Dung dịch tiêm Adenosine 3mg/ ml - Điều trị rối loạn nhịp tim - Cách dùng

Thuốc Adenosine thường được dùng ở các trường hợp rối loạn nhịp tim. Vậy thuốc Adenosine được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Adenosine

Adenosine có thành phần chính là Adenosin khi tiêm tĩnh mạch bị mất nhanh khỏi tuần hoàn do thuốc xâm nhập vào tế bào, chủ yếu vào hồng cầu và tế bào nội mô mạch máu. Adenosin trong tế bào chuyển hoá nhanh do phosphoryl hoá thành adenosin monophosphat nhờ adenosinkinase hoặc do khử amin thành inosin nhờ adenosin desaminase trong bào tương. Adenosin ngoài tế bào bị mất nhanh do xâm nhập vào tế bào với nửa đời dưới 10 giây trong máu toàn phần. 

Dạng bào chế và hàm lượng thuốc Adenosine

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm với hàm lượng 3mg/ ml 

Mỗi 1 lọ chứa :

  • Adenosine 3mg 
  • Tá dược vừa đủ 

Giá thuốc Adenosine 3mg/ml: 800.000 hộp 10 lọ x 2ml 

Ngoài ra thuốc còn được bào chế với hàm lượng 3mg/ 30ml

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Adenosine

Chỉ định 

Adenosine được chỉ định ở những bệnh nhân rối loạn nhịp timAdenosine được chỉ định ở những bệnh nhân rối loạn nhịp tim

  • Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất kể cả con đường dẫn truyền phụ (hội chứng Wolf Parkinson White). 
  • Chẩn đoán loạn nhịp tim nhanh cấp tính & xét nghiệm về stress dược lý học.

Chống chỉ định 

  • Quá mẫn với thành phần thuốc. 
  • Block nhĩ thất, hội chứng suy nút xoang, rung nhĩ, cuồng động nhĩ.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Adenosine

Cách dùng 

Tiêm truyền tĩnh mạch 

Liều dùng 

  • Liều dùng ở người lớn

Chẩn đoán điện tim trên thất

Ban đầu, 3 mg tiêm tĩnh mạch nhanh (hơn 2 giây) vào tĩnh mạch ngoại vi trung tâm song song với việc kiểm soát tim mạch; tiêm tiếp 6 mg sau 1-2 phút nếu cần thiết, rồi tiêm tiếp 12 mg sau 1-2 phút. Tránh gia tăng liều nếu xảy ra block nhĩ thất ở mức cao ở bất kỳ liều nào.

Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất

Ban đầu, 3 mg tiêm tĩnh mạch nhanh (hơn 2 giây) vào tĩnh mạch ngoại vi trung tâm song song với việc kiểm soát tim mạch; tiêm tiếp 6 mg sau 1-2 phút nếu cần thiết, rồi tiêm tiếp 12 mg sau 1-2 phút. Tránh gia tăng liều nếu xảy ra block nhĩ thất ở mức cao ở bất kỳ liều nào.

  • Liều cho hình ảnh cơ tim

140 mcg/kg/phút bằng cách tiêm truyền trong vòng 6 phút. Tiêm nuclit phóng xạ 3 phút sau khi truyền.

  • Liều dùng adenosine ở trẻ em

Chẩn đoán điện tim trên thất

Ban đầu, 50-100 mcg/kg; nếu cần thiết, có thể tăng liều thêm 50-100 mcg/kg sau mỗi 1-2 phút hoặc cho đến khi rối loạn nhịp tim được kiểm soát. Liều tối đa: 300 mcg / kg.

Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất

Ban đầu, 50-100 mcg/kg; nếu cần thiết, tăng thêm 50-100 mcg/kg trong khoảng thời gian 1-2 phút hoặc cho đến khi loạn nhịp tim được kiểm soát. Liều tối đa: 300 mcg/kg.

Tác dụng phụ thuốc Adenosine

Bệnh nhân có thể gặp loạn nhịp tim khi dùng AdenosineBệnh nhân có thể gặp loạn nhịp tim khi dùng Adenosine

  • Loạn nhịp tim, co tâm nhĩ sớm, chậm nhịp xoang, đánh trống ngực. 
  • Ðỏ bừng mặt, khó thở, tức ngực, có thể vô tâm thu < 5 giây.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Adenosine

Lưu ý chung

  • Adenosine làm giảm dẫn truyền qua nút nhĩ thất nên có thể gây ra block tim độ 1, độ 2 và độ 3. Vì vậy, cần thận trọng đối với bệnh nhân block nhĩ thất độ 1 và block bó nhánh. Nên ngưng dùng thuốc trên bệnh nhân có xuất hiện block ở độ cao.
  • Sau khi tiêm tĩnh mạch adenosine, loạn nhịp mới thường xuất hiện trong thời gian chờ trở về nhịp xoang bình thường.
  • Đã có báo cáo về việc xuất hiện rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ ở bệnh nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất dùng adenosine.
  • Thuốc cũng có thể gây rung thất trên người bệnh có bệnh mạch vành nặng.
  • Do có khả năng làm tăng nhất thời rối loạn dẫn truyền hoặc loạn nhịp tim trong cơn tim nhanh kịch phát trên thất, nên khi dùng adenosine cần có bác sĩ theo dõi điện tim và có phương tiện hồi sức tim và hô hấp.
  • Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch adenosine phải thận trọng đối với người dễ bị hạ huyết áp như có rối loạn thần kinh thực vật, viêm màng ngoài tim, hẹp van tim, hẹp động mạch cảnh có kèm theo thiếu máu não, mới có nhồi máu cơ tim, suy tim. Nên ngưng truyền thuốc trên bệnh nhân xuất hiện hạ huyết áp kéo dài hoặc có triệu chứng hạ huyết áp.
  • Người bệnh mới ghép tim có thể gia tăng nhạy cảm với tác dụng trên tim của adenosine.
  • Sử dụng thận trọng đối với người cao tuổi vì người cao tuổi có thể bị giảm chức năng tim, rối loạn nút tự động hoặc có các bệnh mắc kèm, sử dụng nhiều thuốc đồng thời do đó có thể thay đổi huyết động học và dẫn đến chậm nhịp tim hoặc blốc nhĩ thất.

Lưu ý đối tượng biệt: mang thai, cho con bú...

  • Adenosine là chất có sẵn ở một dạng nào đó trong tất cả các tế bào của cơ thể, do đó không có tác hại trên thai. Chỉ nên dùng khi có thai nếu thật cần thiết.
  • Có thể dùng thuốc trong thời kì cho con bú vì adenosine chỉ được dùng tiêm tĩnh mạch trong tình huống cấp tính và nửa đời trong huyết thanh rất ngắn.

Tương tác thuốc Adenosine

Adenosine có thể tương tác với các thuốc sau:

  • Aminophylline vì nguy cơ co giật có thể tăng.
  • Thuốc chẹn Beta (ví dụ, metoprolol), digoxin, diltiazem, hoặc verapamil vì nguy cơ loạn nhịp tim có thể tăng lên.
  • Carbamazepine hoặc dipyridamole vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của adenosine.
  • Methylxanthine (ví dụ, caffeine, theophylline) vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của adenosine.

Liệt kê với bác sĩ những thuốc, thực phẩm mà bạn đang sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay lại cho dược sĩ, bác sĩ. 

Bảo quản thuốc Adenosine

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Làm gì khi dùng quá liều?

Các triệu chứng khi quá liều: hạ huyết áp nghiêm trọng, nhịp tim chậm hoặc không tâm thu.

Cách xử lý khi quá liều:

Thời gian bán hủy của adenosine trong máu rất ngắn và các tác dụng phụ (khi chúng xảy ra) sẽ nhanh chóng được xử lý. Có thể cần dùng aminophylline IV hoặc theophylline.

Đánh giá dược động học chỉ ra rằng methyl xanthin là chất đối kháng cạnh tranh với adenosine, và nồng độ điều trị của theophylline ngăn chặn các tác dụng ngoại sinh của nó.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!