Giải SBT Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 8 Bài 9. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 8 Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

A. Trắc nghiệm

Bài tập 1 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.

Câu 1.1 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Ở Đàng Ngoài, trong các thế kỉ XVI - XVIII, nền sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng là do

A. những cuộc xung đột kéo dài.

B. thủ công nghiệp được chú trọng hơn.

C. diện tích ruộng công tăng lên.

D. chưa thực hiện chính sách khai hoang.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.2 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Tình trạng nào diễn ra ngày càng phổ biến trong nông nghiệp Đàng Ngoài ở các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Ruộng tư bị biến thành ruộng công.

B. Ruộng công bị biến thành ruộng tư.

C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

D. Nông dân được chia ruộng đất.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.3 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Tình hình nông nghiệp Đàng Trong có gì khác với nông nghiệp Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Có bước phát triển rõ rệt.

B. Sa sút nghiêm trọng.

C. Nông dân bị bần cùng hoá.

D. Địa chủ lớn lấn chiếm đất.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.4 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Sự phát triển của nông nghiệp đã có tác động nào đến xã hội Đàng Trong trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Hình thành tầng lớp quan lại.

B. Bắt đầu hình thành tầng lớp địa chủ.

C. Hình thành tầng lớp địa chủ lớn.

D. Bắt đầu phân hoá xã hội.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.5 trang 40 SBT Lịch Sử 8:Điểm chung của tình hình thủ công nghiệp nhà nước ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI - XVIII là gì?

A. Các quan xưởng không còn hoạt động.

B. Các quan xưởng chỉ sản xuất vũ khí.

C. Các quan xưởng vẫn được duy trì.

D. Các quan xưởng chỉ may trang phục.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.6 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Tình hình thủ công nghiệp trong nhân dân ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI - XVIII

A. phát triển mạnh mẽ hơn trước.

B. kém phát triển hơn trước.

C. chỉ phát triển nghề gốm.

D. chỉ phát triển nghề dệt.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.7 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Biểu hiện phát triển của buôn bán trong nước ở các thế kỉ XVI - XVIII là

A. hình thành mạng lưới chợ.

B. hình thành các làng nghề.

C. hình thành các đô thị lớn.

D. hình thành các quan xưởng.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.8 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Biểu hiện phát triển của ngoại thương nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là

A. sự hình thành các làng nghề.

B. sự khởi sắc của nhiều đô thị.

C. sự ra đời các đô thị.

D. sự hình thành các quan xưởng.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.9 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Ở Đàng Ngoài, bên cạnh Thăng Long (Kẻ Chợ), đô thị nào cũng trở thành một trung tâm buôn bán lớn?

A. Phố Hiến.

B. Thanh Hà.

C. Hội An.

D. Gia Định.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.10 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Càng thị lớn nhất hình thành, phát triển trong các thế kỉ XVII - XVIII ở Đàng Trong là

A. Phổ Hiến.

B. Thanh Hà.

C. Hội An.

D. Gia Định.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Câu 1.11 trang 40 SBT Lịch Sử 8:Tôn giáo nào mới được truyền bá vào nước ta ở thế kỉ XVI và lan truyền trong cả nước ở thế kỉ XVIII?

A. Phật giáo

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Công giáo.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.12 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Việc nhân dân ta vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống trong làng xã thể hiện điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết, yêu nước.

B. Tinh thần đoàn kết, chống ngoại xâm.

C.Thờ cúng tổ tiên, người anh hùng.

D. Đề cao học tập, thi cử.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.13 trang 40 SBT Lịch Sử 8: Cùng với sự truyền bá của Công giáo, văn hoá nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII có thành tựu mới nào?

A. Chính quyền đề cao học tập, thi cử.

B. Chữ Quốc ngữ được sáng tạo.

C. Chữ Nôm được sáng tạo.

D. Chữ La-tinh được sử dụng.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.14 trang 40 SBT Lịch Sử 8:Ý nào sau đâykhôngphản ánh đúng về tình hình văn học nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước.

B. Văn học chữ Hán phát triển mạnh hơn trước.

C. Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại.

D. Nhiều tác phẩm thơ Nôm, truyện Nôm nổi tiếng ra đời.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Bài tập 2 trang 42 SBT Lịch Sử 8:Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và sửa lại câu sai cho đúng.

1. Thế kỉ XVI - XVIII, tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều bị sa sút nghiêm trọng do các cuộc xung đột kéo dài.

2. Người nông dân ở Đàng Ngoài bị mất ruộng đất buộc phải lĩnh canh, nộp tô cho địa chủ, nộp thuế cho Nhà nước.

3. Nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

4. Chính quyền phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều duy trì hoạt động của các quan xưởng.

5. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy buôn bán mở rộng vào nửa sau thế kỉ XVIII.

6. Đến nửa sau thế kỉ XVIII, thành thị suy tàn dần là do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

Lời giải:

- Các câu đúng là: 2, 3, 4, 6

- Các câu sai là:

+ Câu số 1 => sửa lại: Thế kỉ XVI - XVIII, Sản xuất nông nghiệp Ở Đàng Ngoài bị sa sút nghiêm trọng; trong khi đó, ở Đàng Trong, do khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên, sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Câu số 5 => sửa lại: Đến nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị dần suy tàn do các chính quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

Bài tập 3 trang 43 SBT Lịch Sử 8

Câu 3.1 trang 43 SBT Lịch Sử 8: Em tìm các từ phù hợp điền vào chỗ trống (...) trong các câu dưới đây.

“Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch ...(1)... về xây”?

“Thứ nhất ...(2)...

Thứ nhì Phố Hiến

“...(3)... nối nghiệp vì đời

Gần xa đều biết tiếng người Hiền Lương.

Lời giải:

Điền các thông tin theo thứ tự sau:

(1) Bát Tràng; (2). Kinh Kì; (3). Nghề rèn.

Câu 3.2 trang 43 SBT Lịch Sử 8: Em biết thêm điều gì thông qua các câu thơ trên?

Lời giải:

Các câu thơ cho biết thêm về tình hình kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Câu 3.3 trang 43 SBT Lịch Sử 8: Các địa danh được nhắc đến trong các câu trên là địa danh nào hiện nay?

Lời giải:

Các địa danh được nhắc đến: Bát Tràng (thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), Kinh Kì (Thăng Long xưa, Hà Nội ngày nay), Phố Hiến (Hưng Yên), Hiền Lương (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế).

Bài tập 4 trang 43 SBT Lịch Sử 8:Hãy lựa chọn các từ hoặc cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn thành đoạn thông tin về tình hình văn hoá nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII.

phục hồi, đề cao, truyền đạo, ghi âm, khoa học, Công giáo, dân tộc, chữ Nôm, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, chính quyền phong kiến vẫn tiếp tục ...(1)... Nho giáo trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thời Lê sơ, lại được ...(2)... ở các thế kỉ này. Từ năm 1533, ...(3)... được truyền bá vào nước ta. Các giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để ...(4)... Họ dùng chữ cái La-tinh để ...(5)... tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và ...(6)...

Văn học ...(7)... phát triển mạnh hơn trước với các tác giả tiêu biểu như ... (8)..., Phùng Khắc Khoan, ...(9)... Sự phát triển của văn học dân gian thể hiện ý thức ...(10)... sâu sắc và tô đẹp thêm đời sống tinh thần của người dân.

Lời giải:

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, chính quyền phong kiến vẫn tiếp tục đề cao Nho giáo trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thời Lê sơ, lại được phục hồi ở các thế kỉ này. Từ năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta. Các giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.

Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ Sự phát triển của văn học dân gian thể

B. Tự luận

Bài tập 1 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Hãy tóm tắt nét chính về tình hình kinh tế ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII theo bảng dưới đây.

Lĩnh vực

Sự chuyển biến

Nông nghiệp

..................................................

- Đàng Ngoài

..................................................

- Đàng Trong

..................................................

Thủ công nghiệp

..................................................

Thương nghiệp

..................................................

Lời giải:

Lĩnh vực

Sự chuyển biến

Nông nghiệp

 

- Đàng Ngoài

- Sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng do những cuộc xung đột kéo dài.

- Đàng Trong

- Sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ công nghiệp

- Các quan xưởng được duy trì.

- Các nghề thủ công trong nhân dân phát triển mạnh mẽ hơn.

Thương nghiệp

- Hoạt động buôn bán trong dân đã trở nên phổ biến.

- Ngoại thương phát triển mạnh.

- Trong các thế kỉ XVII – XVIII, nhiều đô thị được hưng khởi do sự phát triển của thương mại.

Bài tập 2 trang 44 SBT Lịch Sử 8

Câu 2.1 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Hãy cho biết sự chuyển biến về văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Lời giải:

- Về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.

+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta và dần gây dựng được ảnh hưởng trong quần chúng.

+ Tại các làng, xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,...

- Về chữ viết: trong quá trình truyền Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.

- Về văn học:

Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.

+ Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.

+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiếu lâm, thể thơ lục bát và song thất lục bát,…

- Về nghệ thuật dân gian:

+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.

+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng,... Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...

Câu 2.2 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Em ấn tượng với chuyển biến, thành tựu nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

Em ấn tượng nhất với thành tựu về chữ Quốc ngữ. Vì:

+ So với các loại chữ viết trước đó (là chữ Hán và chữ Nôm), chữ Quốc ngữ có nhiều ưu điểm nổi bật, như: số lượng chữ cái ít nhưng khả năng ghép chữ linh hoạt; tiện lợi, dễ dàng ghi nhớ và có thể phổ biến trên diện rộng,…

+ Chữ Quốc ngữ vẫn được người dân Việt Nam sử dụng cho đến ngày nay.

Bài tập 3 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Em hãy đọc đoạn thông tin sau và cho biết ông là ai? Tìm hiểu thông tin qua sách, báo, internet và giới thiệu những con đường, ngôi trường,... hiện nay mang tên ông.

Thông tin: Ông sinh ra tại làng Hoa Trai (Tĩnh Gia - Thanh Hoá). Ông vừa là nhà quân sự có tài, vừa là một nhà thơ, nhà văn hoá lớn. Ông có công giúp chúa Nguyễn xây dựng hệ thống Luỹ Thầy, phát triển nghề hát Bội ở Đàng Trong và là người khởi thảo tuồng Sơn Hậu.

Lời giải:

- Nhân vât: Đào Duy Từ

Một số con đường, ngôi trường.... nào mang tên danh nhân Đào Duy Từ:

+ Trường THCS Đào Duy Từ (số 101E1, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội).

+ Đường Đào Duy Từ (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

+ …

Bài tập 4 trang 44 SBT Lịch Sử 8

Câu 4.1 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy cho biết: Làng thủ công nào ở Việt Nam được hình thành từ các thế kỉ XVI - XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay?

Lời giải:

Làng nghề:

+ Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh); tranh Hàng Trống (Hà Nội); làng Sình (Thừa Thiên Huế)…

+ Làng đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng).

+ Làng làm đường mía Bảo An (Quảng Nam).

Câu 4.2 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Hãy đề xuất ít nhất một giải pháp để bảo tồn các làng nghề đó.

Lời giải:

Đề xuất biện pháp bảo tồn:

+ Xây dựng quy hoạch tổng thể và vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề.

+ Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

+ Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm.

+ Tôn vinh các nghệ nhân; đẩy mạnh các hoạt động học hỏi, truyền nghề cho thế hệ trẻ.

+ ….

Xem thêm các lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Câu hỏi liên quan

Làng nghề:
Xem thêm
- Nhân vât: Đào Duy Từ
Xem thêm
Điền các thông tin theo thứ tự sau:
Xem thêm
Chọn đáp án A
Xem thêm
Em ấn tượng nhất với thành tựu về chữ Quốc ngữ. Vì:
Xem thêm
Chọn đáp án A
Xem thêm
Chọn đáp án B
Xem thêm
Chọn đáp án C
Xem thêm
Chọn đáp án A
Xem thêm
Chọn đáp án C
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII (kntt)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!