Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 7: Thế giới viễn tưởng
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17
Bài tập 1. trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc lại văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương trong SGK (tr. 27 - 32) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Trả lời:
Khi còn cách “con cá” khoảng bốn trăm mét, tàu Lin-côn tắt máy, chỉ chuyển động theo quán tính vì thuyền trưởng sợ tiếng động của động cơ sẽ đánh thức “con cá”. Chiếc tàu muốn nhân cơ hội “con cá” ngủ sẽ tiếp cận và tiêu diệt nó.
Trả lời:
Việc tàu Lin-côn, một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ, được cử đi săn “con cá thiết kình” cho thấy người đương thời đồn đoán về sức mạnh khủng khiếp của “con quái vật biển cả “Điều khiến họ hoang mang nhất là “con cá” bơi với tốc độ rất nhanh, chưa từng có chiếc tàu nào bắt kịp nó.
Trả lời:
Ở thời điểm câu chuyện được kể, “cả giới bác học bế tắc”, không giải mã được “con quái vật biển cả” đó thuộc loài động vật gì bởi họ chưa từng biết, nghe hay nhìn thấy một loài động vật nào có kích thước khổng lồ và tốc độ bơi nhanh như vậy. Thời đó, cũng chưa có tàu ngầm tối tân và hiện đại như tàu Nau-ti-luýt.
Trả lời:
Nhân vật giáo sư - người kể chuyện ngôi thứ nhất - chắc hẳn vừa ngạc nhiên, bàng hoàng (vì phát hiện ra vật đó không phải là một “con cá”), vừa ngưỡng mộ tài năng sáng tạo và trí tuệ của con người (con người có thể chế tạo ra một vật kì diệu đến thế).
A. Chạy trên mặt nước
B. Chạy nửa chìm nửa nổi
C. Đi ngầm
D. Cả 3 cơ chế
Trả lời:
Đáp án D Cả 3 cơ chế: Chạy trên mặt nước, Chạy nửa chìm nửa nổi, Đi ngầm.
a. Chừng nào cái “phao” này còn nổi thì tôi chẳng có gì phản đối. Nhưng nếu nó
giở trò lặn xuống thì cái mạng tôi chẳng đáng hai đô-la!
b. Chắc là nhờ được xoa bóp mạnh toàn thân, nên tôi tỉnh lại ngay. Tôi mở mắt...
Trả lời:
Công dụng của dấu ngoặc kép và dấu chấm lửng:
a. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ phao được hiểu theo nghĩa đặc biệt: từ phao không chỉ chiếc phao thật mà chỉ chiếc tàu ngầm như một vật thả nổi trên mặt nước để đỡ cho những người đang đứng trên đó cùng nổi.
b. Trong trường hợp này, dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, nhằm diễn tả trạng thái của người vừa tỉnh lại sau cơn choáng ngất, đang định thần lại để xác định sự việc vừa xảy ra.
Bài tập 2. trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc lại văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ trong SGK (tr. 35 - 40) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Các chi tiết kì ảo xuất hiện trong đoạn trích từ Chưa đầy nửa tiếng sau đến một
Chiều không gian thứ tư:
- Thần Đồng cưỡi ngựa bay trên trời.
- Hòn đá Ôm-phe-lốt toả hào quang rực rỡ.
- Không gian kì lạ: thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi; trên cao xanh không có mây, không có mặt trời, cũng chẳng trăng sao; xung quanh được thắp sáng bằng bột lân tinh.
- Những cây nấm khổng lồ cao hơn hai mét xen giữa những gốc dương xỉ cao ngất, rậm rạp.
- Mặt đất rung chuyển, các nhân vật di chuyển với tốc độ như đi thang máy siêu tốc.
Trả lời:
“Bước nhảy không gian” được tạo ra nhờ hòn đá thần Ôm-phe-lốt đã rút ngắn khoảng cách giữa các chiều không gian, nhờ đó, nhân vật có thể di chuyển xuyên không trong chớp mắt tới tận trung tâm của vũ trụ.
STT |
Không gian thực |
Không gian ảo |
1 |
||
2 |
||
3 |
Trả lời:
Những không gian thực và ảo trong diễn biến câu chuyện:
STT |
Không gian thực |
Không gian ảo |
1 |
Thánh địa Hy Lạp |
Trung tâm vũ trụ |
2 |
Viện bảo tàng |
Rừng cổ sinh, thảo nguyên |
3 |
Đền thờ các vị thần Hy Lạp |
Dòng suối, nơi đoàn người cá đang ngồi |
Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn đối thoại sau:
- Có phải... có phải chúng ta... - Tôi lắp bắp, không nói nên lời.
- Chúng ta đang ở trung tâm của vũ trụ! - Hắn khẳng định.
Trả lời:
Dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng, nhằm diễn tả cảm xúc kinh ngạc của nhân vật.
Ở đây tuy không hoang vắng nhưng chẳng hiểu sao tôi lại thấy đáng sợ hơn.
Tôi sợ một hồn ma bóng quế nào đó đột ngột hiện lên dọa tôi. Hắn thừa biết con gái, nhất là một tiểu thư cành vàng lá ngọc như tôi, rất nhát gan, vậy mà hắn nỡ lòng vứt tôi chơ vơ ở đây!
Trả lời:
Giải thích các thành ngữ:
- Hồn ma bóng quế: linh hồn người chết. Theo quan niệm duy tâm và tôn giáo, con người có thực thể tinh thần và thể xác; khi chết đi thì chỉ mất phần xác, vẫn còn phần linh hồn.
- Cành vàng lá ngọc: thường nói về con gái của vua chúa và những gia đình quyền quý trong xã hội phong kiến xưa. Ở câu này, cô bé muốn nói rằng mình được cha mẹ rất yêu chiều.
Bài tập 3. trang 10, 11, 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những
nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được hoàn thiện. Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi [...] Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả định ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên. Tôi cho rằng một người muốn tự vẫn đang chĩa súng vào đầu cũng có cùng nỗi thắc mắc rằng cái gì sẽ đến sau đó như tôi lúc ấy. Một tay tôi nắm công tắc khởi động, tay kia giữ công tắc thắng; tôi gạt công tắc đầu tiên, và đến công tắc thứ hai gần như ngay tắp lự. Hình như tôi đã quay mòng mòng, tôi cảm nhận được cảm giác rơi hẫng kinh hoàng, rồi nhìn quanh, tôi thấy phòng thí nghiệm vẫn giống hệt như trước. Có gì xảy ra không nhỉ? Trong giây lát, tôi ngờ rằng trí khôn đã đánh lừa mình. Sau đó, tôi đưa mắt nhìn đồng hồ treo tường. Chỉ trước đó một lát thôi, nó còn chỉ mười giờ một phút, vậy mà bây giờ đã là gần ba giờ rưỡi!
[...] Bóng đêm ập xuống như khi ta tắt đèn và chỉ trong khoảnh khắc, ngày mai đã đến. Phòng thí nghiệm càng lúc càng nhoà nhạt mơ hồ. Đêm tối của ngày hôm sau bao trùm tất cả, rồi nối tiếp bằng ngày, đêm, rồi lại ngày, cứ nhanh hơn và nhanh mãi. Tai tôi chỉ nghe thấy âm thanh lùng bùng của gió xoáy, và một trạng thái rối rắm, mờ mịt lạ lùng che phủ tâm trí tôi.
[...] Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...) Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quãng nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao. Rồi khi gia tốc ngày một lớn, đêm và ngày hoà thành một màu xám liên miên không dứt, nền trời thăm thẳm một màu xanh lơ lung linh kì diệu giống màu của tầm chạng vạng, mặt trời lao nhanh như một vệt lửa vẽ nên vòng cung rực rỡ trong không trung; mặt trăng trở thành một dải mờ hơn biến đổi thất thường; và tôi chẳng thể thấy một vì sao nào, chỉ thi thoảng thấy một vòng tròn sáng hơn lấp lánh giữa nền xanh.
[...] Lúc đó tôi nhận thấy thời tiết thay đổi liên tục, từ xuân chí sang đông chí
trong vòng trên dưới một phút, kết quả là tôi lướt qua một năm chỉ trong một phút; và phút này sang phút khác, tuyết trắng phủ khắp bề mặt thế giới rồi biến mất, được nối tiếp bởi sắc xanh biếc ngắn ngủi của mùa xuân. [...] Tôi nghĩ có lẽ mình sẽ chẳng thấy các bước phát triển của nhân loại, những tiến bộ vượt bậc của nền văn minh sơ đẳng này có gì đáng kinh ngạc nếu chỉ quan sát thế giới mịt mù khó hiểu đang vùn vụt lướt qua và biến chuyển nhanh chóng trước mắt! [...] Tôi thấy một màu xanh lục mỡ màng vinh cửu phủ khắp sườn đồi, không hề phải chịu tác động của mùa đông. Ngay cả đầu óc mụ mị của tôi lúc ấy cũng thấy Trái Đất rất đẹp. Và thế là tôi chợt nảy ra ý ghĩ dừng lại.
(Hơ-bớt Gioóc Gheo-xờ (Herbert George Wells), Cỗ máy Thời gian, Nguyễn Thành Nhân địch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018, tr. 42 - 47)
Trả lời:
Đoạn trích được kể bằng lời của nhân vật nhà khoa học chế tạo ra Cỗ máy Thời gian. Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”
Trả lời:
Câu chuyện mở ra ở không gian phòng thí nghiệm của nhà khoa học, sau đó tiếp diễn trong không gian bao la của bầu trời. Nhân vật di chuyển trong không gian đó bằng Cỗ máy Thời gian do chính ông chế tạo ra.
Trả lời:
Trong chuyến du hành của nhân vật, thoạt đầu thời gian một phút bình thường được tính bằng một ngày; sau đó tốc độ của Cỗ máy Thời gian tăng lên, thời gian một phút bằng cả một năm.
Trả lời:
Trong chuyến du hành kì lạ của mình, nhân vật đã nhìn thấy:
- Mặt trời
- Mặt trăng
- Các vì sao
- Bầu trời thăm thẳm xanh lơ
- Bề mặt thế giới phủ đầy tuyết trắng rồi nối tiếp màu xanh của mùa xuân
- Sườn đồi phủ màu xanh lục mỡ màng.
Trả lời:
Em tự do vận dụng trí tưởng tượng của mình để phác thảo hình dáng của Cỗ máy Thời gian. Lưu ý những chi tiết miêu tả: chiếc yên (xe), các công tắc khởi động, (xe) không có vật che chắn (nhân vật nghe âm thanh lùng bùng của gió xoáy),...
(1) Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa
được hoàn thiện. (2) Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi... (3) Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. (4) Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên.
Trả lời:
Các từ ngữ giữ vai trò là phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn: dùng từ ngữ thay thế (từ nó ở câu (2) thay thế cho Cỗ máy Thời gian ở câu (1); từ nó ở câu (4) thay thế cho Cỗ máy Thời gian trong câu (3)); từ ngữ lặp lại (Cỗ máy Thời gian và nó xuất hiện hai lần). Các phương tiện liên kết này bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu trong đoạn văn. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thể hiện chủ đề mà người kể chuyện muốn nói tới: giới thiệu về Cỗ máy Thời gian.
Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường
như chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quãng nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao.
Trả lời:
Đoạn văn nói về chuyến du hành xuyên thời gian của nhân vật “tôi” Sự việc diễn ra theo chiều thời gian tuyến tính và nguyên tắc nhân quả. Không gian du hành bắt đầu từ phòng thí nghiệm, rồi dịch chuyển ra ngoài không trung. Nhân vật đang di chuyển với tốc độ nhanh kì lạ: một phút nhanh bằng một ngày. Tốc độ của nhân vật trong không gian càng lúc càng nhanh hơn, thể hiện qua hình ảnh: từ một phút bằng một ngày đến một phút nhanh bằng một tháng. Sự thống nhất về đề tài và trình tự sắp xếp hợp lí của các câu làm cho đoạn văn mạch lạc và người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của đoạn văn.
Bài tập 4. trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc lại văn bản Chiếc đũa thần trong SGK (tr. 51 - 53) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Người kể chuyện ngôi thứ ba, “giấu mình” khiến người đọc có cảm giác câu chuyện đang tự nó diễn ra. Ngôi kể này có khả năng “thấu suốt” mọi chuyện, khách quan nhìn nhận và đánh giá sự việc.
Trả lời:
Nhân vật Mơ-ven Ma-xơ đã tiến hành thí nghiệm để phát minh ra “chiếc đũa thần” một thiết bị nhằm rút ngắn khoảng cách thời gian và không gian giữa Trái Đất với các hành tinh trong thiên hà. Phát minh này nếu thành công sẽ giúp con người trên Trái Đất liên lạc nhanh hơn với các hành tinh khác và tìm ra hành tinh có sự sống giống như Trái Đất.
Trả lời:
Em hãy huy động trí tưởng tượng của mình để hình dung về bức tranh thế giới trong tương lai khi các nhà khoa học vũ trụ phát hiện ra hành tinh có sự sống như Trái Đất. Khi đó, Trái Đất và hành tinh đó có thể có những kết nối để khám phá nền văn minh của nhau hoặc trao đổi khoa học công nghệ.
Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a. Đấy là một trong số những thiên hà hiếm hoi mà chúng ta trông thấy ở vị trí nằm theo phương vuông góc với mặt phẳng của “bánh xe“
b. Thời hạn truyền tin lâu hàng triệu năm, hàng chục ngàn thế hệ nối tiếp nhau cũng chưa chờ đợi nổi, điều đó có nghĩa là “không bao giờ; dù là đối với hậu thế xa xôi nhất.
Trả lời:
a. Dấu ngoặc kép ở từ bánh xe đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Từ bánh xe ở đây chỉ thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca, nhằm nói tới hình dáng thiên hà như cái đĩa mảnh, có nhân hình cầu rất bẹt, chuyển động, giống như bánh xe của bộ máy đồng hồ.
b. Dấu ngoặc kép ở trường hợp này đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt nhấn mạnh. Cụm từ không bao giờ ở đây hàm ý nói tới sự vô vọng của con người trên Trái Đất trong khát vọng nối kết với các hành tinh xa xôi trong thiên hà. Khoảng cách quá xa giữa Trái Đất và thiên hà NGK 4594 (ba mươi hai triệu năm ánh sáng để trao đổi thông tin) là nguyên nhân của sự vô vọng này.
(1) Thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca nom rất đẹp.
(2) Ở xa bảy triệu pác-xếc, có thể nhìn thấy rìa của nó. (3) Thiên hà nghiêng về một phía như con chim đang lượn. (4) Nó trải rộng về mọi hướng, nom như cái đĩa mảnh và rõ ràng là cấu tạo bởi những nhánh hình xoáy ốc. (5) Còn ở trung tâm, cái nhân hình cầu rất bẹt cháy rực, nom như một khối sáng dày đặc. (6) Ta thấy rõ rệt là những đảo sao dẹt như thế nào: có thể so sánh thiên hà với cái bánh xe mỏng của bộ máy đồng hồ. (7) Rìa bánh xe nom không rõ, dường như hoà tan vào bóng tối không đáy của không gian.
Trả lời:
Các từ ngữ giữ vai trò là phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn: từ ngữ thay thế (nó trong câu (2) và (4) thay cho thiên hà khổng lồ NGK4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca trong câu (1) và thiên hà trong câu (3)); từ ngữ lặp lại (thiên hà xuất hiện ba lần; bánh xe xuất hiện hai lần). Các phương tiện liên kết này bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu trong đoạn văn. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thể hiện chủ đề của đoạn văn: miêu tả thiên hà khổng lồ NGK 4565.
Bài tập 5. trang 13, 14, 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi đi cạnh Nê-mô (Nemo) hướng theo ngọn lửa dẫn đường ấy. Đáy biển lúc đầu còn bằng phẳng, sau dâng cao dần. Chúng tôi chống gậy bước những bước dài nhưng chậm vì đáy biển đầy tảo và đá dăm...
[...] Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hoá đá vì tác động của muối biển...
Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết!
Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát
Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt.
Tôi hiểu rõ rằng những điều tôi miêu tả về cuộc tham quan dưới đáy biển này
chắc các bạn sẽ cho là chuyện bịa hoàn toàn! Nhưng không, tôi không mơ ngủ đâu! Tất cả những cái đó tôi đều nhìn thấy tận mắt!
[...] Trước mắt tôi hiện ra một thành phố chết: những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn. Xa xa là những ống dẫn nước khổng lồ. Xa hơn một chút là vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào. Xa hơn nữa là những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.
Tôi đang ở đâu? Ở đâu? Tôi muốn biết điều đó, muốn biết điều đó dù có phải
vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu!
Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi đừng làm
như vậy. Sau đó, ông ta lấy một viên đá trắng mềm viết lên tường một chữ: ÁT-LAN-TÍCH (ATLANTIS).
Át-lan-tích! Đó là một lục địa mà sự tồn tại được nhiều nhà bác học tranh cãi.
Lục địa đó đã nằm trước mắt tôi với tất cả những bằng chứng của tai hoạ đã xảy ra!
Cách đây nhiều thế kỉ, những trận lũ lụt và động đất đã hoành hành trên hành tinh của chúng ta. Chỉ cần một đêm và một ngày là lục địa Át-lan-tích đã bị xoá sạch khỏi mặt đất. Chỉ có những ngọn núi cao nhất là còn được trông thấy ngày nay!
Tôi nhớ lại tất cả những điều đó khi đọc chữ “Át-lan-tích” của Nê-mô. Số phận kì lạ đã đưa tôi đến ngọn núi của lục địa đã bị mất! Tôi được sờ mó vào những hòn đá của những toà nhà đồng thời với các thời đại địa chất! Tôi được bước chân lên mảnh đất mà những người nguyên thuỷ đã đi! Dưới chân tôi lạo xạo những vật hoá thạch đã sống ở thời kì xa xưa nhất dưới bóng cây giờ đây đã biến thành đá.
(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2020, tr. 300 - 304)
Trả lời
Đoạn trích viết về cuộc tham quan đáy biển của nhân vật “tôi” và thuyền trưởng Nê-mô. Sự việc không thể xảy ra trong thực tế, ít nhất là theo hiểu biết và kinh nghiệm của con người cho đến nay. Bởi đến tận ngày nay, con người vẫn chưa thể chinh phục đáy biển sâu.
Trả lời:
Nhân vật “tôi” đã đặt chân đến thành phố Át-lan-tích. Những chi tiết miêu tả thành phố:
- Thành phố chết
- Những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn
- Những ống dẫn nước khổng lồ
- Vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào
- Những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.
Trả lời:
Theo huyền thoại, Át-lan-tích là một thành phố đã từng tồn tại cách đây khoảng mười nghìn năm, ở vùng lục địa Á - Âu. Thành phố vĩ đại này đã chìm xuống dưới đáy Địa Trung Hải sau một cơn động đất hoặc sóng thần. Sự tồn tại cũng như biến mất bí ẩn của thành phố huyền thoại này cho đến nay vẫn luôn thu hút sự tìm tòi và khám phá của các nhà khoa học, nhà thám hiểm trên thế giới.
(1) Tôi đang ở đâu? (2) Ở đâu? (3) Tôi muốn biết điều đó, muốn biết điều đó dù có phải vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu!
(4) Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi đừng làm như vậy.
Trả lời:
Các từ ngữ giữ vai trò là phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn trong đoạn trích: từ ngữ lặp lại (ở đâu xuất hiện hai lần); từ ngữ thay thế (điều đó ở câu (3) thay thế cho ở đâu ở câu (2), làm như vậy ở câu (4) thay thế cho vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu ở câu (3)); quan hệ từ nhưng có vai trò nối hai đoạn với nhau.
Các phương tiện liên kết này bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn trong đoạn trích. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu, đoạn văn tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thể hiện sự tò mò, háo hức muốn khám phá nơi mình đặt chân đến của nhân vật.
Câu 5 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:
Trước mắt tôi hiện ra một thành phố chết: những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn. Xa xa là những ống dẫn nước khổng lồ. Xa hơn một chút là vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào. Xa hơn nữa là những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.
Trả lời:
Nội dung chính của đoạn văn nói về một thành phố “chết” Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: miêu tả dựa trên nguyên tắc phối cảnh từ gần đến xa, sử dụng phương tiện liên kết là các từ ngữ chỉ các cấp độ so sánh (xa xa, xa hơn một chút, xa hơn nữa). Đầu tiên là nơi gần nhất, tại vị trí mình đứng, người kể chuyện thấy những toà nhà đổ nát và những đền đài hoang tàn. Từ vị trí đó, người kể chuyện phóng tầm mắt ra xa hơn một chút và xa hơn nữa để nhìn bao quát toàn thành phố dưới đáy biển.
Bài tập 6. trang 15, 16, 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đó là phi thuyền của bố bay qua thị trấn của chúng tôi, một thị trấn nhỏ nơi
phi thuyền không gian sẽ không bao giờ hạ cánh, và mẹ con tôi sẽ nằm thức suốt hai tiếng đồng hồ tiếp theo, thầm nghĩ, “Giờ bố đã hạ cánh ở Spờ-rinh-phiu (Springfield), giờ bố đang ở trên đường băng, giờ bố đang kí giấy tờ, giờ bố đã lên trực thăng, giờ bố đang bay qua sông, qua đồi, giờ bố đang hạ trực thăng xuống sân bay nhỏ ở Làng Xanh...” Và khi buổi đêm đã trôi qua được gần nửa, trên hai cái giường đã lạnh dần, mẹ và tôi cứ nằm lắng nghe mãi. “Giờ thì bố đang đi xuống Beo (Bell). Lúc nào bố cũng đi bộ... không bao giờ bắt taxi... giờ bố băng qua công viên, giờ rẽ qua góc đường Oắc-ớt (Oakhurst), và giờ thì... .”
Tôi nhấc đầu lên khỏi gối. Xa tít dưới phố, tiến đến mỗi lúc một gần hơn, nhanh nhẹn, mau mắn, lẹ làng - là tiếng bước chân. Giờ tiếng bước chân rẽ vào nhà chúng tôi, lên hiên trước. Và chúng tôi cùng mỉm cười trong bóng tối se lạnh, mẹ và tôi, khi nghe thấy tiếng cửa trước mở khi nhận ra người nhà, phát ra một tiếng chào đón khe khẽ, rồi đóng lại dưới nhà...
Ba tiếng sau, tôi khe khẽ vặn nắm đấm đồng ở cửa phòng bố mẹ, nín thở, rón
rén đi qua bóng tối mênh mông như khoảng cách giữa các hành tinh, tay vươn về phía cái va li nhỏ màu đen ở đuôi giường nơi bố mẹ tôi đang ngủ. Tôi chộp lấy nó và lặng lẽ chạy về phòng mình, thầm nghĩ, bố sẽ không cho mình biết, bố không muốn mình biết.
Và từ cái va li mở rộng, bộ đồng phục đen của bố bung ra như một tinh vân
đen, trên lớp vải đây đó lấp lánh những vì sao xa xăm. Tôi mân mê lớp vải đen giữa hai bàn tay nóng hổi của mình; tôi ngửi thấy mùi kim loại của sao Hoả, mùi lá trường xuân xanh tươi của sao Kim, mùi lưu huỳnh và lửa của sao Thuỷ; và tôi ngửi thấy cả mùi của Mặt Trăng trắng sữa và những vì sao cứng rắn. Tôi nhét bộ đồng phục vào cái máy li tâm tôi đã làm trong xưởng kĩ thuật lớp Chín của tôi năm đó, rồi bật máy lên. Chẳng mấy chốc một lớp bột mịn đã rơi vào một cái bình cổ cong. Tôi đẩy nó vào dưới kính hiển vi. Và trong khi bố mẹ tôi ngủ say không biết gì, trong khi cả ngôi nhà cũng say ngủ, những lò nướng tự động, rô-bốt phục vụ và cọ rửa đã chìm vào giấc ngủ điện tử, tôi nhìn xuống những hạt bụi sáng rực của sao băng, đuôi sao chổi và đất mùn từ sao Thổ xa xôi lấp lánh như chính những hành tinh, kéo tôi qua ống kính hiển vi để bay hàng tỉ dặm vào vũ trụ, với một gia tốc kinh hồn.
Lúc bình minh, mệt nhoài sau chuyến hành trình của mình và sợ bị phát hiện,
tôi trả bộ đồng phục đã gói gọn vào va li về phòng bố mẹ.
Sau đó tôi ngủ, rồi bị đánh thức bởi tiếng còi của chiếc xe giặt khô vừa đỗ lại trước sân. Họ lấy bộ đồng phục đen đem đi. Thật may là mình đã không đợi, tôi thầm nghĩ. Vì một tiếng sau bộ đồng phục sẽ được trả về, mọi đích đến và hành trình đều đã bị gột sạch khỏi nó.
Tôi ngủ lại, với một ống nhỏ đựng thứ bụi thần kì đó trong túi áo, bên trên
chỗ tim đập.
(Rây Bờ-rát-bơ-ri (Ray Bradbury), Phi hành gia, in trong Người mỉnh hoạ, Lê Minh Đức địch, NXB Văn học, Hà Nội, 2019, tr. 126 - 128)
Trả lời:
Nhân vật cậu bé đã chế tạo ra chiếc máy li tâm, có khả năng tạo ra loại bột mịn thần kì, có thể đưa cậu bé đi đến những miền không gian xa xôi, nơi có những tinh cầu huyền bí.
Trả lời:
Nhân vật “tôi” nói rằng mình “ngửi thấy mùi” của các hành tinh vì cậu bé đang hình dung mình cũng có mặt ở những nơi mà phi thuyền của bố bay qua.
Trả lời:
Nhờ loại bột mịn thần kì từ bộ đồng phục của người cha là phi hành gia, cậu bé đã bay qua, đặt chân đến các hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời như sao Hoả, sao Kim, sao Thuỷ,... Em hãy vận dụng trí tưởng tượng của mình để hình dung những điều kì thú mà cậu bé đã khám phá ra trong chuyến du hành của mình. Ví dụ: Mặt Trăng có màu trắng sữa chứ không phải màu vàng như cậu thường nhìn thấy khi còn ở trên Trái Đất. Cái vệt sáng phát ra từ đuôi sao chổi chính là được kết lại từ hàng triệu hạt bụi. Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời, tưởng như chỉ có hoang mạc khô cằn của đá và bụi; nhưng cậu lại thấy màu xanh mướt mát của cây lá, thậm chí cậu ngửi thấy cả mùi của lá trường xuân xanh;...
Trả lời:
Trước hết, trái tim là cơ quan tối quan trọng của cơ thể con người, là biểu tượng của sự sống, của tình cảm và năng lực trực giác. “Trái tim đập” còn ẩn dụ cho trí tưởng tượng bắt nguồn từ trái tim. Hình ảnh cậu bé để chiếc ống nhỏ đựng bụi thần kì vừa đưa cậu đi du hành không gian trong túi áo, “bên trên chỗ tim đập như muốn ẩn dụ cho khao khát mãnh liệt của cậu bé muốn nối dài bất tận những phút giây kì diệu vừa trải qua. Khi bạn có một trái tim không ngừng say mê và khao khát khám phá thế giới, chính bạn sẽ làm nên điều kì diệu cho cuộc đời mình.
Đó là phi thuyền của bố bay qua thị trấn của chúng tôi, một thị trấn nhỏ nơi
phi thuyền không gian sẽ không bao giờ hạ cánh, và mẹ con tôi sẽ nằm thức suốt hai tiếng đồng hồ tiếp theo, thầm nghĩ, “Giờ bố đã hạ cánh ở Spờ-rinh-phiu, giờ bố đang ở trên đường băng, giờ bố đang kí giấy tờ, giờ bố đã lên trực thăng, giờ bố đang bay qua sông, qua đồi, giờ bố đang hạ trực thăng xuống sân bay nhỏ ở Làng Xanh... Và khi buổi đêm đã trôi qua được gần nửa, trên hai cái giường đã lạnh dần, mẹ và tôi cứ nằm lắng nghe mãi. “Giờ thì bố đang đi xuống Beo. Lúc nào bố cũng đi bộ... không bao giờ bắt taxi... giờ bố băng qua công viên, giờ rẽ qua góc đường Oắc-ớt, và giờ thì...”
Trả lời:
Công dụng của dấu chấm lửng và dấu ngoặc kép trong đoạn văn:
- Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp (suy nghĩ của hai mẹ con cậu bé về bố):
+ “Giờ bố đã hạ cánh ở Spờ-rinh-phiu, giờ bố đang ở trên đường băng, giờ bố đang kí giấy tờ, giờ bố đã lên trực thăng, giờ bố đang bay qua sông, qua đồi, giờ bố đang hạ trực thăng xuống sân bay nhỏ ở Làng Xanh...”
+ “Giờ thì bố đang đi xuống Beo. Lúc nào bố cũng đi bộ... không bao giờ bắt taxi... giờ bố băng qua công viên, giờ rẽ qua góc đường Oắc-ớt, và giờ thì...“
- Các dấu chấm lửng ở trong đoạn trích thể hiện lời nói bỏ dở. Phần bị bỏ dở ở dấu chấm lửng sau Làng Xanh cũng có thể coi là ý chưa liệt kê hết.
(1) Tôi nhấc đầu lên khỏi gối. (2) Xa tít dưới phố, tiến đến mỗi lúc một gần hơn, nhanh nhẹn, mau mắn, lẹ làng - là tiếng bước chân. (3) Giờ tiếng bước chân rẽ vào nhà chúng tôi, lên hiên trước. (4) Và chúng tôi cùng mỉm cười trong bóng tối
se lạnh, mẹ và tôi, khi nghe thấy tiếng cửa trước mở khi nhận ra người nhà, phát ra một tiếng chào đón khe khẽ, rồi đóng lại dưới nhà...
Trả lời:
Không thể sắp xếp các câu trong đoạn văn theo một trật tự khác, bởi vì các câu đang được sắp xếp theo trật tự tuyến tính, đảm bảo tính mạch lạc và liên kết của văn bản, nhằm nêu bật chủ đề mà đoạn văn muốn nói tới: hình dung của hai mẹ con cậu bé về lộ trình (quen thuộc) trở về nhà của người cha sau khi rời phi thuyền. Lộ trình này theo hướng từ xa đến gần, từ dưới phố bước lên hiên nhà và vào nhà.
Viết trang 18
Trả lời:
- Về nội dung: Kể về một sự việc có thật xung quanh cuộc đời của người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến bay vào vũ trụ là I-u-ri A-lếch-xây-ê-vích Ga-ga-rin (Yuri Alekseyevich Gagarin). Em có thể tìm kiếm thông tin trên sách báo hoặc in-tơ-nét. Lưu ý, không được sao chép nguyên xi câu chuyện người khác đã kể. Em chỉ nên dựa vào câu chuyện để kể lại bằng ngôn ngữ của mình, theo cách kể của mình. Gợi ý:
+ Hành trình biến ước mơ chinh phục bầu trời từ thời niên thiếu thành hiện thực của I-u-ri A-lếch-xây-ê-vích Ga-ga-rin.
+ Chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của I-u-ri A-lếch-xây-ê-vích Ga-ga-rin.
- Về hình thức: Đoạn văn có dung lượng từ 7 đến 10 câu, được bắt đầu bằng chỗ lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm câu.
- Về cách triển khai: Tham khảo phần Viết trong SGK (tr. 45 - 48). Chú ý: Phần Viết trong SGK yêu cầu viết một bài trọn vẹn, còn bài tập này chỉ yêu cầu viết một đoạn văn.
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ người Nga Yuri Alekseyevich Gagarin bay vào vũ trụ trên con tàu Vostok I (Phương Đông I), đánh dấu sự mở đầu của kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Đây là lần đầu tiên giấc mơ chinh phục không gian của loài người trở thành hiện thực. Sáng 12/4/1961, Thiếu tá Yuri Alekseyevich Gagarin kiểm tra kỹ lại bộ đồ du hành, gồm hai mảnh áo phao, các dây chằng... và mũ bảo hiểm. Gagarin lên khoang tên lửa Vostok I, xem xét lại toàn bộ các nút điều khiển. Sau đó, anh ngồi vào khoang lái và thư giãn chờ lệnh. Đúng 9 giờ 07 (giờ Mátxcơva), một tiếng nổ kinh khủng, năm tên lửa đồng thời phát hỏa, “Vostok I” lao vút lên khoảng không, mang theo Yuri Gagarin. Lần đầu tiên một con người được thử sức với với một gia tốc lớn khủng khiếp: Tên lửa tăng tốc đều đặn tới 8 km/s, khi tới độ cao trên 300 km. Sau 108 phút bay (trong đó có 90 phút bay trên quỹ đạo Trái đất), đúng 10 giờ 55, tàu vũ trụ Vostok I đã hạ cánh an toàn xuống một cánh đồng bên bờ sông Volga ở vùng Xaratốp, cách Mátxcơva gần 600 km về phía đông nam.
Nói và Nghe trang 18
Trả lời:
Em có thể chuẩn bị bài nói theo gợi ý:
- Lựa chọn vấn đề: Du lịch thực tế ảo liệu có thể thay thế du lịch thực tế trong thời đại số hoá 4.0 hiện nay không?
- Đặt ra các câu hỏi và tự trả lời để tìm ý cho bài nói: Du lịch thực tế ảo là gì? Du lịch thực tế ảo hiện nay có được nhiều người quan tâm không? Tại sao họ lại chọn hình thức du lịch này? Việc trải nghiệm mô phỏng có cần giống y như thật hay không? Tương tác giữa con người với thế giới ảo sẽ đem lại cảm nhận như thế nào? Nếu chúng ta chỉ ngồi một chỗ mà có thể chu du khắp nơi trên thế giới thì liệu ngành du lịch có bị “xoá sổ” hay không?
- Sắp xếp các ý tìm được thành một dàn ý và trình bày bài nói (tham khảo hướng dẫn cụ thể ở phần Nói và nghe trong SGK (tr. 48 - 50)).
* Bài nói mẫu tham khảo:
Du lịch thực tế ảo – Tương lai của ngành công nghiệp không khói
Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality) đang dần làm thay đổi nhiều khối ngành kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp không khói là du lịch, nhờ vào công nghệ VR, một khái niệm hoàn toàn mới đã được định hình đó là “Du lịch thực tế ảo”.
Du lịch thực tế ảo là gì?
Với sự khó tính ngày càng gia tăng của cộng đồng người du lịch, những hình ảnh, video thông thường cho đến các ấn phẩm 360 hiện đại vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu muốn tìm hiểu và trải nghiệm chân thật nhất địa điểm tham quan mọi lúc, mọi nơi.
Du lịch thực tế ảo ra đời dựa trên nền tảng công nghệ thực tế ảo số hóa hiện đại, là một kết quả tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trên khắp thế giới.
Bước đầu của du lịch thực tế ảo đó chính là công việc số hóa không gian thực, thông qua những thiết bị chuyên dụng, chúng ta có thể scan tất cả các không gian từ khu du lịch, bảo tàng, khách sạn, resort, điểm vui chơi giải trí,… Với độ chính xác của tất cả vật thể, môi trường thu thập được lên đến 100% so với không gian thực tế (sai số 1%).
Sau khi thực hiện bước số hóa, dữ liệu thu thập sẽ được xử lý và đưa lên môi trường 3D thực tế ảo. Người du lịch từ khắp nơi trên thế giới từ đây có thể trải nghiệm không gian được số hóa bằng thiết bị 3D sống động như kính VR, hoặc màn hình hiển thị 2D thông thường như điện thoại, máy tính, ipad,…
Du lịch thực tế ảo có gì nổi bật so với du lịch truyền thống?
Trước đây đối với ngành du lịch truyền thống, đông đảo du khách sẽ tiếp cận và tìm hiểu địa điểm du lịch thông qua các hình ảnh và video có trên Internet. Đối với cộng đồng những người thường xuyên đi du lịch, họ sẽ trở nên thông minh và khó tính hơn, họ không chỉ quan sát hình ảnh và video mà còn quan tâm đến những KOLs (người có sức ảnh hưởng), những cá nhân đi trước đã chia sẻ, review về nơi mà họ muốn đến.
Tuy nhiên, những hoạt động review cũng đang ngày một được điều hướng theo chiều tích cực. Chính vì vậy, giữa hàng sa số những địa điểm du lịch, du khách trở nên phân tâm và khó lựa chọn, họ bắt đầu xuất hiện mong muốn được trải nghiệm chân thật nhất về địa điểm tham quan trước khi chọn đến trực tiếp, hay thậm chí xuất hiện xu hướng du lịch tại nhà với chi phí rẻ hơn, tránh được những rủi ro và kỳ vọng không đạt được.
Với du lịch thực tế ảo, công nghệ ra đời đúng lúc giải quyết các nhu cầu của du khách khắp nơi trên thế giới. Nếu bạn muốn du lịch tiết kiệm tại nhà, chỉ cần đeo thiết bị VR, mang headphone cùng vài thao tác đơn giản, bạn sẽ hoàn toàn đứng tại không gian nơi mà bạn muốn đến, di chuyển từng bước, quan sát trọn vẹn xung quanh, và tương tác với các đồ vật.
Còn nếu bạn mong muốn tham khảo trước địa điểm nơi đến, chỉ cần những thiết bị thông thường như điện thoại, máy tính, ipad,… Bạn có thể quan sát được toàn bộ không gian được số hóa. Độ chân thực của công nghệ giúp bạn hoàn toàn tin tưởng vào địa điểm mà bạn sắp đến thăm quan, từ đó giúp bạn dễ dàng ra quyết định, lựa chọn đúng đắn nơi đến phù hợp với sở thích.
Cơ hội thúc đẩy ngành du lịch của các doanh nghiệp.
Du lịch thực tế ảo được cộng đồng người du lịch biết đến với nhiều ý kiến trái chiều, một số cho rằng du lịch thực tế vẫn thú vị hơn, cảm xúc hơn; một số khác lại ủng hộ việc du lịch thực tế ảo bởi sự tiện lợi, chi phí thấp hơn, và tránh được các rủi ro. Tuy nhiên, thực tế mà nói du lịch thực tế ảo xét về mặt nào cũng sẽ đem đến lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch.
Đối với cộng đồng du khách đang có mong muốn du lịch tại nhà, việc số hóa không gian, địa điểm tham quan sẽ cung cấp năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc sớm tiếp cận những đối tượng này. Ngược lại, đối với những du khách thích được trải nghiệm trực tiếp, họ cũng sẽ thích thú khi được tiếp xúc và trải nghiệm với không gian thực tế ảo của điểm đến trước khi ra quyết định, chắc chắn không gian 3D sẽ thu hút họ hơn so với hình ảnh, video thông thường.
Như vậy, có thể nói du lịch thực tế ảo là một trong các giải pháp quảng hình ảnh du lịch, một cơ hội thúc đẩy ngành du lịch, hay thậm chí trong tương lai có thể là một xu hướng của ngành công nghiệp không khói này. Do đó, mặc dù vẫn có những thử thách nhất định, nhưng việc tiên phong sử dụng công nghệ mới này có thể đem đến những triển vọng bất ngờ cho các đơn vị kinh doanh du lịch.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: