Giải SBT Ngữ Văn 7 Đọc mở rộng trang 48 tập 1 - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 7 Đọc mở rộng trang 48 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Đọc mở rộng trang 48 tập 1

Bài tập 1. trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm đọc một số bài thơ viết về tình yêu quê hương. Ghi vào nhật kí đọc sách chủ đề; nội dung cơ bản; những nét độc đáo về từ ngữ, hình ảnh, cách gieo vần, ngắt nhịp, biện pháp tu từ trong mỗi bài thơ.

Trả lời:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày : …/ …/ …

Bài thơ: Quê hương qua lời mẹ kể

Tác giả: Công Vinh

Một số điểm nổi bật: Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát dễ đọc, dễ nhớ. Tác giả không sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhưng cách gieo vần giản dị, ngôn ngữ thơ gần gũi với cuộc sống thường ngày khiến người đọc cảm nhận được tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước bình dị mà tha thiết.

Câu hoặc đoạn trích yêu thích:

"Dù cho xa cách dặm trường,

Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn".

Dù có đi đâu xa thì lòng tác giả vẫn mãi hướng về quê hương, gia đình của mình.

Suy nghĩ sau khi đọc: Em càng thêm yêu gia đình, yêu quê hương đất nước. Em tự nhủ phải cố gắng rèn luyện, học tập chăm chỉ để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

Bài tập 2. trang 48 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm đọc một số tuỳ bút và tản văn viết về vẻ đẹp đời sống, đặc biệt là những văn bản thể hiện nét độc đáo, đặc sắc ở các vùng miền. Ghi vào nhật kí đọc sách nội dung chính và chủ đề, chất trữ tình, cái tôi của tác giả, đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong bài tuỳ bút, tản văn đã đọc.

Trả lời:

Tùy bút và tản văn giống với truyện ở chỗ đều là thể loại văn xuôi, nhưng trong khi truyện có tính chất hư cấu thì tùy bút và tản văn đều có tính chất phi hư cấu. Khi đọc, em cần chú ý những chi tiết cho thấy tính chất phi hư cấu của văn bản tuỳ bút và tản văn mà em vừa đọc. Em cần nắm được nét độc đáo, đặc sắc (về ẩm thực, trang phục, phong tục, cảnh sắc thiên nhiên,...) ở các vùng miền thể hiện qua văn bản; nhận biết chất trữ tình, cái tôi của tác giả và đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong bài tuỳ bút và tản văn đã đọc. Em có thể tự trả lời những câu hỏi về nội dung cơ bản của văn bản; nét độc đáo của bài tuỳ bút hoặc tản văn, chẳng hạn: Bài tuỳ bút hoặc tản văn này viết về vùng miền nào? Văn bản nói về nét độc đáo, đặc sắc thuộc lĩnh vực hay phương diện nào của vùng miền đó (ẩm thực, trang phục, phong tục, cảnh sắc thiên nhiên,...). Chất trữ tình của bài tuỳ bút hoặc tản văn và cái tôi của tác giả được thể hiện như thế nào? Ngôn ngữ trong bài tuỳ bút hoặc tản văn có gì độc đáo?

Bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi đó, em sẽ có kinh nghiệm đọc tuỳ bút, tản văn. Lưu ý, tương tự như du kí mà em đã học ở lớp 6, tuỳ bút và tản văn đều là những thể loại văn học phi hư cấu. Vì vậy, em cần chú ý: cách đọc một tuỳ bút hoặc tản văn khác hẳn với cách đọc một văn bản văn học hư cấu. Ngoài ra, em cũng cần phân biệt cách đọc một tuỳ bút, tản văn (thiên về tiếp nhận cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước đời sống) với cách đọc một du kí (thiên về tiếp nhận những gì được tác giả kể hoặc miêu tả lại qua một chuyến đi). Nhớ điền đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc này không chỉ để hoàn thành bài tập mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một tác phẩm mà em đã đọc. Em có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách dưới đây:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc: ……………………………………………………………………

Tên văn bản, tên tác giả: ……………………………………………………………

Nội dung của văn bản: ………………………………………………………………

Chất trữ tình và cái tôi của tác giả: …………………………………………………

Nét độc đáo về ngôn ngữ: …………………………………………………………

Suy nghĩ sau khi đọc: …………………………………………………………

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Giai điệu đất nước

Bài 5: Màu sắc trăm miền

Ôn tập học kì I

Bài 6: Bài học cuộc sống

Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đọc mở rộng trang 48 tập 1 sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!