Giải Chuyên đề Tin học 11 Bài 13 (Kết nối tri thức): Kĩ thuật duyệt quay lui

1900.edu.vn giới thiệu giải Chuyên đề học tập Tin học 11 Bài 13: Kĩ thuật duyệt quay lui sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Tin học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Tin học 11 Bài 13: Kĩ thuật duyệt quay lui

Khởi động trang 56 Chuyên đề Tin học 11: Chúng ta đã biết từ bài học trước, thiết lập các thuật toán duyệt sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mô hình và cấu trúc của miền dữ liệu cần tìm kiếm. Từ lâu các nhà khoa học đã nhìn thấy rất nhiều bài toán khó không tìm được cách duyệt hữu hiệu, điển hình nhất là bài toán tìm đường đi trong mê cung.

Chúng ta đã biết từ bài trước, thiết lập thuật toán duyệt phụ thuộc vào mô hình và cấu trúc của miền dữ liệu

Hình 13.1. Mê cung

Trong trò chơi mê cung (xem hình) em cần tìm một đường đi xuất phát từ lối vào và ra khỏi mê cung tại lối ra. Em có đề xuất gì để giải bài toán này.

Lời giải:

Đề xuất: Xuất phát từ vị trí gốc, thuật toán sẽ gọi hàm tìm bước đi tiếp theo. Nếu thực hiện được một bước đi thì gọi lại hàm để tìm bước đi tiếp theo. Nếu không tìm thấy đường đi thì cần "quay lui" về vị trí trước đó để tìm đường đi khác. Cứ như vậy cho đến khi ra được khỏi mê cung

1. Kĩ thuật duyệt quay lui

Hoạt động 1 trang 57 Chuyên đề Tin học 11: Đọc, trao đổi và thảo luận về ý tưởng thuật toán quay lui của bài toán tìm đường đi trong mê cung.

Lời giải:

Ý tưởng của thuật toán duyệt quay lui là luôn tìm cách đi tiếp theo. Xuất phát từ vị trí gốc, thuật toán sẽ gọi hàm tìm bước đi tiếp theo. Nếu thực hiện được một bước đi thì gọi lại hàm để tìm bước đi tiếp theo. Nếu không tìm thấy đường đi thì cần "quay lui" về vị trí trước đó để tìm đường đi khác. Thuật toán sẽ sử dụng kĩ thuật đệ quy khi gọi hàm cho bước đi tiếp theo.

Đọc, trao đổi và thảo luận về ý tưởng thuật toán quay lui của bài toán tìm đường

Câu hỏi 1 trang 57 Chuyên đề Tin học 11: Khi đã thực hiện hết các bước lặp tại dòng 2 ở trên thì hàm có dừng không?

Lời giải:

Khi đã thực hiện hết các bước lặp tại dòng 2 ở trên thì hàm không dừng. Nếu đã đến đích thì thông báo tìm thấy thấy nghiệm tại dòng thứ 7, nếu chưa tìm thấy thì gọi đệ quy lại hàm gốc để đi tiếp tại dòng 10. Nếu không thể đi tiếp thì quay lui tại dòng 11, xóa dấu vết và quay lại vòng lặp 2.

Câu hỏi 2 trang 57 Chuyên đề Tin học 11: Lệnh gọi hàm chính của chương trình trên là gì?

Lời giải:

Lệnh gọi hàm chính của chương trình trên là dòng số 2, lặp trên tập hợp các khả năng có thể đi tiếp

Câu hỏi 3 trang 57 Chuyên đề Tin học 11: Nếu yêu cầu bổ sung thêm 1 lệnh “Nếu thấy thì thông báo và dừng chương trình” thì lệnh này sẽ đặt ở đâu trong chương trình trên?

Lời giải:

Lệnh “Nếu thấy thì thông báo và dừng chương trình” đặt ở trước dòng lệnh số 9.

2. Mô hình tổng quát của thuật toán duyệt quay lui

Hoạt động 2 trang 57 Chuyên đề Tin học 11: Quan sát, thực hiện và thảo luận các bước thiết kế mô hình tổng quát của kĩ thuật duyệt quay lui

Lời giải:

Mô hình thuật toán quay lui tổng quát quy định việc tìm trên các dãy số nguyên x1, x2,...xk sử dụng lệnh gọi đệ quy để mô tả bước đi tiếp theo với k + 1, nếu không tìm được bước đi tiếp theo thì quay lui để tìm hướng đi khác.

Mô hình tổng quát duyệt quay lui sử dụng đệ quy như sau:

Quan sát, thực hiện và thảo luận các bước thiết kế mô hình tổng quát của kĩ thuật duyệt quay lui

Câu hỏi 1 trang 59 Chuyên đề Tin học 11: Trạng thái "quay lui" của thuật toán trên nằm ở đâu?

Lời giải:

Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi tìm được một giải pháp không hợp lệ hoặc không có giải pháp, chương trình sẽ quay lui ngược trở về trạng thái trước đó và tiếp tục thử các giá trị khác cho các biến trạng thái. Khi quay lui, chương trình sẽ trả lại các giá trị đã được duyệt trước đó và trở về trạng thái trước đó để thử các giá trị khác. Quá trình quay lui này sẽ tiếp tục cho đến khi tìm được giải pháp hoặc đã thử tất cả các giá trị khả dĩ cho các biến trạng thái.

Câu hỏi 2 trang 59 Chuyên đề Tin học 11: Có cách nào đếm được tất cả các nghiệm từ thuật toán trên được không? Nếu có thì làm cách nào?

Lời giải:

Có thể đếm tất cả các nghiệm từ thuật toán duyệt quay lui dùng đệ quy bằng cách sử dụng biến đếm và tăng giá trị của biến này mỗi khi tìm được một nghiệm hợp lệ. Khi kết thúc thuật toán, giá trị của biến đếm sẽ là số lượng nghiệm tìm được.

3. Bài toán sinh xâu nhị phân

Hoạt động 3 trang 59 Chuyên đề Tin học 11: Cùng thực hiện, trao đổi, thảo luận thiết kế chương trình sinh tất cả các dãy nhị phân độ dài n bằng kĩ thuật quay lui.

Lời giải:

Để thiết kế chương trình sinh tất cả các dãy nhị phân độ dài n bằng kĩ thuật quay lui, ta có thể sử dụng đệ quy để thêm lần lượt các số 0 và 1 vào dãy nhị phân.

Bước 1: Viết hàm để sinh dãy nhị phân độ dài n:

Cùng thực hiện, trao đổi, thảo luận thiết kế chương trình sinh tất cả các dãy nhị phân độ dài n

Bước 2: Gọi hàm generate_binary_sequence với độ dài của dãy nhị phân cần sinh:

Cùng thực hiện, trao đổi, thảo luận thiết kế chương trình sinh tất cả các dãy nhị phân độ dài n

Thu được kết quả:

Cùng thực hiện, trao đổi, thảo luận thiết kế chương trình sinh tất cả các dãy nhị phân độ dài n

Câu hỏi 1 trang 60 Chuyên đề Tin học 11: Trong chương trình 1, động tác “quay lui” nằm ở đâu?

Lời giải:

Trong chương trình 1, động tác “quay lui” nằm ở dòng 7: genBinary (A, k+1)

Câu hỏi 2 trang 60 Chuyên đề Tin học 11: Giải thích ý nghĩa của lệnh A.pop() tại dòng 8 của chương trình 2. Vì sao lệnh này không có trong chương trình 1?

Lời giải:

- Lệnh A.pop() tại dòng 8 của chương trình 2 nhằm xóa phần tử đã nhập từ bước trước khi quay lui

- Vì ở chương trình 1, dãy A được thiết lập từ trước có đủ n phần tử nên tại bước này chỉ là lệnh gán giá trị và không cần dùng lệnh pop()

- Ở Chương trình 2, dãy A ban đầu là dãy rộng, do đó A được bổ sung dần. Sau khi kết thúc lệnh gọi đệ quy ở dòng 7 cần gọi lệnh pop() ở dòng 8.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 60 Chuyên đề Tin học 11: Sửa các chương trình trên bổ sung thêm chức năng: sau khi in ra tất cả các xâu nhị phân thi thông báo tổng số nghiệm

Lời giải:

Biến count được sử dụng để đếm số lượng xâu nhị phân được sinh ra, và được khởi tạo là 0. Khi một xâu nhị phân được in ra, giá trị của count sẽ được tăng lên 1. Cuối cùng, in ra giá trị của biến count để hiển thị tổng số nghiệm.

Sửa các chương trình trên bổ sung thêm chức năng

Ví dụ n= 3:

Sửa các chương trình trên bổ sung thêm chức năng

Luyện tập 2 trang 60 Chuyên đề Tin học 11: Viết chương trình sinh tất cả các xâu (hoặc dãy) bao gồm n kí tự dạng “R”, “G” và "B"

Lời giải:

Có thể sử dụng thuật toán quay lui như sau:

Viết chương trình sinh tất cả các xâu (hoặc dãy) bao gồm n kí tự dạng R G và B

Ví dụ, nếu ta chạy đoạn code sau:

Viết chương trình sinh tất cả các xâu (hoặc dãy) bao gồm n kí tự dạng R G và B

Kết quả sẽ là tất cả các xâu bao gồm 3 kí tự "R", "G" và "B":

Viết chương trình sinh tất cả các xâu (hoặc dãy) bao gồm n kí tự dạng R G và B

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 60 Chuyên đề Tin học 11: Viết chương trình sinh tất cả các số hex (hệ đếm 16) có 3 chỉ số

Lời giải:

- Có thể sử dụng một hàm đệ quy, trong đó mỗi lần đệ quy, ta thêm một ký tự hex vào chuỗi kết quả và gọi đệ quy tiếp tục với số chỉ số còn lại.

Dưới đây là một ví dụ về cách thực hiện điều này bằng Python:

Viết chương trình sinh tất cả các số hex (hệ đếm 16) có 3 chỉ số

Ví dụ:

Viết chương trình sinh tất cả các số hex (hệ đếm 16) có 3 chỉ số

Kết quả:

Viết chương trình sinh tất cả các số hex (hệ đếm 16) có 3 chỉ số

Vận dụng 2 trang 60 Chuyên đề Tin học 11: Viết chương trình sinh xâu nhị phân thực sự có độ dài n, tức là kết quả in ra phải là các xâu kí tự chứ không phải là danh sách (list) như trong các chương trình trên

Lời giải:

Sử dụng phép cộng chuỗi để có kết quả là chuỗi xâu nhị phân cần tìm

Viết chương trình sinh xâu nhị phân thực sự có độ dài n

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Tin học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Bài toán tìm kiếm theo kĩ thuật duyệt

Bài 12: Thực hành kĩ thuật duyệt cho bài toán tìm kiếm

Bài 14: Thực hành kĩ thuật duyệt quay lui

Bài 15: Bài toán xếp hậu

Bài 16: Thực hành thiết kế thuật toán theo kĩ thuật quay lui

Câu hỏi liên quan

- Lệnh A.pop() tại dòng 8 của chương trình 2 nhằm xóa phần tử đã nhập từ bước trước khi quay lui - Vì ở chương trình 1, dãy A được thiết lập từ trước có đủ n phần tử nên tại bước này chỉ là lệnh gán giá trị và không cần dùng lệnh pop() - Ở Chương trình 2, dãy A ban đầu là dãy rộng, do đó A được bổ sung dần. Sau khi kết thúc lệnh gọi đệ quy ở dòng 7 cần gọi lệnh pop() ở dòng 8.
Xem thêm
- Có thể sử dụng một hàm đệ quy, trong đó mỗi lần đệ quy, ta thêm một ký tự hex vào chuỗi kết quả và gọi đệ quy tiếp tục với số chỉ số còn lại. Dưới đây là một ví dụ về cách thực hiện điều này bằng Python: Ví dụ: Kết quả:
Xem thêm
Đề xuất: Xuất phát từ vị trí gốc, thuật toán sẽ gọi hàm tìm bước đi tiếp theo. Nếu thực hiện được một bước đi thì gọi lại hàm để tìm bước đi tiếp theo. Nếu không tìm thấy đường đi thì cần "quay lui" về vị trí trước đó để tìm đường đi khác. Cứ như vậy cho đến khi ra được khỏi mê cung
Xem thêm
Có thể đếm tất cả các nghiệm từ thuật toán duyệt quay lui dùng đệ quy bằng cách sử dụng biến đếm và tăng giá trị của biến này mỗi khi tìm được một nghiệm hợp lệ. Khi kết thúc thuật toán, giá trị của biến đếm sẽ là số lượng nghiệm tìm được.
Xem thêm
Trong chương trình 1, động tác “quay lui” nằm ở dòng 7: genBinary (A, k+1)
Xem thêm
Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi tìm được một giải pháp không hợp lệ hoặc không có giải pháp, chương trình sẽ quay lui ngược trở về trạng thái trước đó và tiếp tục thử các giá trị khác cho các biến trạng thái. Khi quay lui, chương trình sẽ trả lại các giá trị đã được duyệt trước đó và trở về trạng thái trước đó để thử các giá trị khác. Quá trình quay lui này sẽ tiếp tục cho đến khi tìm được giải pháp hoặc đã thử tất cả các giá trị khả dĩ cho các biến trạng thái.
Xem thêm
Lệnh gọi hàm chính của chương trình trên là dòng số 2, lặp trên tập hợp các khả năng có thể đi tiếp
Xem thêm
Khi đã thực hiện hết các bước lặp tại dòng 2 ở trên thì hàm không dừng. Nếu đã đến đích thì thông báo tìm thấy thấy nghiệm tại dòng thứ 7, nếu chưa tìm thấy thì gọi đệ quy lại hàm gốc để đi tiếp tại dòng 10. Nếu không thể đi tiếp thì quay lui tại dòng 11, xóa dấu vết và quay lại vòng lặp 2.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Kĩ thuật duyệt quay lui
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!