Giải Đạo đức 3 Bài 8: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Đạo đức lớp 3 trang 38 Khởi động
Đạo đức lớp 3 trang 38 Câu hỏi: Tham gia trò chơi Thám tử nhí và trả lời câu hỏi.
Làm thế nào mà các bạn đoán được đó là ai?
Trả lời:
Tham gia trò chơi: Thám tử nhí.
Bước 1: Cô giáo sẽ cho các bạn viết thăm và bỏ vào trong hộp từng điểm mạnh, điểm yếu của các bạn trong lớp.
Bước 2: Cô giáo sẽ tổ chức cho các bạn lần lượt bốc thăm và đoán xem điểm mạnh điểm yếu đó là của bạn nào.
Bước 3: Cô giáo sẽ đưa ra kết quả chúng xác.
- Các bạn đoán được đó là ai dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu của người được nhắc đến:
+ Bạn Nam hay đi học muộn.
+ Bạn Hoài hay giúp đỡ các bạn.
+ Bạn Tuấn làm toán rất giỏi.
Đạo đức lớp 3 trang 38, 39, 40 Kiến tạo tri thức mới
Trả lời:
Điểm mạnh, điểm yếu của các bạn trong tranh:
- Tranh 1:
+ Điểm mạnh: dễ nói chuyện, dễ làm thân.
+ Điểm yếu: nhút nhát, không biết cách làm quen với bạn bè mới.
- Tranh 2:
+ Điểm mạnh: sống kỉ luật, có nhiều thói quen tốt, lành mạnh.
+ Điểm yếu: trí nhớ không tốt, không thể ghi nhớ nhịp và động tác trong bài thể dục.
- Tranh 3:
+ Điểm mạnh: có năng khiếu về tiếng anh và thanh nhạc.
+ Điểm yếu: còn ngại ngùng, chưa chủ động tham gia các cuộc thi do trường tổ chức mặc dù có khả năng.
Trả lời:
Cần phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để:
+ Không ngừng phát triển, tập trung phát huy điêm mạnh.
+ Nỗ lực cải thiện điểm yếu và hoàn thiện bản thân.
+ Giúp bản thân trở nên tốt hơn về mọi mặt
Kể thêm các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
Trả lời:
- Các bạn trong tranh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách:
+ Tranh 1: Tự nhận xét thông qua những lỗi lầm mắc phải.
+ Tranh 2: Lắng nghe đánh giá, quan điểm của người khác.
+ Tranh 3 và 4: Tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh.
- Kể thêm các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân:
+ Ghi chép số điểm sau mỗi lần kiểm tra để có sự đối chiếu, so sánh.
+ Tâm sự, trò chuyện với bố mẹ, người thân để lắng nghe nhận xét, góp ý của họ.
Đạo đức lớp 3 trang 41 Luyện tập
Đạo đức lớp 3 trang 41 Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?
- Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa.
- Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê.
- Lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân.
Trả lời:
- Em đồng tình với các ý kiến:
+ Lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vì sự nhìn nhận, đánh giá của người khác sẽ luôn khách quan, chính xác và rõ ràng hơn.
+ Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp em hoàn thiện bản thân vì qua đó, em có thể tập trung phát triển điểm mạnh của bản thân cũng như sửa đổi, rèn luyện những điểm yếu đang cần được cải thiện.
- Em không đồng tình với các ý kiến:
+ Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa vì: mỗi chúng ta luôn phải cố gắng không ngừng thay đổi bản thân, không ai là hoàn hảo cả.
+ Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê vì: nếu chúng ta cứ mãi lo sợ như vậy thì bản thân sẽ trở nên ích kỷ xấu xa mà ta không hề biết.
Trả lời:
Bước 1: Em tự viết ra giấy 3 điểm yếu và 3 điểm mạnh của bản thân.
- 3 điểm yếu của bản thân:
+ Nhút nhát, thiếu tự tin trước đám đông.
+ Đôi lúc còn ham chơi.
+ Chưa có tính quyết đoán trong công việc.
- 3 điểm mạnh của bản thân:
+ Hòa đồng, thân thiện với mọi người.
+ Có năng khiếu hội họa.
+ Biết quan tâm đến mọi người.
Bước 2: Xin ý kiến của bạn bè để ghi thêm vào các điểm mạnh và điểm yếu của em:
- Điểm mạnh:
+ Chạy nhanh.
+ Tích cực tham gia các phong trào.
- Điểm yếu:
+ Còn nhiều lần chậm chễ.
Bước 3: Xin ý kiến của thầy, cô giáo hoặc (người thân) để em bổ sung, điều chỉnh lại cho chính xác hơn.
- Điểm mạnh:
+ Quan tâm giúp đỡ bạn bè.
+ Chú ý nghe giảng trong giờ.
- Điểm yếu:
+ Trong giờ học cần tham gia phát biểu xây dựng bài tích cực hơn.
Đạo đức lớp 3 trang 41 Vận dụng
Trả lời:
- Điểm mạnh:
+ Chạy nhanh.
+ Tích cực tham gia các phong trào.
+ Quan tâm giúp đỡ bạn bè.
+ Chú ý nghe giảng trong giờ.
+ Lễ phép với mọi người.
+ Lễ phép với mọi người.
+ Nghe lời ông bà, bố mẹ.
- Điểm yếu:
+ Còn nhiều lần chậm chễ.
+ Trong giờ học cần tham gia phát biểu xây dựng bài tích cực hơn.
Trả lời:
- Lời góp ý, lời khen:
+ Chạy nhanh.
+ Tích cực tham gia các phong trào.
+ Quan tâm giúp đỡ bạn bè.
+ Chú ý nghe giảng trong giờ.
+ Lễ phép với mọi người.
+ Nghe lời ông bà, bố mẹ.
- Lời nhắc nhở:
+ Còn nhiều lần chậm chễ.
+ Trong giờ học cần tham gia phát biểu xây dựng bài tích cực hơn.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Đạo đức lớp 3 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Quan tâm đến hàng xóm láng giềng
Bài 9: Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân