Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 7: Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người
Lời giải:
Nguyên nhân khiến nhiều bệnh truyền nhiễm sau khi xuất hiện đã lan truyền với tốc độ nhanh chóng:
- Do điều kiện môi trường tự nhiên: Mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, nhiều cây cối rậm rạp; ô nhiễm môi trường.
- Do con người: Nơi ở, nơi làm việc không sạch sẽ; thói quen sinh hoạt hằng ngày chưa đúng; không đảm bảo vệ sinh ăn uống; vệ sinh giao tiếp với người bệnh không đúng cách; vệ sinh cơ thể không đúng cách; không tiêm ngừa đầy đủ.
I. Sự lây nhiễm, gây dịch bệnh ở người
Lời giải:
Một số nguyên nhân bệnh truyền nhiễm có thể lây lan và phát triển thành dịch:
Nguyên nhân |
Ví dụ |
Do điều kiện môi trường tự nhiên |
|
Mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, nhiều cây cối rậm rạp |
Tạo điều kiện thuận lợi cho các vật trung gian truyền bệnh như muỗi Anopheles, muỗi vằn Aedes aegypti sinh sản và phát triển. |
Ô nhiễm môi trường |
Tạo điều kiện cho sự sinh sôi của ruồi, chuột là tác nhân trung gian lây truyền dịch tả. |
Do con người |
|
Nơi ở, nơi làm việc không sạch sẽ |
Gây các bệnh về đường hô hấp khi những tác nhân gây bệnh từ môi trường xâm nhập vào cơ thể thông qua sol khí. |
Thói quen sinh hoạt hằng ngày chưa đúng |
Không rửa tay thường xuyên là nguyên nhân lây nhiễm các tác nhân qua đường tiêu hoá, hô hấp. |
Không đảm bảo vệ sinh ăn uống |
Bảo quản, chế biến thức ăn không đúng cách, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc,… dẫn đến mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá. |
Vệ sinh giao tiếp với người bệnh không đúng cách |
Không đeo găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc bệnh phẩm dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hoá, đường hô hấp. |
Vệ sinh cơ thể không đúng cách |
Các tác nhân gây bệnh phát triển gây các bệnh về da hoặc xâm nhập vào các vết thương hở. |
Không tiêm ngừa đầy đủ |
Trẻ em nếu không được tiêm ngừa đầy đủ dễ mắc các bệnh như sởi, quai bị,… |
Lời giải:
- Không phải khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì chúng ta chắc chắn sẽ mắc bệnh.
- Giải thích: Khả năng gây bệnh của các tác nhân gây bệnh phụ thuộc vào một số yếu tố sau: có con đường lây nhiễm thích hợp, có độc lực đủ mạnh và sức đề kháng của cơ thể (đặc điểm di truyền, độ tuổi, tình trạng sức khoẻ). Do đó, nếu một tác nhân xâm nhập vào cơ thể mà con đường lây nhiễm không thích hợp hoặc độc lực của tác nhân không đủ mạnh để vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể thì tác nhân đó cũng không thể khiến cơ thể mắc bệnh.
Lời giải:
Sự bùng nổ dân số gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như tăng mức độ ô nhiễm môi trường, chất lượng đời sống của con người bị suy giảm, mật độ dân số tăng khiến cơ hội tiếp xúc giữa những cá thể tăng lên → tốc độ lây lan của các tác nhân gây bệnh từ người sang người cao → dịch bệnh lây lan một cách nhanh chóng.
II. Các con đường lây nhiễm bệnh dịch
Lời giải:
Các tác nhân lây nhiễm qua đường hô hấp có thể xâm nhập từ môi trường vào cơ thể người thông qua sol khí hoặc lây từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh hoặc sol khí thoát ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ,... Do đó, ở những nơi tập trung đông người, các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp dễ lây từ người này sang người khác.
Lời giải:
Một số ví dụ về việc bảo quản không đúng cách dẫn đến ô nhiễm, hư hỏng thực phẩm:
- Thực phẩm không được che đậy kĩ càng khi chưa sử dụng.
- Bảo quản thực phẩm sống và chín chung với nhau.
- Thực phẩm không được bảo quản ở nơi có điều kiện phù hợp: để thức ăn thừa qua đêm ở bên ngoài, bảo quản thịt cá dài ngày trong ngăn mát tủ lạnh,…
Lời giải:
Tên bệnh |
Nguyên nhân lây nhiễm |
Viêm gan C |
Dùng chung kim tiêm, các vật dụng hoặc quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan C; nhân viên y tế vô tình bị kim chứa mầm bệnh đâm trong khi làm việc;… |
Herpes |
Quan hệ tình dục không an toàn, không đảm bảo vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, dùng chung đồ dùng cá nhân với người mang virus,... |
Viêm nhiễm đường sinh dục (bệnh trichomonas) |
Kí sinh trùng Trichomonas vaginalis lây nhiễm vào cơ thể qua quan hệ tình dục, qua đồ dùng cá nhân. |
Sốt mò (sốt ve mò) |
Bệnh lây nhiễm thông qua vật chủ trung gian là chuột mang ve mò hoặc ấu trùng ve mò. Ấu trùng ve mò mang vi khuẩn Rickettsia bám và truyền vi khuẩn vào cơ thể người thông qua vết đốt. |
Lời giải:
Ý nghĩa của việc kiểm tra sức khoẻ trước khi tham gia hiến máu:
- Đảm bảo người tham gia hiến máu có sức khoẻ tốt, đủ điều kiện để hiến máu, cơ thể không bị suy nhược hay giảm huyết áp sau khi hiến máu.
- Sàng lọc các tác nhân gây bệnh qua đường máu như virus viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai,… → Đảm bảo nguồn máu an toàn cho người được truyền máu.
Lời giải:
- Trẻ em thường có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: cúm, sởi, tay – chân – miệng, sốt xuất huyết,…
- Nguyên nhân trẻ dễ mắc các bệnh trên là do trẻ em có sức đề kháng kém, trẻ tiếp xúc với nhiều người ở những nơi công cộng (như khu dân cư, nhà trẻ, trường học,...), chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo, chưa có ý thức trong việc giữ vệ sinh cá nhân cũng như nơi ở,...
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 6: Một số bệnh dịch phổ biến ở người
Bài 8: Các biện pháp phòng chống bệnh dịch phổ biến ở người
Bài 9: Dự án: Điều tra một số dịch bệnh phổ biến ở người và tuyên truyền phòng chống