Sách bài tập Toán 6 Bài 1: Tập hợp
Bài 1 trang 6 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) A là tập hợp các ngày trong tuần;
b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “HAM HỌC”.
c) C là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 303 530.
Lời giải:
a) Các ngày trong tuần bao gồm: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật.
Vậy A = {thứ hai; thứ ba; thứ tư; thứ năm; thứ sáu; thứ bảy; chủ nhật}.
b) Các chữ cái xuất hiện trong từ “HAM HỌC” là: H, A, M, H, O, C.
Vì các phần tử trong tập hợp chỉ được liệt kê 1 lần nên B = {H; A; M; O; C}.
Vậy B = {H; A; M; O; C}.
c) Các chữ số xuất hiện trong số 303 530 là: 3; 0; 3; 5; 3; 0.
Vì các phần tử trong tập hợp chỉ được liệt kê 1 lần nên C = {3; 0; 5}.
Vậy C = {3; 0; 5}.
a) 2 A b) 3 A c) x A d) p A
e) 3 B f) 1 B g) m B h) y B
Lời giải:
a) 2 thuộc tập hợp A, ta viết 2 A
b) 3 không thuộc tập hợp A, ta viết 3 A
c) x thuộc tập hợp A, ta viết x A
d) p không thuộc tập hợp A, ta viết p A
e) 3 thuộc tập hợp B, ta viết 3 B
f) 1 không thuộc tập hợp B, ta viết 1 B
g) m thuộc tập hợp B, ta viết m B
h) y không thuộc tập hợp B, ta viết y B
Lời giải:
Các năng lượng tái tạo trên thế giới: năng lượng gió; năng lượng Mặt trời, năng lượng địa nhiệt.
Khi đó tập X = {năng lượng gió; năng lượng Mặt trời; năng lượng địa nhiệt}.
Các năng lượng tái tạo mà Việt Nam sản xuất: năng lượng gió; năng lượng Mặt trời.
Khi đó tập Y = {năng lượng gió; năng lượng Mặt trời}.
Tìm hiểu thêm về các biển báo giao thông trên, rồi viết tập hợp A gồm các loại phương tiện được phép lưu thông và tập hợp B gồm các loại phương tiện không được phép lưu thông trên đoạn đường đó dưới dạng liệt kê các phần tử.
Lời giải:
Hình 1 - a) Biển cấm xe đạp.
Hình 1 - b) Biển báo đường dành cho ô tô.
Hình 1 - c) Biển báo đường dành cho xe máy.
Các loại phương tiện được phép lưu thông trên đoạn đường này là: xe ô tô, xe máy.
Khi đó, A = {xe ô tô; xe máy}.
Các loại phương tiện không được phép lưu thông trên đoạn đường này là xe đạp.
Khi đó, B = {xe đạp}.
a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, 20 < x < 35};
b) B = {x | x là số tự nhiên lẻ, 150 < x < 160}.
Lời giải:
a) Các số tự nhiên chẵn thỏa mãn 20 < x < 35 là: 22; 24; 26; 28; 30; 32; 34.
Vậy bằng cách liệt kê A = {22; 24; 26; 28; 30; 32; 34}.
b) Các số tự nhiên lẻ thỏa mãn 150 < x < 160 là: 151; 153; 155; 157; 159.
Vậy bằng cách liệt kê A = {151; 153; 155; 157; 159}.
a) C = {x|x là số tự nhiên, x + 3 = 10}.
b) D = {x|x là số tự nhiên, x – 12 = 23}.
c) E = {x|x là số tự nhiên, x:16 = 0}.
d) G = {x|x là số tự nhiên, 0:x = 0}.
Lời giải:
a) Ta có x + 3 = 10
x = 10 – 3
x = 7.
Vậy C = {7}.
b) Ta có x – 12 = 23
x = 23 + 12
x = 35.
Vậy D = {35}.
c) Ta có: x:16 = 0
x = 0.16
x = 0.
Vậy E = {0}.
d) Ta có: 0:x = 0 nên x phải khác 0.
Do đó x là các số tự nhiên khác 0.
Vậy x ∈ {1; 2; 3; 4; 5; …}.
a) A = {13; 15; 17; …; 29};
b) B = {22; 24; 26; …; 42};
c) C = {7; 11; 15; 19; 23; 27};
d) D = {4; 9; 16; 25; 36; 49}.
Lời giải:
a) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 12 và nhỏ hơn 30.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:
A = {x | x là số tự nhiên lẻ, 12 < x < 30}.
b) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp B là các số tự nhiên chẵn lớn hơn hoặc bằng 22 và nhỏ hơn hoặc bằng 42.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:
B = {x|x là số tự nhiên chẵn, 22 ≤ x ≤ 42}.
c)
+) Cách 1:
Ta có:
7 = 4.1 + 3; 11 = 4.2 + 3; 15 = 4.3 + 3; 19 = 4.4 + 3; 23 = 4.5 + 3; 27 = 4.6 + 3.
Ta nhận thấy các số trên đều có dạng 4.x + 3 với x ∈ {1,2,3,4,5,6} .
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:
C = {4x + 3| x là số tự nhiên, 0 < x < 7}.
+) Cách 2:
Ta nhận thấy các phần tử trong tập hợp C là các số tự nhiên lẻ và cách nhau 4 đơn vị.
C = {xk| xk là số tự nhiên lẻ, xk+1 – xk = 4,k ∈ N }.
d) Ta thấy các phần tử của tập hợp D là các số chính phương lớn hơn 3 và nhỏ hơn 50.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:
D = {x| x là số chính phương, 3 < x < 50}.
Lời giải:
Số học sinh yêu thích riêng môn Ngữ văn là: 15 – 8 = 7 (học sinh).
Số học sinh yêu thích riêng môn Toán là: 20 – 8 = 12 (học sinh).
Tổng số học sinh yêu thích môn Ngữ văn và Toán là: 12 + 7 + 8 = 27 (học sinh).
Số học sinh của lớp 6A là: 27 + 10 = 37 (học sinh).
Xem thêm các bài giải SBT Toán 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
Bài 4: Phép nhân, phép chia số tự nhiên