Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó
107
12/12/2023
Bài 7 trang 7 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:
a) A = {13; 15; 17; …; 29};
b) B = {22; 24; 26; …; 42};
c) C = {7; 11; 15; 19; 23; 27};
d) D = {4; 9; 16; 25; 36; 49}.
Trả lời
a) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp A là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 12 và nhỏ hơn 30.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:
A = {x | x là số tự nhiên lẻ, 12 < x < 30}.
b) Ta nhận thấy các phần tử của tập hợp B là các số tự nhiên chẵn lớn hơn hoặc bằng 22 và nhỏ hơn hoặc bằng 42.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:
B = {x|x là số tự nhiên chẵn, 22 ≤ x ≤ 42}.
c)
+) Cách 1:
Ta có:
7 = 4.1 + 3; 11 = 4.2 + 3; 15 = 4.3 + 3; 19 = 4.4 + 3; 23 = 4.5 + 3; 27 = 4.6 + 3.
Ta nhận thấy các số trên đều có dạng 4.x + 3 với x ∈ {1,2,3,4,5,6} .
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:
C = {4x + 3| x là số tự nhiên, 0 < x < 7}.
+) Cách 2:
Ta nhận thấy các phần tử trong tập hợp C là các số tự nhiên lẻ và cách nhau 4 đơn vị.
C = {xk| xk là số tự nhiên lẻ, xk+1 – xk = 4,k ∈ N }.
d) Ta thấy các phần tử của tập hợp D là các số chính phương lớn hơn 3 và nhỏ hơn 50.
Theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng, ta viết:
D = {x| x là số chính phương, 3 < x < 50}.
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tập hợp
Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên
Bài 4: Phép nhân, phép chia số tự nhiên
Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính