn:
a. Phương nên thuyết phục Khánh qua nhặt đồ giúp bác. Nếu Khánh không đồng ý thì Phương vẫn nên giúp bác.
b. Mai nên nói với bạn đó rằng: mỗi nghề nghiệp đều quan trọng và có vai trò khác nhau trong xã hội. Mai cần nói rõ tầm quan trọng của nghề nghiệp bố mẹ mình cho bạn đó hiểu hơn.
c. Nhung nên xin phép bố mẹ chia sẻ bớt những rau, củ, quả đó cho mọi người xung quanh.
Luyện tập 4 (trang 11 SGK Đạo đức lớp 4): Em có lời khuyên gì dành cho bạn?
a. Huy giẫm chân bẩn lên hành lang mà bác lao công vừa lau sạch.
b. Tổng kết năm học, cả lớp được đi liên hoan tại nhà hàng tự chọn. một số bạn lấy rất nhiều đồ ăn mà không ăn hết.
Hướng dẫn:
a. Khuyên Huy không nên làm như vậy vì đó là hành động không tôn trọng thành quả của người lao động; bác lao công đã vất vả lau sạch hành lang, lần sau Huy nên chờ sàn khô hãy bước vào hoặc chọn đi lối khác.
b. Khuyên bạn không nên lấy quá nhiều đồ ăn vì nếu không ăn hết sẽ lãng phí công sức của người lao động.
Đạo đức lớp 4 trang 11 Vận dụng
Vận dụng 1 (trang 11 SGK Đạo đức lớp 4): Hãy chia sẻ một số việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động. Khi đó, em cảm thấy thế nào?
Hướng dẫn:
- Em cảm thấy rất tự hào và vui vẻ khi làm những việc thể hiện lòng biết ơn người lao động. Một số việc em đã làm thể hiện lòng biết ơn người lao động là:
+ Trân trọng và giữ gìn những sản phẩm do người lao động làm ra.
+ Thể hiện sự tôn trọng và biết nói lời cảm ơn đối với những người lao động.
+ …
Vận dụng 2 (trang 11 SGK Đạo đức lớp 4): Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữu, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, truyện… về người lao động.
Hướng dẫn:
Muốn no thì phải chăm làm,
Một hột thóc vàng, chín hột mồ hôi.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Rủ nhau đi cấy, đi cày,
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
...
Vận dụng 3 (trang 11 SGK Đạo đức lớp 4): Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động”.
Hướng dẫn:
- HS lựa chọn tiểu phẩm về chủ đề “Biết ơn người lao động”.
- HS luyện tập và tự tin trình diễn.
Xem thêm các bài giải sgk Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: