Đặc điểm khí hư thời kỳ tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước thời kỳ mãn kinh hoàn toàn. Một người phụ nữ được xác định mãn kinh hoàn toàn khi không có kinh nguyệt trong suốt một năm.

Những thay đổi của khí hư

Video: Tiền mãn kinh là gì? Tiền mãn kinh có triệu chứng như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước thời kỳ mãn kinh hoàn toàn. Một người phụ nữ được xác định mãn kinh hoàn toàn khi không có kinh nguyệt trong suốt một năm. 

Tiền mãn kinh thường bắt đầu trong độ tuổi 30 hoặc 40. Trong quãng thời gian này, nồng độ estrogen giao động khiến vòng kinh không đều như trước. Thời gian một chu kỳ kinh có thể dài hơn, ngắn hơn, thậm chí có tháng không có kinh nguyệt. Do nồng độ hormone thay đổi, tính chất khí hư tất yếu cũng thay đổi theo. Phổ biến là khô âm đạo do nồng độ estrogen liên tục giảm.

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, khí hư có thể:

  • Trong
  • Trắng
  • Đặc
  • Nhầy
  • Loãng
  • Mùi nhẹ, nhưng không hôi
  • Màu nâu

Những đặc điểm đó đều không đáng lo ngại.

Nguyên nhân

Khi trong độ tuổi sinh sản, nồng độ estrogen và progesterone tăng giảm vào những thời điểm đều đặn trong chu kỳ kinh nguyệt. Do đó tính chất khí hư cũng thay đổi khác nhau giữa các giai đoạn (pha nang trứng, rụng trứng và pha hoàng thể).

Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen giao động nhiều hơn và ngẫu nhiên hơn nhưng với xu hướng giảm dần. Sự sụt giảm estrogen này có tác động trực tiếp đến số lượng và tính chất của khí hư. Càng gần đến thời kỳ mãn kinh, lượng khí hư càng ít đi.

  1. Dấu hiệu bất thường thời kỳ tiền mãn kinh
  2. Khí hư màu vàng, xanh lá hoặc xám, có bọt
  3. Chảy máu âm đạo
  4. Mùi khó chịu, ngứa, rát hoặc đau ở âm hộ
  5. Đau vùng hạ vị
  6. Đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu

Viêm trợt âm đạo (Desquamative inflammatory vaginitis: DIV)

Mặc dù DIV không phổ biến trong quần thể phụ nữ nói chung nhưng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh hơn phụ nữ trẻ. Nguyên nhân của DIV còn chưa rõ, một số giả thuyết cho rằng nó có liên quan đến sự thiếu hụt estrogen, lichen phẳng (lichen planus) hoặc nhiễm trùng.

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng nghi DIV như sau:

  • Dính bất thường
  • Màu vàng
  • Màu xanh lá
  • Xám

Ngoài ra, khí hư ít cũng có thể kiến vùng âm đạo của bạn bị đỏ, ngứa hoặc sưng tấy.

Quy trình khám phụ khoa 

Cung cấp các thông tin sau với bác sĩ của bạn để giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị:

  • Ngày đầu kỳ kinh cuối cùng của bạn
  • Bạn tình mới
  • Bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng
  • Dung dịch vệ sinh bạn đang sử dụng
  • Dụng cụ tránh thai, gel bôi trơn nếu có

Sau khi hỏi bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa cho bạn:

Trong quá trình khám, họ sẽ kiểm tra âm hộ của bạn xem có mẩn đỏ, sưng tấy bất thường hoặc có các triệu chứng khác hay không. Họ sẽ đưa một mỏ vịt vào âm đạo của bạn để thể kiểm tra bên trong âm đạo và cổ tử cung.

Một mẫu nhỏ khí hư được lấy để gửi đến phòng xét nghiệm kiểm tra. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm có thể sẽ kiểm tra mức độ pH. Nếu pH trên 4,5 (cao hơn so với bình thường) vi khuẩn sẽ dễ dàng phát triển hơn. Mẫu khi hư cũng được dùng để tìm nấm men, vi khuẩn và các tác nhân lây nhiễm khác thông qua kính hiển vi.

Dựa vào thông tin bạn cung cấp, kết quả khám và xét nghiệm, các bác sĩ sẽ nhận định bạn có bệnh hay không, nếu có thì bệnh gì và phương pháp điều trị phù hợp với bạn. Đừng ngại trao đổi trực tiếp với họ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khoẻ sinh sản của mình.

Điều trị có cần thiết không?

Nếu các triệu chứng bạn gặp phải là nhất thời do sự dao động của nồng độ estrogen thì việc điều trị là không cần thiết.

Nếu bác sĩ chẩn đoán DIV, họ có thể đề nghị dùng clindamycin hoặc hydrocortisone tại chỗ để giúp giảm các triệu chứng.

Nếu bạn bị nhiễm nấm hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn, bác sĩ sẽ đề nghị thuốc bôi loại không cần kê đơn hoặc thuốc bôi theo đơn để làm giảm triệu chứng và điều trị nguyên nhân.

Vệ sinh bộ phận sinh dục:

  • Dùng nước ấm và chất tẩy rửa không chứa xà phòng để rửa vùng âm hộ.
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton thay vì các loại vải tổng hợp.
  • Tránh tắm nước quá nóng và các sản phẩm tắm có mùi thơm.
  • Tránh thụt rửa.

Đặc điểm khí hư sau mãn kinh

Lượng khí hư thường giảm trong giai đoạn sau của tiền mãn kinh và tiếp tục giảm dần khi bạn đến tuổi mãn kinh. Trừ khi bạn gặp phải các triệu chứng bất thường khác, sự giảm dần lượng khí hư này không đáng lo ngại. Nếu có thắc mắc về khí hư trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh, đến gặp bác sĩ của bạn để được khám và tư vấn trực tiếp.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!