Đề cương ôn tập Giữa kì 2 Tin học 7 (2024) Cánh diều chi tiết nhất

900.edu.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 7 Cánh diều năm 2024 có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Tin học 7 giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương Giữa kì 2 Tin học 7 Cánh diều

I. Kiến thức ôn tập

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

Bài 7. Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu

Bài 8. Sử dụng một số hàm có sẵn

Bài 9. Định dạng trang tính và in

Bài 10. Thực hành tổng hợp

Bài 12. Tạo bài trình chiếu

Bài 13. Thực hành định dạng trang chiếu

II. Ma trận

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1

Chủ đề E. Ứng dụng tin học

Bài 7. Công thức tính toán dùng địa chỉ các ô dữ liệu

2

 

2

 

 

 

 

 

10%

(1,0 đ)

Bài 8. Sử dụng một số hàm có sẵn

2

 

2

 

 

 

 

1

20%

(2,0 đ)

Bài 9. Định dạng trang tính và in

2

1

1

 

 

 

 

 

22,5 %

(2,25 đ)

Bài 10. Thực hành tổng hợp

1

 

   

 

 

 

 

2,5%

(0,25 đ)

Bài 12. Tạo bài trình chiếu

2

 

1

1

 

 

 

 

22,5 %

(2,25 đ)

Bài 13. Thực hành định dạng trang chiếu

1

 

 

 

 

1

 

 

22,5 %

(2,25 đ)

Tổng

10

1

6

1

 

1

 

1

 

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

100%

III. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Đâu là biểu tượng của phần mềm Microsoft Excel:

A. Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Làm quen với bảng tính điện tử (ảnh 1)

B. Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Làm quen với bảng tính điện tử (ảnh 2)

C. Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Làm quen với bảng tính điện tử (ảnh 3)

D. Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Làm quen với bảng tính điện tử (ảnh 4)

Đáp án đúng là: B

Biểu tượng của phần mềm Microsoft Excel là Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Làm quen với bảng tính điện tử (ảnh 2).

Câu 2. Để sử dụng các hàm tính toán như Sum, Max trong dải lệnh Home ta chọn biểu tượng:

A. Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Làm quen với bảng tính điện tử (ảnh 6)

B. Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Làm quen với bảng tính điện tử (ảnh 7)

C. Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Làm quen với bảng tính điện tử (ảnh 8)

D. Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Làm quen với bảng tính điện tử (ảnh 9)

Đáp án đúng là: C

Để sử dụng Function trong dải lệnh Home ta chọn biểu tượng của AutoSum

Câu 3. Một trang tính trong chương trình bảng tính?

A. Gồm các cột và các hàng.

B. Là miền làm việc chính của bảng tính.

C. Là một thành phần của bảng tính.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án đúng là: D

Một trang tính trong chương trình bảng tính bao gồm: Các cột và các hàng, miền làm việc chính của bảng tính, là một thành phần của bảng tính.

Câu 4. Chọn câu trả lời đúng?

A. Bảng tính ít được dùng trong cuộc sống.

B. Có thể thực hiện tính toán tự động trên các bảng tính thực hiện bằng tay.

C. Khi dữ liệu ban đầu thay đổi thì kết quả tính toán trong bảng tính điện tử được thay đổi một cách tự động mà không cần phải tính toán lại

D. Chương trình bảng tính điện tử chỉ có thể xử lý dữ liệu dạng số.

Đáp án đúng là: C

Bảng tính Excel có các ưu điểm: Dùng nhiều trong cuộc sống, xử lý cả dạng số và kí tự, tính toán hoàn toàn tự động.

Câu 5. Đáp án nào dưới đây không phải là công dụng của bảng tính Excel:

A. Thực hiện nhu cầu tính toán.

B. Thực hiện nhu cầu chỉnh sửa, trang trí văn bản.

C. Vẽ các biểu đồ với số liệu tương ứng trong bảng.

D. Thực hiện nhu cầu xử lí số liệu.

Đáp án đúng là: B

Bảng tính Excel không thực hiện nhu cầu chỉnh sửa, trang trí văn bản, mà thực hiện nhu cầu tính toán và xử lí số liệu, vẽ các biểu đồ.

Câu 6. Liệt kê những thành phần có trên màn hình Excel nhưng lại không có trên màn hình Word:

A. Thanh công thức, ô, thanh cuốn dọc.

B. Thanh công cụ, thanh công thức.

C. Thanh công thức, bảng chọn Data (dữ liệu), trang tính.

D. Thanh công thức, ô, thanh bảng chọn.

Đáp án đúng là: C

Vì Excel có chức năng chính là thực hiện nhu cầu tính toán và xử lí số liệu, phần mềm Word chủ yếu về soạn thảo văn bản.

Câu 7.Để khởi động chương trình bảng tính excel, ta thực hiện:

A. Nháy chuột lên biểu tượng Excel.

B. Nháy chuột phải lên biểu tượng Excel.

C. Nháy đúp chuột trái lên biểu tượng Excel.

D. Nháy đúp chuột phải lên biểu tượng Excel.

Đáp án đúng là: C

Để khởi động chương trình bảng tính excel cũng giống như phần mềm khác ta thực hiện nháy đúp chuột lên biểu tượng Excel hoặc chuột phải rồi chọn Open.

Câu 8Trên trang tính, muốn nhập dữ liệu vào ô tính, đầu tiên ta thực hiện thao tác:

A. Nháy chuột chọn hàng cần nhập.

B. Nháy chuột chọn cột cần nhập.

C. Nháy chuột chọn khối ô cần nhập.

D. Nháy chuột chọn ô cần nhập.

Đáp án đúng là: D

Các bước nhập dữ liệu

- B1: nháy chuột chọn ô cần nhập

- B2: nhập dữ liệu từ bàn phím

- B3: ấn phím Enter để kết thúc

Câu 9. Trên trang tính, các ký tự chữ cái A,B,C,….được gọi là:

A. Tên hàng.

B. Tên ô.

C. Tên cột.

D. Tên khối

Đáp án đúng là: C

Trên trang tính, những ký tự vần âm A, B, C, …. được gọi là tên cột, trang tính được đánh thứ tự liên tục trên đầu mỗi cột, từ trái qua phải .

Câu 10. Trên trang tính, dãy số thứ tự 1,2,3,…..được gọi là:

A. Tên khối.

B. Tên ô.

C. Tên cột.

D. Tên hàng.

Đáp án đúng là: D

Trên trang tính, dãy số thứ tự 1,2,3, … .. được đánh thứ tự liên tục từ trên xuống dưới được gọi là tên hàng .

Câu 11. Địa chỉ của một ô là:

A. Giao của hàng và cột.

B. Cặp tên hàng và cột.

C. Tập hợp nhiều ô liền nhau.

D. Ý kiến khác.

Đáp án đúng là: B

Địa chỉ của một ô là cặp tên hàng và cột ví dụ D5.

Câu 12. Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, em chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím:

A.Alt

B.Tab

C.Shift

D.Ctrl

Đáp án đúng là: D

Nếu muốn chọn đồng thời nhiều khối khác nhau, em chọn khối đầu tiên, nhấn giữ phím Ctrl.

Câu 13.Sheet 1, Sheet 2, Sheet 3, ... là:

A. Tên của tệp tin bảng tính

B. Tên của các trang tính

C. Tên của các cột trong bảng tính

D. Tên của các hàng trong bảng tính

Đáp án đúng là: B

Sheet 1, Sheet 2, Sheet 3, ... là tên của các trang tính.

Câu 14Chọn đáp án đúng?

Trong trang tính:

A. Ô là nơi chứa dữ liệu.

B. Ô là giao của cột và hàng.

C. Mỗi ô có một địa chỉ riêng.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án đúng là: D

Trong trang tính ô là nơi chứa dữ liệu, là giao của cột và hàng và mỗi ô có một địa chỉ riêng.

Câu 15. Thao tác nhập dữ liệu vào một ô trang trang tính:

A. Chọn ô, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter

B. Chọn ô, gõ dấu =, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter

C. Nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter

D. Tất cả các thao tác trên.

Đáp án đúng là: A

Thao tác nhập dữ liệu vào một ô trang trang tính là chọn ô, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter.

IV. Đề thi minh họa

Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Ô chứa một công thức được bắt đầu bằng dấu gì?

A. #

B. @

C. %

D. =

Câu 2. Kí hiệu các phép toán số học trong Excel nào đúng?

A. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(:)

B. Cộng (+), trừ (-), nhân (*), chia(/)

C. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(/)

D. Cộng (+), trừ (-), nhân (×), chia(:)

Câu 3. Quy tắc chung viết một hàm trong công thức là?

A. Sau tên cột là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

B. Sau tên hàng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

C. Sau tên hàm là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

D. Sau tên hằng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

Câu 4. Hàm AVERAGE dùng để:

A. Tính tổng

B. Tính trung bình cộng

C. Xác định giá trị lớn nhất

D. Xác định giá trị nhỏ nhất

Câu 5. Chọn phát biểu đúng?

A. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột, không điều chỉnh được chiều cao của hàng.

B. Có thể điều chỉnh chiều cao của hàng, không điều chỉnh được độ rộng của cột.

C. Có thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.

D. Không thể điều chỉnh độ rộng của cột và chiều cao của hàng.

Câu 6. Trang tiêu đề là gì?

A. Là trang thứ hai của bài trình chiếu.

B. Là trang thứ ba của bài trình chiếu.

C. Là trang đầu tiên của bài trình chiếu, có tên bài trình bày và tác giả.

D. Là trang thứ tư của bài trình chiếu.

Câu 7. Để chọn sẵn các mẫu (Themes) bài trình chiếu trong phần mềm trình chiếu PowerPoint thì em chọn dải lệnh nào?

A. Home

B. Insert

C. Design

D. Silde Show

Câu 8. Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng chuyển trang chiếu?

A. Home

B. Animations

C. Transitions.

D. Design

Câu 9. Khi nào thì việc tìm kiếm tuần tự được kết thúc giữa chừng của dãy?

A. Khi đã tìm thấy số ở đó.

B. Khi chưa tìm thấy số ở đó.

C. Khi thuật toán kết thúc.

D. Khi thuật toán tạm dừng

Câu 10. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự thao tác được lặp đi lặp lại là:

A. Thao tác so sánh.

B. Thao tác thông báo.

C. Thao tác đếm số lần lặp.

D. Tất cả đều sai.

Câu 11. Cho dãy số 0, 1, 2, 4, 6, 8, 9. Bài toán “Tìm vị trí của số 8 trong dãy” bằng thuật toán tìm kiếm nhị phân có phần tử giữa ở lần chia đôi đầu tiên là số nào?

A. 4

B. 2

C. 6

D. 8

Câu 12. Trong bài toán tìm kiếm nhị phân, đối với dãy đã sắp xếp tăng dần khi nào phạm vi tìm kiếm nằm ở nửa đầu của dãy:

A. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.

B. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử giữa của phạm vi tìm kiếm.

C. Khi số cần tìm lớn hơn phần tử đầu tiên của dãy.

D. Khi số cần tìm nhỏ hơn phần tử cuối cùng của dãy.

Câu 13. Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước thứ ba của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 52 cho phần tử:

A. 11

B. 20

C. 41

D. 39

Câu 14. Đâu là bài toán sắp xếp trong thực tế?

A. Tính tổng thu nhập bình quân của các hộ dân theo thứ tự giảm dần.

B. Sắp xếp chiều cao của các bạn trong lớp theo thứ tự giảm dần.

C. Tính điểm trung bình môn Tin của từng bạn trong lớp.

D. Tính chi tiêu trong một tháng của một hộ gia đình.

Câu 15. Cho dãy 2, 4, 3, 8, 9. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 9 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 16. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Trongthuật toán sắp xếp nổi bọt khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì.

B. Trongthuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi: Dãy chưa sắp xếp xong=sai.

C. Số lần đổi chỗ của các phần tử liền kề trong thuậttoán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào số cặp phần tử liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn

D. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết chức năng của các hàm sau:

- Hàm SUM

- Hàm AVERAGE

- Hàm MAX

- Hàm MIN

- Hàm COUNT

Câu 2. (2 điểm) Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu?

Câu 3. (2 điểm) Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự cho bài toán: Tìm số cuối cùng trong dãy bằng 44 với dãy đầu vào là {18, 94, 42, 44, 06, 44, 55, 67}?

Câu 4. (1 điểm) Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {15, 8, 45, 21, 11} để được dãy số tăng dần?

……………………. Hết …………………….

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. D

2. B

3. C

4. B

5. C

6. C

7. C

8. C

9. A

10. A

11. A

12. B

13. B

14. B

15. A

16. B

II. Tự luận (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

- Hàm SUM: Tính tổng

- Hàm AVERAGE: Tính trung bình cộng

- Hàm MAX: Tìm giá trị lớn nhất

- Hàm MIN: Tìm giá trị nhỏ nhất

- Hàm COUNT: đếm số lượng số

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

Câu 2

(2 điểm)

Bước 1: Chọn trang chiếu cần tạo hiệu ứng (ở cột bên trái màn hình).

Bước 2: Chọn dải lệnh Transitions, trong nhóm Transitions to This Slide chọn một kiểu hiệu ứng trong danh mục.

Bước 3: Chọn lệnh Effect Options và tùy chọn thêm kiểu hiệu ứng vừa chọn ở Bước 2.

Bước 4: Chọn nhóm Timing để thiết lập thời gian cho hiệu ứng Transitions.

0,5

0,5

 

0,5

 

0,5

Câu 3

(2 điểm)

Bước

Thực hiện

1

So sánh số ở cuối dãy với x:

Vì a8 = 67 ≠ x nên chuyển sang xét số đứng trước là a7 trong dãy.

2

So sánh số đang xét với x:

Vì a7 = 55 ≠ x nên chuyển sang xét số đứng trước là a6 trong dãy.

3

So sánh số đang xét với x:

Vì a6 = 44 = x

Kết luận: Tìm thấy x ở vị trí thứ sáu trong dãy: kết thúc thuật toán.

2,0

Câu 4

(1 điểm)

Xuất phát, i = 1

15

8

45

21

11

Lượt thứ nhất

8

15

21

11

45

Lượt thứ hai

8

15

11

21

45

Lượt thứ ba

8

11

15

21

45

Lượt kết quả

8

11

15

21

45

 

 

Đề số 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Sắp xếp các bước nhập công thức cho đúng?

1. Nhập biểu thức số học.

2. Nhấn Enter để nhận kết quả.

3. Chọn một ô bất kì trong trang tính.

4. Gõ nhập dấu bằng =

A. 4 – 3 – 2 – 1.

B. 3 – 4 – 1 – 2.

C. 1 – 2 – 3 – 4.

D. 2 – 1 – 3 – 4.

Câu 2. Sau khi đánh dấu chọn một ô hoặc một khối ô, trỏ chuột vào điểm góc dưới bên phải, con trỏ chuột sẽ có hình dấu cộng (+), gọi là gì?

A. Tay cầm

B. Tay nắm

C. Tay phải

D. Tay trái.

Câu 3. Hàm SUM dùng để:

A. Tính tổng

B. Tính trung bình cộng

C. Xác định giá trị lớn nhất

D. Xác định giá trị nhỏ nhất

Câu 4. Danh sách đầu vào có thể là gì?

A. Dãy số liệu trực tiếp

B. Địa chỉ một ô

C. Dãy địa chỉ ô, khối ô

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5. Để thực hiện lệnh in ta dùng tổ hợp phím gì?

A. Ctrl + E

B. Ctrl + G

C. Ctrl + P

D. Ctrl + H

Câu 6. Đâu là nhận định đúng?

A. Trang chiếu chỉ hiển thị được văn bản.

B. Trang chiếu có thể hiển thị văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, biểu đồ.

C. Trang chiếu chỉ hiển thị được hình ảnh.

D. Trang chiếu chỉ hiển thị được âm thanh.

Câu 7. Trong dải lệnh Hoem, các lệnh trong nhóm nào để căn lề, giãn dòng?

A. Font.

B. Paragraph.

C. Drawing.

D. Editing.

Câu 8. Dải lệnh nào cung cấp hiệu ứng cho đối tượng trên trang chiếu?

A. Home

B. Animations

C. Insert

D. Design

Câu 9. Có thể thực hiện tìm kiếm tuần tự khi nào?

A. Khi dãy sắp xếp thứ tự.

B. Khi dãy không sắp xếp thứ tự.

C. Tất cả ý A và B đều sai.

D. Tất cả ý A và B đều đúng.

Câu 10. Trong các bài toán sau bài toán nào có thể áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự:

A. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tìm xem số 34 có trong dãy này không.

B. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tìm xem số 45 ở vị trí nào trong dãy.

C. Cho dãy số 12,34,45,67. Hãy tính tổng các phần tử trong dãy.

D. Cả A và B

Câu 11. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về thuật toán tìm kiếm nhị phân?

A. Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự và dãy không sắp xếp thứ tự .

B. Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng được cho mọi bài toán.

C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy đã sắp xếp thứ tự.

D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng được cho dãy không sắp xếp thứ tự.

Câu 12. Cho dãy số 2, 4, 6, 8, 9. Bài toán “Tìm vị trí của số 8 trong dãy”, có phạm vi tìm kiếm là:

A. Nửa dãy đầu.

B. Nửa dãy sau.

C. Tất cả dãy.

D. Không có phạm vi.

Câu 13. Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước đầu tiên của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 80 cho phần tử:

A. 11

B. 70

C. 5

D. 39

Câu 14. Cho dãy số 2, 5, 4, 9, 3, 7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau bước thứ nhất ta được dãy số:

A. 9, 4, 5, 2, 3, 7

B. 9, 7, 5, 4, 3, 2

C. 9, 5, 4, 2, 3, 7

D. 2, 5, 4, 9, 3, 7

Câu 15. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi:

A. Đã xét đến phần tử gần cuối cùng của dãy.

B. Các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

C. Vẫn còn nhiều cặp phần tử liền kề không đúng thứ tự mong muốn.

D. Khi hai phần tử liền kề nằm chưa đúng với thứ tự mong muốn.

Câu 16. Cho dãy 2, 4, 3, 8, 1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 8 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Em hãy điền tên hàm thích hợp vào chỗ chấm (…) trong câu:

1) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tính tổng.

2) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số nhỏ nhất.

3) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số trung bình cộng.

4) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để tìm số lớn nhất.

5) Cho một khối ô số liệu, cần dùng hàm …. để đếm số lượng ô có dữ liệu.

Câu 2. (2 điểm) Em hãy nêu các bước tạo hiệu ứng cho đoạn văn bản?

Câu 3. (2 điểm) Em hãy mô phỏng bằng bảng các bước tìm kiếm tuần tự cho bài toán: Tìm số đầu tiên trong dãy bằng 44 với dãy đầu vào là {18, 94, 42, 44, 06, 44, 55, 67}?

Câu 4. (1 điểm) Hãy trình bày diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp nổi bọt áp dụng cho dãy số {11, 70, 5, 52, 39} để được dãy số tăng dần?

……………………. Hết …………………….

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

- Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.

1. B

2. B

3. A

4. D

5. C

6. B

7. B

8. B

9. D

10. D

11. C

12. B

13. A

14. C

15. B

16. B

II. Tự luận (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

(1 điểm)

1) – SUM

2) – MIN

3) – AVERAGE

4) – MAX

5) – COUNT

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

Câu 2

(2 điểm)

Bước 1: Trong dải lệnh View, chế độ Normal, chọn đoạn văn bản hoặc cả hộp văn bản cần tạo hiệu ứng.

Bước 2: Chọn dải lệnh Animations, chọn nhóm hiệu ứng để mở danh mục các hiệu ứng.

Bước 3: Chọn kiểu hiệu ứng.

Bước 4: Nháy chọn lệnh Effect Options và chọn hướng xuất hiện của đối tượng khi diễn ra hiệu ứng.

Bước 5. Chọn nhóm Timing để thiết lập thời gian cho hiệu ứng.

2,0

Câu 3

(2 điểm)

Bước

Thực hiện

1

So sánh số ở đầu dãy với x:

Vì a1 = 18 ≠ x nên chuyển sang xét số đứng sau là a2 trong dãy.

2

So sánh số đang xét với x:

Vì a2 = 94 ≠ x nên chuyển sang xét số đứng sau là a3 trong dãy.

3

So sánh số đang xét với x:

Vì a3 = 42 ≠ x nên chuyển sang xét số đứng sau là a4 trong dãy.

4

So sánh số đang xét với x:

Vì a4 = 44 = x

Kết luận: Tìm thấy x ở vị trí thứ bốn trong dãy: kết thúc thuật toán.

2,0

Câu 4

(1 điểm)

Xuất phát, i = 1

11

70

5

52

39

Lượt thứ nhất

11

5

52

39

70

Lượt thứ hai

5

11

39

52

70

Lượt kết quả

5

11

39

52

70

1,0

Xem thêm các Đề cương Tin học 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

 

Xem thêm các bài viết liên quan:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!