Ý nào sau đây tương đồng với nhận định của tác giả qua đoạn trích trên?

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?

Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:

“Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”.

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức,

Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)

Ý nào sau đây tương đồng với nhận định của tác giả qua đoạn trích trên?

A. Ngôn ngữ Tiếng Việt không chỉ nghèo nàn mà người viết còn thiếu kiến thức.
B. Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu có về thanh điệu nhưng chưa được tận dụng hết.
C. Người viết cho rằng chỉ có thể phát triển được vốn từ khi họ hiểu rõ về vấn đề đó.
D. Vì văn học Trung Quốc được yêu thích nên người An Nam đã dịch nhiều tác phẩm. 

Trả lời

Ở câu hỏi này, HS cần xác định được chính xác điều mà tác giả muốn truyền tải qua đoạn trích, sau đó, tiến hành phân biệt các đáp án.

- Ở đoạn trích, tác giả đưa ra một nguyên tắc: phải hiểu rõ vấn đề mình muốn viết/nói mới có thể diễn đạt rõ ràng, tìm được từ thích hợp → Nguyên tắc cần có để phát triển vốn từ ngữ của mỗi người.

- Phân tích các đáp án:

+ Phương án A. Khẳng định: tiếng Việt nghèo nàn và người viết thiếu kiến thức → Loại (Đây là ý khẳng định, khác hoàn toàn với mục đích của tác giả khi viết: “phải quy lỗi”).

+ Phương án B. Ý này không xuất hiện trong đoạn trích nên thiếu căn cứ để kết luận → Loại.

+ Phương án C. Đặt ra yêu cầu với người viết khi thực hiện công việc của mình → Tương đồng với ý kiến mà tác giả đưa ra.

+ Phương án D. Ý này xuất hiện ở đầu văn bản: “dịch những tác phẩm của Trung Quốc” nhưng không phải mục tiêu mà tác giả muốn nói thông qua đoạn trích → Loại.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả