Giải SBT Toán 6 (Kết nối tri thức) Bài 16: Phép nhân số nguyên

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 6 Bài 16. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Toán 6 Bài 16: Phép nhân số nguyên

Bài 3.26 trang 56 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tính tích 115. 8. Từ đó suy ra các tích sau:

a) (- 115). 8;     b) 115. (-8);     c) (-115). (-8)

Lời giải:

Ta có: 115. 8 = 920

a) (-115). 8 = - (115. 8) = -920

b) 115. (-8) = - (115.8) = -920

c) (-115). (-8) = 115. 8 = 920.

Bài 3.27 trang 56 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Không thực hiện phép tính, hãy so sánh mỗi tích sau với 0:

a) 287. 522;       b) (-375). 959;       c) (-278). (-864)

Lời giải:

a) 287. 522

Vì 287 và 522 là hai số nguyên cùng dấu khác 0 nên 287. 522 > 0.

b) (-375). 959 

Vì -375 và 522 là hai số nguyên trái dấu khác 0 nên (-375). 959 < 0.

c) (-278). (-864)

Vì (-278) và (-864) là hai số nguyên trái dấu khác 0 nên (-278). (-864) > 0

Bài 3.28 trang 56 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: So sánh:

a) (+32).(-25) với (-7).(-8);

b) (-44).(-5) với (-11).(-20);

c) (-24).(+25) với (+30).(-21).

Lời giải:

a) Vì +32 và (-25) là hai số nguyên trái dấu khác 0 nên (+32). (-25) < 0 (1)

Vì (-7) và (-8) là hai số nguyên cùng dấu khác 0 nên (-7). (-8) > 0 (2)

Từ (1) và (2) ta có: (+32). (-25) < (-7). (-8)

Vậy (+32). (-25) < (-7). (-8)

b) 

Ta có: (-44). (-5) = (-11). 4. (-5) = (-11). [4. (-5)] = (-11). [– (4.5)] = (-11). (-20)

Vậy (-44). (-5) = (-11). (-20)

c) Ta có: (- 24). (+25) = - (24. 25) = - 600

                 (+30). (-21) = - (30. 21) = - 630

Vì 600 < 630 nên -600 > -630. Do đó (-24). (+25) > (+30). (-21).

Vậy (-24). (+25) > (+30). (-21).

Bài 3.29 trang 56 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên dương hay nguyên âm nếu:

a) Tích a. b là một số nguyên dương?

b) Tích a. b là một số nguyên âm?

Lời giải:

a) Tích a. b là một số nguyên dương thì a và b là hai số nguyên cùng dấu khác 0

Mà a là số nguyên âm nên b là số nguyên âm.

Vậy b là số nguyên âm.

b) Tích a. b là một số nguyên âm thì a và b là hai số nguyên trái dấu khác 0

Mà a là số nguyên âm nên b là số nguyên dương.

Vậy b là số nguyên dương.

Bài 3.30 trang 57 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Điền các số thích hợp thay thế các dấu “?” trong bảng sau:

x

-28

55

-27

-25

0

-364

-1

-532

y

15

-8

-35

-280

-653

1

293

-1

x. y

?

?

?

?

?

?

?

?

Lời giải:

+) Với x = -28; y = 15 thì x.y = (-28). 15 = - (28. 15) = -420.

+) Với x = 55; y = -8 thì x.y = 55. (-8) = - (55. 8) = - 440 

+) Với x = -27; y = -35 thì x.y = (-27). (-35) = 27. 35 = 945

+) Với x = -25; y = -280 thì x.y = (-25). (-280) = 25. 280 = 7 000 

+) Với x = 0; y = -653 thì x.y = 0. (-653) = 0 

+) Với x = -364; y = 1 thì x.y = (-364). 1 = -364 

+) Với x = -1; y = 293 thì x.y = (-1). 293 = - (1. 293) = - 293 

+) Với x = -532; y = -1 thì x.y = (-532). (-1) = 532. 1 = 532.

Ta có bảng sau:

x

-28

55

-27

-25

0

-364

-1

-532

y

15

-8

-35

-280

-653

1

293

-1

x. y

-420

-440

945

7 000

0

-364

-293

532

Bài 3.31 trang 57 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tìm số nguyên x, biết:

a) 9. (x + 28) = 0;

b) (27 – x). (x + 9) = 0;

c) (-x). (x – 43) = 0.

Lời giải:

a) 9. (x + 28) = 0

x + 28 = 0: 9

x + 28 = 0

x = 0 – 28

x = -28

Vậy x = -28.

b) Tích hai thừa số bằng 0 chỉ xảy ra khi một trong hai thừa số bằng 0

(27 – x). (x + 9) = 0

Suy ra 27 - x = 0 hoặc x + 9 = 0

Trường hợp 1:

27 – x = 0

x = 27 – 0

x = 27;

Trường hợp 2:

x + 9 = 0

x = 0 - 9

 x = -9

Vậy x = 27, x = -9.

c) Tích hai thừa số bằng 0 chỉ xảy ra khi một trong hai thừa số bằng 0

(-x). (x – 43) = 0

Suy ra - x = 0 hoặc x - 43 = 0 

Trường hợp 1:

– x = 0

x = 0

Trường hợp 2:

x - 43 = 0

x = 0 + 43

x = 43

Vậy x = 0, x = 43.

Bài 3.32 trang 57 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Tính một cách hợp lí:

a) (29 – 9). (-9) + (-13 – 7). 21;

b) (-157). (127 – 316) – 127. (316 – 157).

Lời giải:

a) (29 – 9). (-9) + (-13 – 7). 21

= 20. (-9) + [- (13 + 7). 21]

= 20. (-9) + (-20). 21

= (-20). 9 + (-20). 21

= (-20). (9 + 21)

= (-20). 30

= - (20. 30)

= - 600.

b) (-157). (127 – 316) – 127. (316 – 157)

= (- 157). 127 + (-157). (-316) + (–127). 316 + (-127). (-157)

= -157. 127 + 157. 316 – 127. 316 + 127. 157

= [- (127. 157) + 127. 157] + (157. 316 – 127. 316)

= 0 + 316. (157 – 127)

= 316. 30

= 9 480.

Bài 3.33 trang 57 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Một xí nghiệp may chuyển đổi may mẫu quần áo kiểu mới. Biết rằng số vải để may mỗi bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm x (dm) so với mẫu cũ. Hỏi trong mỗi trường hợp sau, số vải dùng để may 420 bộ quần áo theo mẫu mới tăng thêm bao nhiêu đề - xi – mét?

a) x = 18;

b) x = -7.

Lời giải:

Để may mỗi bộ quần áo kiểu mới, số vải cần dùng tăng thêm x (dm). Do đó để may 420 bộ, số vải cần dùng tăng thêm 420. x (dm).

a) Khi x = 18 dm, số vải tăng thêm là: 420. 18 = 7 560 (dm);

b) Khi x = -7 dm, số vải tăng thêm là: 420. (-7) = - 2 940 (dm), nghĩa là số vải cần dùng ít hơn 2 940 dm so với may theo kiểu cũ.

Vậy với x = 18, số vải cần may thêm là 7 560 dm 

        với x = -7 số vải cần dùng ít hơn 2 940 dm so với may kiểu cũ.

Bài 3.34 trang 57 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho năm số nguyên có tính chất: Tích của ba số tùy ý trong năm số đó luôn là số nguyên âm. Hỏi tích của năm số đó là số nguyên âm hay nguyên dương? Hãy giải thích tại sao?

Lời giải:

Vì tích của ba số tùy ý trong 5 số đó luôn là số nguyên âm, do đó trong các số đã cho phải có 1 số nguyên âm. Gọi số nguyên âm ấy là a. Bốn số (khác a) còn lại cũng có tính chất: Tích của ba số bất kì trong chúng là số nguyên âm. Tương tự như vậy trong ba số đó có 1 số nguyên âm. Gọi số ấy là b (theo cách chọn, ta có b khác a).

Gọi p là tích của ba số còn lại (khác a và b) là số nguyên âm.

Khi đó tích của năm số đã cho đúng bằng a. b. p

Vì a là số nguyên âm, b là số nguyên âm nên a. b là số nguyên dương, p là tích của ba số là số nguyên âm nên p là số nguyên âm nên a. b. p là số nguyên âm

Do đó tích của năm số đó là số nguyên âm.

Xem thêm các bài giải SBT Toán 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên

Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc

Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

Ôn tập chương 3 trang 61

Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều

Câu hỏi liên quan

a) 9. (x + 28) = 0
Xem thêm
a) (29 – 9). (-9) + (-13 – 7). 21
Xem thêm
a) Tích a. b là một số nguyên dương thì a và b là hai số nguyên cùng dấu khác 0
Xem thêm
Để may mỗi bộ quần áo kiểu mới, số vải cần dùng tăng thêm x (dm). Do đó để may 420 bộ, số vải cần dùng tăng thêm 420. x (dm).
Xem thêm
Vì tích của ba số tùy ý trong 5 số đó luôn là số nguyên âm, do đó trong các số đã cho phải có 1 số nguyên âm. Gọi số nguyên âm ấy là a. Bốn số (khác a) còn lại cũng có tính chất: Tích của ba số bất kì trong chúng là số nguyên âm. Tương tự như vậy trong ba số đó có 1 số nguyên âm. Gọi số ấy là b (theo cách chọn, ta có b khác a).
Xem thêm
Ta có: 115. 8 = 920
Xem thêm
a) Vì +32 và (-25) là hai số nguyên trái dấu khác 0 nên (+32). (-25) < 0 (1)
Xem thêm
+) Với x = -28; y = 15 thì x.y = (-28). 15 = - (28. 15) = -420.
Xem thêm
a) 287. 522
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Phép nhân số nguyên (SBT KNTT)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!