Giải SBT Vật lí 10 (Cánh diều) Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí

Với giải sách bài tập Vật lí 10 Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Vật lí 10 Bài mở đầu. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Vật Lí 10 Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí

• Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng.

Ví dụ, nếu:

H = X + Y – Z thì ΔH = ΔX + ΔY + ΔZ  (1)

• Sai số tỉ đối của một tích hay thương bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.

Ví dụ, nếu

H = XY/Z thì δH=δX+δY+δZ  (2)

Nếu A, a, b là hằng số và

H=AXaYb thì δH=aδX+bδY (3

Giải SBT Vật Lí 10 trang 3

Bài M1 trang 3 SBT Vật lí 10: Tìm số chữ số có nghĩa trong các số sau:

a. 78,9±0,2;

b. 3,788 . 109;

c. 2,46 . 106;

d. 0,0053.

Lời giải:

a. Có 3 chữ số có nghĩa là chữ số 7; 8; 9

b. Có 4 chữ số có nghĩa là chữ số 3; 7; 8; 8

c. Có 3 chữ số có nghĩa là chữ số 2; 4; 6

d. Có 2 chữ số có nghĩa là chữ số 5; 3.

Bài M2 trang 3 SBT Vật lí 10: Thực hiện các phép tính sau:

a. 756 + 37,2 + 0,83 + 2,5;

b. 0,0032 x 356,3;

c. 5,620 x π.

Lời giải:

Khi viết kết quả của phép tính phải tuân theo quy tắc về số chữ số có nghĩa.

a. 756 + 37,2 + 0,83 + 2,5 = 797

b. 0,0032 x 356,3 = 1,1

c. 5,620 x π = 17,66

Bài M3 trang 3 SBT Vật lí 10: Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài (21,3 ± 0,2) cm và chiều rộng (9,8 ±0,1) cm. Tính diện tích S của tấm bìa.

Lời giải:

Cách 1:

Diện tích của tấm bìa là

Sách bài tập Vật lí 10 Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí - Cánh diều (ảnh 1)

 

Cách 2:

Diện tích S của tấm bìa là

S¯=a¯.b¯=21,3.9,8=209cm2

Sử dụng (2), ta có sai số tỉ đối là

δS=δa+δb=Δaa¯+Δbb¯

δS=0,221,3+0,19,8=0,01+0,01=0,02

Mà :

δS=ΔSS¯=0,02ΔS=0,02.S¯=0,02.2094cm2

Diện tích S được viết S=209±4cm2

Bài M4 trang 3 SBT Vật lí 10: Một học sinh đo cường độ dòng điện đi qua các đèn Đ1 và Đ2 (hình 1) được các giá trị lần lượt là

I1=2,0±0,1A.

I2=1,5±0,2A.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí - Cánh diều (ảnh 1)

Cường độ dòng điện I trong mạch chính được cho bởi

I = I1 + I2

Tính giá trị và viết kết quả của I.

Lời giải:

Giá trị của cường độ dòng điện trung bình trong mạch chính là

I¯=I1¯+I2¯=2,0+1,5=3,5A

Sử dụng (1), ta có sai số của cường độ dòng điện là

ΔI=ΔI1+ΔI2=0,1A+0,2A=0,3A

Do đó, kết quả được viết là I=3,5±0,3A

Giải SBT Vật Lí 10 trang 4

Bài M5 trang 4 SBT Vật lí 10: Một nhóm học sinh đo được hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở là 10,0±0,3V và cường độ dòng điện qua điện trở là 1,3±0,2A. Viết kết quả tính giá trị của điện trở.

Lời giải:

Giá trị trung bình của điện trở là

R¯=U¯I¯=10,0V1,3A=7,7Ω

Sai số tỉ đối của giá trị hiệu điện thế và sai số tỉ đối của giá trị cường độ dòng điện lần lượt là:

δU=ΔUU¯=0,3V10,0V×100%=3%

δI=ΔII¯=0,2A1,3A×100%=15%

Sử dụng (2), ta có sai số tỉ đối của giá trị điện trở là

δR=δU+δI=18%

ΔR=δR.R¯=18%.7,7=1,4Ω

Kết quả tính giá trị điện trở là: 7,7Ω±1,4Ω

Bài M6 trang 4 SBT Vật lí 10: Trong một thí nghiệm, nhiệt độ của một lượng chất lỏng thay đổi từ 20,0±0,2°C đến 21,5±0,5°C.

a. Tìm giá trị và viết kết quả độ thay đổi nhiệt độ chất lỏng.

b. Nhận xét kết quả thu được.

Lời giải:

a. Độ thay đổi của nhiệt độ là:

21,5°C20,0°C=1,5°C

Sử dụng (1) ta có sai số tuyệt đối của độ thay đổi nhiệt độ là:

0,2°C+0,5°C=0,7°C

Do đó, độ thay đổi nhiệt độ của chất lỏng là:

Δt=1,5±0,7°C

b. Sai số tuyệt đối quá lớn mặc dù các sai số khi đo mỗi đại lượng là nhỏ. Cần chú ý điều này khi thiết kế các thí nghiệm, tránh việc có thể gây ra sai số lớn.

Bài M7 trang 4 SBT Vật lí 10: Giá trị của gia tốc rơi tự do g có thể được xác định bằng cách đo chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài l. Mối quan hệ giữa g, T và l là:

g=4π2lT2

Trong một thí nghiệm, đo được:

l=0,55±0,02m;T=1,50±0,02s

Tìm giá trị và viết kết quả của g.

Lời giải:

Thay các giá trị vào biểu thức đã cho, tính được g là:

g=4π20,55m1,5s2=9,7m/s2

Sai số tỉ đối:

Δll=0,020,55=0,036

ΔTT=0,021,5=0,013

Sử dụng (3) ta có:

Δgg=Δll+2ΔTT=0,036+2×0,013=0,062

Sai số tuyệt đối của giá trị g là:

Δg=9,7m/s2×0,062=0,6m/s2

Do đó, kết quả là:

g=9,7±0,6m/s2

Xem thêm các bài giải SBT Vật Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 1: Mô tả chuyển động

Chủ đề 2: Lực và chuyển động

Chủ đề 3: Năng lượng

Chủ đề 4: Động lượng

Chủ đề 5: Chuyển động tròn và biến dạng

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!