COVID-19 hoặc vắc xin phòng COVID-19 có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn?

COVID-19 là một bệnh do corona virus chủng mới có tên gọi SARS-CoV-2 gây ra. Nó thường liên quan đến các triệu chứng hô hấp, như ho và khó thở. Tuy nhiên, COVID-19 cũng có thể tác động đến các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng về tiêu hóa, thần kinh và tim mạch cũng có thể xảy ra.

Video Tiêm Vắc-xin Covid 19 có gây rối loạn kinh nguyệt

Có một số bằng chứng, thông qua cả nghiên cứu và báo cáo quy mô nhỏ, rằng COVID-19 cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Hãy tìm hiểu những gì chúng ta biết cho đến nay.

COVID-19 có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn không?

Trong suốt đại dịch, đã có nhiều báo cáo ca bệnh khác nhau về việc COVID-19 có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào. Một số thay đổi được báo cáo bao gồm: kinh

  • Thiểu kinh
  • Rong kinh
  • Kinh nguyệt không đều
  • Vô kinh

Cho đến nay, rất ít nghiên cứu được thực hiện về ảnh hưởng của COVID-19 đối với chu kỳ kinh nguyệt. Có thể bản thân bệnh nhiễm trùng có thể khiến cơ thể bạn căng thẳng hoặc làm thay đổi nồng độ các hormone, dẫn đến những thay đổi đáng chú ý trong kỳ kinh nguyệt.

Một nghiên cứu năm 2020 cho rằng nội mạc tử cung được an toàn khi cơ thể nhiễm coronavirus mới. Điều này là do nó có nồng độ ACE2 (thụ thể mà coronavirus chủng mới sẽ gắn vào) thấp hơn trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Chúng ta đã biêt gì về COVID-19 và kinh nguyệt? Một nghiên cứu năm 2021, dữ liệu được thu thập từ 177 người trong chu kì kinh nhiễm COVID-19. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn kết quả.

Một số thống kê về COVID-19 và kinh nguyệt

Những thay đổi về số lượng kinh thấy ở 45 trong số 177 người (25%). Trong số 45 người này, 36 người có chu kỳ kinh ngắn hơn đáng kể trong khi 9 người có chu kỳ kỳ dài hơn đáng kể.

Những người bị COVID-19 nặng có nhiều khả năng có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 37 ngày. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 34% những người bị bệnh nặng có chu kỳ dài hơn so với 19% những người bị bệnh nhẹ.

Khi các nhà nghiên cứu so sánh độ dài chu kỳ kinh nguyệt trong COVID-19 với độ dài chu kỳ bình thường của một cá nhân, họ phát hiện ra rằng 50 trong số 177 người (28%) có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết đều trải qua chu kỳ dài hơn bình thường trong thời gian bị bệnh, mặc dù một số có chu kỳ ngắn hơn.

Nồng độ hormone sinh dục, như hormone kích thích nang trứng (FSH), estrogen và progesterone, từ 91 người có COVID-19 được so sánh với 91 người không có COVID-19. Không có sự khác biệt nào được tìm thấy giữa hai nhóm.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng 84% và 99% những người tham gia đã trở lại lượng kinh nguyệt bình thường và độ dài chu kỳ tương ứng, từ 1 đến 2 tháng sau khi được điều trị khỏi COVID-19.

Tóm tắt kết quả của nghiên cứu:

  • Một số người có thể bị thay đổi tạm thời về lượng kinh nguyệt và độ dài chu kỳ kinh nguyệt do COVID-19.
  • Những thay đổi thường thấy nhất là lượng kinh nguyệt ít hơn bình thường và tăng chiều dài chu kỳ kinh nguyệt.
  • Mức độ hormone sinh dục không khác biệt đáng kể giữa những người có COVID-19 và những người không có COVID-19.
  • Hầu hết mọi người trở lại mô hình kinh nguyệt bình thường của họ từ 1 đến 2 tháng sau khi được điều trị khỏi COVID-19.

Vắc xin ngừa COVID-19 có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn không?

Tiêm phòng COVID-19 cũng có liên quan đến những thay đổi trong kinh nguyệt. Tuy nhiên, nghiên cứu không liên hệ trực tiếp những thay đổi này với vắc xin COVID-19. Trên thực tế, nghiên cứu về cách vắc-xin có thể tác động đến kinh nguyệt nói chung vẫn còn thiếu.

Cho đến nay, các báo cáo còn chưa đầy đủ và thường mô tả chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc chu kì kinh nguyệt dài hơn sau khi tiêm chủng. Những tác động này dường như chỉ là tạm thời, với hầu hết các trường hợp trở lại kinh nguyệt bình thường trong những tuần sau khi tiêm chủng.

Một báo cáo gần đây gửi cho BMJ bao gồm thông tin sau đây về việc tiêm chủng COVID-19 và kinh nguyệt:

  • Kể từ đầu tháng 4 năm 2021, khoảng 958 trường hợp thay đổi kinh nguyệt đã được báo cáo cho Cơ quan quản lý các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc của Anh.
  • Những thay đổi được mô tả trong báo cáo bao gồm:
    • Rong kinh
    • Ra máu giữa chu kỳ
    •  Ra máu âm đạo sau mãn kinh
  • Những tác động này đã được quan sát thấy phổ biến hơn với vắc xin AstraZeneca (không được phép sử dụng tại Hoa Kỳ) so với vắc xin của Pfizer-BioNTech.

Mặc dù những tác dụng này đã được báo cáo sau khi tiêm vắc xin COVID-19, nhưng chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được thực hiện để liên kết trực tiếp những thay đổi trong kinh nguyệt với vắc xin COVID-19. Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

Có tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin COVID-19 không?

Có thể bạn sẽ gặp các tác dụng phụ sau đây sau khi tiêm vắc xin COVID-19:

  • Đau, đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm.
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn

Vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna yêu cầu hai liều để đạt miễn dịch đầy đủ . Các tác dụng phụ được liệt kê ở trên thường mạnh hơn sau liều thứ hai. Điều này là bình thường và là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang xây dựng khả năng miễn dịch.

Một tác dụng phụ ít phổ biến hơn của vắc-xin COVID-19 là phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Điều này thường xảy ra ngay sau tiêm, đó là lý do tại sao bạn sẽ được theo dõi trong một thời gian ngắn sau khi tiêm vắc xin. 

Hình ảnh phản ứng dị ứng toàn thân (nguồn: wikipedia)Hình ảnh phản ứng dị ứng toàn thân (nguồn: wikipedia)

Cục máu đông nghiêm trọng là một tác dụng phụ rất hiếm của vắc-xin Johnson and Johnson. Những điều này có thể xảy ra trong một vài tuần sau khi tiêm chủng và theo báo cáo, chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ dưới 50 tuổi. Theo phân tích của CDC và FDA, khả năng xảy ra tác dụng phụ này là rất thấp.

Có những lý do nào khác khiến kinh nguyệt của bạn có thể thay đổi sau khi bị bệnh không?

Kinh nguyệt không đều được ước tính ảnh hưởng từ 5 đến 35,6% những người có kinh nguyệt, tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác và cơ địa. Những bất thường này có thể bao gồm những điều như: 

  • Kinh nguyệt không đều.
  • Rong kinh
  • Thiểu kinh
  • Vô kinh

Nhiều tình trạng bệnh tật hoặc sử dụng thuốc cũng có thể khiến kỳ kinh của bạn khác đi. Hãy cùng xem nhanh một số thay đổi có thể xảy ra và nguyên nhân của chúng.

Kinh nguyệt không đều 

Kinh nguyệt không đều đề cập đến tình huống chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường. Kinh nguyệt không đều thường ngắn hơn (nhưng không phải lúc nào cũng vậy) và có thể do:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Bệnh lý viêm vùng chậu (PID)
  • Bệnh béo phì
  • Bệnh lý tuyến giáp
  • Đái tháo đường
  • Rối loạn ăn uống
  • Mức độ căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần
  • Tập thể dục quá mức
  • Kế hoạch hóa gia đình bằng dụng cụ tử cung (IUD) hoặc nội tiết tố
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như những loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh động kinh hoặc các bệnh tâm thần khác

Rong kinh

Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ Hoa Kỳ, đa kinh ảnh hưởng đến khoảng 1/5 phụ nữ ở Hoa Kỳ mỗi năm. Một số nguyên nhân tiềm ẩn là:

  • Các vấn đề về rụng trứng
  • U xơ tử cung
  • Polyp tử cung 
  • Lạc nội mạc tử cung 
  • Cơ tuyến tử cung (adenomyosis)
  • Biến chứng mang thai
  • Ung thư nội mạc tử cung hoặc cổ tử cung
  • Bệnh béo phì
  • Bệnh lý tuyến giáp
  • Rối loạn chảy máu
  • Dùng thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc chống đông

Vô kinh

Bạn thường được cho là bị vô kinh nếu bạn không có kinh trong 3 tháng liên tiếp. Một số điều có thể gây ra điều này bao gồm:

  • Khi mang thai hoặc cho con bú
  • Mãn kinh
  • Đa nang Hội chứng buồng trứng (PCOS)
  • Bệnh tuyến giáp
  • Rối loạn ăn uống
  • Căng thẳng thể chất hoặc tinh thần cường độ cao
  • Tập thể lực quá mức
  • Trọng lượng, bao gồm tăng hoặc giảm cân nhanh
  • Dụng cụ tử cung (DCTC) hoặc ngừa thai nội tiết tố
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và hóa trị liệu ung thư

Căng thẳng do đại dịch có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn không?

(nguồn: workplaceinsight.net)(nguồn: workplaceinsight.net)

Nếu gần đây bạn nhận thấy những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình, đó có thể là do sự căng thẳng do đại dịch. Thật vậy, có nhiều yếu tố liên quan đến đại dịch có thể góp phần làm tăng mức độ căng thẳng, chẳng hạn như mối quan tâm về:

  • Sức khỏe cá nhân của bạn và sức khỏe của những người thân yêu.
  • Sự cô lập liên quan đến giãn cách xã hội hoặc cách ly
  • Tìm nơi chăm sóc trẻ em hoặc giúp trẻ em học tập từ xa
  • Duy trì một Công việc
  • Duy trì cân nặng
  • Tăng uống rượu hoặc hút thuốc

Ở trên, chúng ta thảo luận về việc gia tăng căng thẳng có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, thiểu kinh hoặc trễ kinh như thế nào. Nghiên cứu đã ủng hộ thông tin này.

Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy mức độ căng thẳng cao có liên quan đến kinh nguyệt không đều ở sinh viên. Một nghiên cứu năm 2018, cũng ở sinh viên, cho thấy căng thẳng cao có liên quan đến việc trễ kinh, thống kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Kết quả ban đầu từ một nghiên cứu về các vận động viên  cho thấy 1/5 nhận thấy những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của họ trong thời gian xảy ra đại dịch. Trong khi một số trong số này có thể là do thay đổi tần suất và cường độ luyện tập, các nhà nghiên cứu tin rằng các yếu tố tâm lý như căng thẳng gia tăng cũng góp phần vào.

Bạn có thể hỏi ai nếu bạn nghĩ rằng kỳ kinh của bạn khác đi là do tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay do chính COVID-19?

Nếu bạn nhận thấy chu kỳ của mình khác đi khi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiêm vắc-xin COVID-19, điều quan trọng là đừng hoảng sợ. Có khả năng chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn sẽ trở lại trong những tuần tới.

Tuy nhiên, nếu những thay đổi về kinh nguyệt không biến mất, bạn có thể liên lạc với một số địa chỉ sau để được giúp đỡ:

  •  Bác sĩ tại phòng khám/cơ sở y tế địa phương
  •  Bác sĩ chuyên khoa phụ sản
  • Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc nơi bạn thực hiện tiêm chủng
  • Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Lời kết

Có thể việc nhiễm COVID-19 tạm thời ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn. Lý do chính xác tại sao điều này xảy ra hiện vẫn chưa được biết rõ. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những tác động phổ biến nhất là lượng kinh nguyệt ít hoặc chu kỳ kinh nguyệt dài hơn.

Tiêm vắc-xin COVID-19 cũng có thể gây ra những thay đổi trong kỳ kinh của bạn. Chúng có thể bao gồm những triệu chứng như đa kinh hoặc thống kinh. Tuy nhiên, dữ liệu khoa học vẫn chưa liên kết trực tiếp những thay đổi này với vắc xin COVID-19 hiện tại.

Hãy nhớ rằng nhiều tình trạng có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Căng thẳng, cả về thể chất và tâm lý, cũng có thể đóng một vai trò lớn. Hãy chắc chắn đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ khuyên khoa phụ sản nếu bạn có lo lắng về kỳ kinh của mình và COVID-19.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!