Giải SBT Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 1 trang 14

1900.edu.vn xin giới thiệu giải sách bài tập Vật lí 11 Bài tập cuối chương 1 trang 14 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Sách bài tập Vật lí 11 Bài tập cuối chương 1 trang 14

Bài I.1 trang 14 SBT Vật Lí 11: Một vật đang thực hiện một dao động điều hoà dưới tác dụng của một lực đàn hồi. Chọn câu đúng:

A. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì gia tốc đạt giá trị cực đại.

B. Khi vật ở vị trí biên thì lực đổi chiều.

C. Khi vật đi từ vị trí cân bằng đền vị trí biên thì gia tốc ngược chiều với vận tốc.

D. Khi vật đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng thì độ lớn của gia tốc tăng dần.

Lời giải:

Ta có gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng và khi vật đi từ VTCB đến vị trí biên thì gia tốc ngược chiều với vận tốc

Đáp án : C

Bài I.2 trang 14 SBT Vật Lí 11Một vật đang thực hiện một dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng O. Hai vị trí biên là M và N (Hình ...). Trong giai đoạn nào sau đây của chuyển động thì vận tốc và gia tốc cùng chiều nhau?

Giải SBT Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Ôn tập cuối chương 1 trang 14 (ảnh 1)

A. Từ O đến M.

B. Từ N đến O.

C. Từ O đến N.

D.Từ M đến N.             

Lời giải:

Gia tốc luôn hướng về VTCB nên khi vật đi từ N về O thì vận tốc và gia tốc cùng chiều nhau .

Đáp án : B

Bài I.3 trang 14 SBT Vật Lí 11Tìm phát biểu sai về gia tốc của một vật dao động điều hoà:

A. Gia tốc đổi chiều khi vật đi qua vị trí cân bằng.

B. Gia tốc luôn ngược chiều với vận tốc.

C. Gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Gia tốc biến đổi ngược pha với li độ.

Lời giải:

Gia tốc luôn hướng về VTCB nên khi vật đi từ biên về VTCB thì vận tốc và gia tốc cùng chiều nhau

Đáp án : B

Bài I.5 trang 14 SBT Vật Lí 11Một con lắc lò xo nằm ngang, đang thực hiện dao động điều hoà. Tìm phát biểu sai:

A. Động năng của vật nặng và thế năng đàn hồi của lò xo là hai thành phần tạo thành cơ năng của con lắc

B. Động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với cùng một tần số như nhau.

C. Khi vật ở một trong hai vị trí biên thì thế năng đạt giá trị cực đại.

D. Động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với cùng chu kì như chu kì của dao động.

Lời giải:

Động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với chu kì bằng 2 chu kì của dao động

Đáp án : D

Bài I.6 trang 15 SBT Vật Lí 11Tìm phát biểu sai về dao động tắt dần của con lắc lò xo:

A. Cơ năng của vật luôn giảm dần.

B. Động năng của vật có lúc tăng, lúc giảm.

C. Động năng của vật luôn giảm dần.

D. Thế năng có lúc tăng lúc giảm

Lời giải:

Trong dao động tắt dần, động năng và thế năng của vật có lúc tăng, lúc giảm => Động năng của vật luôn giảm dần là sai

Đáp án : C

Bài I.7 trang 15 SBT Vật Lí 11Ích lợi của hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng trong trường hợp nào sau đây?

A. Chế tạo máy phát tần số

B. Chế tạo bộ phận giảm xóc của ô tô, xe máy.

C. Lắp đặt các động cơ điện trong nhà xưởng.

D. Thiết kế các công trình ở những vùng thường có địa chấn

Lời giải:

Ích lợi của hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng trong : Chế tạo máy phát tần số

Đáp án : A

Bài I.8 trang 15 SBT Vật Lí 11Một vật dao động điều hoà với chu kì T, nếu vào thời điểm ban đầu, vật đi qua vị trí cân bằng thì vào thời điểm T12, tỉ số giữa động năng và thế năng của vật.

Lời giải:

Gia sử pha ban đầu của vật là π2

Sau khoảng thời gian t=T12 thì vật quay được góp Δφ=π6=> Thời điểm t=T12

vật ở vị trí góc 2π3trên đường tròn lượng giác =>x=A2

=>Wt=14W=>Wd=34W=>WdWt=3

Bài I.9 trang 15 SBT Vật Lí 11Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox nằm ngang , gốc O và mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cứ sau 0,5 s thì động năng lại bằng thế năng và trong thời gian 0,5 s vật đi được đoạn đường dài nhất bằng 42 cm. Chọn t= 0 là lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Viết phương trình dao động của vật.

Lời giải:

Cứ sau 0,5 s thì động năng lại bằng thế năng => t=T4=>T=2s=>ω=πrad/s

Quãng đường lớn nhất vật đi được trong 14chu kì là : S=A2=>A=4cm

Chọn t=0 lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương => Pha ban đầu của vật là : φ=π2

=>Phương trình dao động của vật là : x=4cos(πtπ2)(cm)

Bài I.10 trang 15 SBT Vật Lí 11Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 160 N/m và vật nặng có khối lượng m = 400 g, đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là μ=0,0005. Lấy g=10m/s2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 5 cm (theo phương của trục lò xo). Tại t= 0, buông nhẹ để vật dao động, xem rằng tần số dao động không đổi .Tính thời gian kể từ lúc vật bắt đầu dao động cho đến khi vật dừng hẳn.

Lời giải:

Chu kì của con lắc : T=2πmk=2π0,4160=0,1π(s)

Giả sử ban đầu vật ở biên dương có li độ A0, sau khi qua VTCB vật đến biên âm có li độ A . Quãng đường vật đi được là : S=A0+A

Công của lực ma sát khi vật đi được quãng đườn S là :

Ams=Fms.S.cos180o=μmg(A0+A)

Độ biến thiên cơ năng của con lắc là :

ΔW=WW0=Ams=>12kA212kA02=μmg(A0+A)

=>ΔA=A0A=2μmgk=>ΔA=2.0,0005.0,4.10160=2,5.105(m)

Số nửa chu kì vật thực hiện được cho đến khi dừng hẳn là :

N=AΔA=0,052,5.105=2000

Thời gian kể từ lúc vật bắt đầu dao động cho đến khi vật dừng hẳn là :

t=N.T2=2000.0,1π2314(s)

Bài I.11 trang 15 SBT Vật Lí 11Hình I.2 mô tả sự biến thiên gia tốc theo thời gian của một vật dao động điều hoà.

 Giải SBT Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Ôn tập cuối chương 1 trang 14 (ảnh 2)

a) Viết phương trình gia tốc theo thời gian.

b) Viết phương trình li độ và vận tốc theo thời gian

Phương pháp :

Phương trình dao động điều hoà có dạng: x=Acos(ωt+φ)với:

x là li độ dao động.

A là biên độ dao động.

ω là tần số góc của dao động.

(ωt+φ) là pha của dao động ở thời điểm t.

+φ là pha ban đầu.

Phương trình của vận tốc có dạng : v=Aωcos(ωt+φ+π2)

  • Khi vật ở VTCB : v=±ωA
  • Khi vật ở vị trí biên : v=0

Phương trình của gia tốc có dạng :  a=Aω2cos(ωt+φ+π)

  • Khi vật ở VTCB : a=0
  • Khi vật ở vị trí biên : a=±ω2A

Lời giải:

a)    Dựa vào đồ thì ta có :

Tại t = 0 , a=ω2x=0=>x=0=> Vật ở VTCB và vật chuyển động theo chiều dương => φ0=π2

Chu kì dao động T=0,4s=>ω=5π(rad/s)

ð Phương trình của gia tốc : a=Aω2cos(ωt+φ+π)=5cos(5πt+π2)

b)    Dựa vào đồ thị ta có :

Gia tốc cực đại : a=ω2A=5=>A=5ω2=525π2=15π2(m)=0,02m=2cm

ð Phương trình dao động của vật : x=Acos(ωt+φ)=2cos(5πtπ2)(cm)

ð Phương trình của vận tốc của vật  : v=Aωcos(ωt+φ+π2)=10πcos(5πt)(cm/s)

Bài I.12 trang 16 SBT Vật Lí 11Hình I.3 là sơ đồ của một bàn xoay hình tròn, có gắn một thanh nhỏ cách tâm bàn 15 cm. Bàn xoay được chiều sáng từ bên cạnh phía trước màn để bóng đổ lên màn hình. Một con lắc đơn được đặt sau bàn xoay và làm cho dao động điều hoà với biên độ bằng khoảng cách từ thanh nhỏ đền tâm bàn xoay. Tốc độ quay của bàn quay được điều chỉnh là 2π rad/s và bóng của thanh nhỏ luôn trùng với bóng của con lắc trên màn hình.

 Giải SBT Vật lí 11 (Kết nối tri thức) Ôn tập cuối chương 1 trang 14 (ảnh 3)

a) Tại sao nói dao động của bóng của thanh nhỏ và quả lắc là đồng pha ?

b) Viết phương trình mô tả li độ x của con lắc khỏi vị trí cân. Chọn gốc

thời gian là lúc con lắc ở vị trí hiển  thị trong sơ đồ.

c) Bàn xoay đi một góc 600 từ vị trí ban đầu. Tính li độ của con lắc và tốc độ

của nó tại thời điểm này. Bàn xoay phải quay thêm một góc nào nữa

trước khi nó có tốc độ này trở lại?

Phương pháp :

Phương trình dao động điều hoà có dạng: x=Acos(ωt+φ)với:

x là li độ dao động.

A là biên độ dao động.

ω là tần số góc của dao động.

(ωt+φ) là pha của dao động ở thời điểm t.

+φ là pha ban đầu.

Lời giải:

a)    Dao động của bóng của thanh nhỏ và quả nặng đồng pha với nhau vì chúng luôn xuất hiện cùng lúc .

b)    Biên độ dao động của con lắc A= 15 cm

Tần số góc ω=2π(rad/s). Từ hình vẽ và hướng di chuyển của con lắc ta có pha ban đầu φ=0

Phương trình dao động của con lắc là : x=15cos2πt(cm)

c)    Bàn xoay đi một góc 60otừ vị trí ban đầu ta có pha dao động của con lắc là π3

Li độ của con lắc là x=7,5cm

Vận tốc của con lắc là v=|±ωA2x2|=153π(cm/s)

Xem thêm các bài giải SBT Vật lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Động năng. Thế năng. Sự chuyển hóa năng lượng trong dao động điều hòa

Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

Bài 8: Mô tả sóng

Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

Bài 11: Sóng điện từ

Câu hỏi liên quan

Ích lợi của hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng trong : Chế tạo máy phát tần số Đáp án : A
Xem thêm
Gia tốc luôn hướng về VTCB nên khi vật đi từ biên về VTCB thì vận tốc và gia tốc cùng chiều nhau Đáp án : B
Xem thêm
Động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn với chu kì bằng 2 chu kì của dao động Đáp án : D
Xem thêm
Trong dao động tắt dần, động năng và thế năng của vật có lúc tăng, lúc giảm => Động năng của vật luôn giảm dần là sai Đáp án : C
Xem thêm
Ta có gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng và khi vật đi từ VTCB đến vị trí biên thì gia tốc ngược chiều với vận tốc Đáp án : C
Xem thêm
Gia tốc luôn hướng về VTCB nên khi vật đi từ N về O thì vận tốc và gia tốc cùng chiều nhau . Đáp án : B
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bài tập cuối chương 1 trang 14 sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!