Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 16: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Lời giải:
Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán, phòng, trị bệnh mà em biết:
- Phân tích gen
- Biến đổi gen
- Kỹ thuật siRNA
- Kỹ thuật PCR
- Tế bào gốc
1. Ứng dụng công nghệ chẩn đoán di truyền trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi
Câu hỏi trang 87 Công nghệ 11: Chẩn đoán di truyền là gì?
Lời giải:
Chẩn đoán di truyền là sử dụng các xét nghiệm dựa trên chỉ thị phân tử như nucleic acid (DNA, RNA), đoạn gene hay bộ gene hoàn chỉnh của vi sinh vật để chẩn đoán bệnh.
Lời giải:
Ưu và nhược điểm của phương pháp PCR trong chẩn đoán bệnh vật nuôi:
- Ưu điểm:
+ Cho kết quả nhanh
+ Độ nhạy cao
+ Độ chính xác cao
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi kĩ thuật viên có kĩ năng cao
+ Thiết bị phức tạp, đắt tiền
+ Quy trình kĩ thuật phức tạp
2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất Vaccine phòng bệnh cho vật nuôi
Lời giải:
Một số công nghệ mới được ứng dụng trong sản xuất vaccine hiện nay:
- Công nghệ vaccine tái tổ hợp
- Kĩ thuật tạo giống virus trao đổi gene
- Sử dụng virus mang hay virus vector
Lời giải:
Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi vì:
Ứng dụng công nghệ mới giúp cho việc sản xuất vaccine được phát triển nhanh, quy trình sản xuất được công nghiệp hoá cao, cho ra hàng loạt sản phẩm đồng đều với giá thành thấp; vaccine thường có dáp ứng miễn dịch tốt hơn, hiệu quả cao hơn so với vaccine cổ điển.
3. Ứng dụng công nghệ lên men liên tục trong sản xuất kháng sinh điều trị bệnh cho vật nuôi
Lời giải:
Công nghệ được ứng dụng trong sản xuất kháng sinh ở quy mô công nghiệp ngày nay: Công nghệ lên men liên tục.
Lời giải:
Ưu điểm của sản xuất kháng sinh trong hệ thống lên men liên tục: kháng sinh được tạo ra nhanh, nhiều, đồng đều với giá thành thấp hơn so với phương pháp truyền thống.
Lời giải:
Những lợi ích đem lại cho ngành chăn nuôi từ việc ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi:
- Tăng hiệu quả sản xuất: Công nghệ sinh học có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của vật nuôi, giảm tốn kém trong việc sử dụng kháng sinh và thuốc trừ sâu, giúp vật nuôi tăng cường sức đề kháng, tăng trọng nhanh hơn và tăng hiệu suất sản xuất.
- Giảm chi phí: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giảm thiểu chi phí dùng thuốc và kháng sinh, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, làm giảm thiểu chi phí đào tạo nhân viên.
- Tăng tính bền vững: Việc áp dụng công nghệ sinh học trong ngành chăn nuôi giúp tạo ra môi trường nuôi trồng bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên tự nhiên.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Sử dụng công nghệ sinh học để phòng và trị bệnh cho vật nuôi có thể giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu trong chăn nuôi.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Công nghệ sinh học có thể giúp tăng chất lượng thịt, sữa và trứng với các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm
Bài 15: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò
Ôn tập chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Bài 17: Một số kiểu chuồng nuôi gia súc và gia cầm
Bài 18: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi