Giải SBT Toán 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Tia phân giác

Với giải sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 Bài 2. Mời các bạn đón xem:

Giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài 2: Tia phân giác

Giải SBT Toán 7 trang 78 Tập 1

Bài 1 trang 78 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho biết AB là tia phân giác của CAD^. 

Tìm giá trị của x.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Vì AB là tia phân giác của CAD^  nên:

DAB^=BAC^

Suy ra 33° = (4x + 1)°

Do đó 33 = 4x + 1

Suy ra 4x = 32

Nên x = 8.

Vậy x = 8.

Giải SBT Toán 7 trang 79 Tập 1

Bài 2 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm số đo của góc có cạnh là hai kim đồng hồ trong Hình 9.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải

Ta có góc có hai cạnh là hai kim đồng hồ chỉ hai số liền nhau sẽ có số đo bằng 30°.

Khi đó góc có một cạnh là kim phút chỉ số 1 và một cạnh là kim giờ chỉ số 5 có số đo bằng 4.30° = 120°.

Vì tia chứa kim giây chỉ số 3 là tia phân giác của hai tia chứa kim phút chỉ số 1 và kim giờ chỉ số 5 nên góc được tạo bởi kim phút với kim giây và góc tạo bởi kim giây với kim giờ bằng nhau, và bằng 12.120° = 60°.

Bài 3 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1:

a) Vẽ xOy^ có số đo là 120°.

b) Vẽ tia phân giác của xOy^ trong câu a.

Lời giải

a) Để vẽ xOy^ có số đo là 120° ta làm như sau:

• Vẽ tia Ox.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Đặt thước đo góc sai cho tâm của thước trùng với O, vạch 0 của thước nằm trên tia Ox.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Đánh dấu một điểm trên vạch chia độ của thước tương ứng với số chỉ 120 độ, kẻ tia Oy đi qua điểm đã đánh dấu.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có xOy^=120° đã được vẽ.

b) – Vẽ tia phân giác của xOy^=120° bằng cách dùng thước đo góc.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Ta có: xOz^=yOz^ và xOz^+yOz^=120°

Suy ra xOz^=120°2=60°

• Dùng thước đo góc vẽ tia Oz đi qua một điểm trong của xOy^ sao cho xOz^=60°.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Ta được tia Oz là tia phân giác của xOy^.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

– Ngoài cách vẽ trên ta có thể vẽ tia phân giác của xOy^=120° bằng cách dùng thước thẳng và compa.

• Vẽ cung tròn tâm O cắt Ox và Oy lần lượt tại M và N.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Vẽ hai cung tròn có bán kính bằng nhau, có tâm lần lượt tại M, N và cắt nhau tại một điểm P bên trong góc xOy.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Vẽ tia OP ta được phân giác của góc xOy.

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Bài 4 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O tạo thành AOC^=40°.

a) Tính số đo các góc còn lại.

b) Vẽ Ox là tia phân giác của AOC^. Hãy tính số đo của xOD^ và xOB^.

b) Vẽ Oy là tia đối của tia Ox. Chứng tỏ rằng Oy là tia phân giác của BOD^.

Lời giải

a)

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có:

• AOC^ và BOD^ là hai góc đối đỉnh nên:

AOC^=BOD^=40°.

• AOC^ và BOC^ là hai góc kề bù nên:

AOC^+BOC^=180°.

Suy ra BOC^=180°AOC^=180°40°=140°.

• AOD^ và BOC^ là hai góc đối đỉnh nên:

AOD^=BOC^=140°.

Vậy BOD^=40°,BOC^=140° và AOD^=140°.

b)

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Vì tia Ox là tia phân giác của AOC^ nên ta có:

AOx^=xOC^=12AOC^=12.40°=20°.

• Vì AOx^ và AOD^ là hai góc kề nhau nên ta có:

AOx^+AOD^=xOD^

Suy ra xOD^=20°+140°=160°.

• Vì xOC^ và BOC^ là hai góc kề nhau nên ta có:

xOC^+BOC^=xOB^

Suy ra xOB^=20°+140°=160°.

Vậy xOD^°=160°, xOB^=160°.

c)

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có

• xOA^ và yOD^ là hai góc đối đỉnh nên:

xOA^=yOD^=20°.

• xOC^ và yOB^ là hai góc đối đỉnh nên:

xOC^=yOB^=20°.

Suy ra yOB^=yOD^=20°.

Vậy tia Oy là tia phân giác của BOD^.

Bài 5 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ hai góc kề bù xOy^,yOz^, biết xOy^=130°. Gọi Ot là tia phân giác của xOy^. Tính tOz^.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vì Ot là tia phân giác của xOy^ nên:

xOt^=tOy^=12xOy^=12.130°=65°.

Vì xOt^ và tOz^ là hai góc kề bù nên ta có:

xOt^+tOz^=180°

Suy ra tOz^=180°xOt^=180°65°=115°.

Vậy tOz^=115°.

Bài 6 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ hai góc kề bù xOy^,yOz^, biết xOy^=80°. Gọi Om là tia phân giác của xOy^, On là tia phân giác của yOz^. Tính mOy^,nOy^ và mOn^.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ta có:

• Tia Om là tia phân giác của xOy^ nên:

xOm^=mOy^=12xOy^=12.80°=40°. 

• Vì xOy^ và yOz^ là hai góc kề bù nên:

xOy^+yOz^=180°

Suy ra yOz^=180°xOy^=180°80°=100°.

• Tia On là tia phân giác của yOz^ nên:

yOn^=nOz^=12yOz^=12.100°=50°. 

• Vì mOy^ và yOn^ là hai góc kề nhau nên:

mOy^+yOn^=mOn^

Suy ra mOn^=40°+50°=90°.

Vậy mOy^=40°,yOn^=50° và mOn^=90°.

Bài 7 trang 79 Sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình thoi ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Hãy dùng êke để tìm tia phân giác của các góc AOC^ và BOD^.

Lời giải

Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tia phân giác - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

• Vì AC là đường thẳng nên AOC^=180°  do đó tia phân giác của AOC^ chia góc AOC thành hai góc có số đo bằng nhau và bằng 90°.

Dùng thước êke (như hình vẽ) ta kiểm tra được BOC^=90°.

Tương tự ta cũng đặt thước êke kiểm tra được AOB^=90°. 

Suy ra tia OB là tia phân giác của AOC^.

Tương tự ta cũng có tia OD là tia phân giác của AOC^.

• Tương tự ta có tia OA và OC là tia phân giác của BOD^.

Vậy tia OB và OD là tia phân giác của AOC^; OA và OC là tia phân giác của BOD^.

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 3

Bài 1: Các góc ở vị trí đặc biệt

Bài 3: Hai đường thẳng song song

Bài 4: Định lí và chứng minh một định lí

Bài tập cuối chương 4

Câu hỏi liên quan

Vậy x = 8.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tia phân giác sbt CTST
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!